QLB - Cái tin Hồ Đúc Việt qua đời ở Hà Nội khiến người ta tự hỏi: Có phải đó là kết cuộc của các Chính trị gia Hà Nội: Tranh giành, cấu xé, chém giết nhau bằng đủ mọi thủ đoạn, thậm chí lôi cả 'Thần, Thánh' vào các cuộc chiến...
Ông Hồ Đức Việt qua đời
Khi còn sống, vợ chồng ông đã nổi tiếng bởi việc 'Cống tặng' lễ vật và Lư hương cho đền Thờ Trần rồi bỗng bị bể làm đôi như một điềm báo Các Thánh Thần bất bình bởi tấm lòng 'Không Thành' của vợ chồng ông?!
Rồi những câu chuyện đàm tiếu việc ông đích thân thuê người đổ nước sôi vào hai cây của Thủ Tướng Nguyễn Tán Dũng và Trương Tấn Sang trồng trên K9... Ai dè hai cái cây chẳng chịu chết cho mà lại mọc tươi tốt, còn cây của ông trồng thì lại 'nghẻo củ tử'' bởi trồng ngay trên một cái 'tiểu chứa hài cốt'!
Những câu chuyện loan truyền trong dân gian vậy mà đã ứng nghiệp ngay cho cuộc đời của ông Hồ Đức Việt.... và rồi cũng không thóat khỏi nghiệp Sinh - Tử của Trời đất!
Ông Hồ Đức Việt tại Đại hội Đảng XI năm 2011 Ông Hồ Đức Việt, cựu Uỷ viên Bộ chính trị, từng giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng, vừa qua đời ở Hà Nội.
Là cháu lãnh tụ cộng sản Hồ Tùng Mậu, ông Việt đã có lúc được xem là ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư Đảng.
Nhưng tại Đại hội Đảng lần thứ XI đầu năm 2011, ông không được các đại biểu bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương dù lúc đó đang là Ủy viên Bộ Chính trị.
Diễn biến bất ngờ này đã kết thúc sự nghiệp chính trị của nhân vật sinh năm 1947 tại Nghệ An, từng là Bí thư các tỉnh Quảng Ninh và Thái Nguyên.
Được biết trong những ngày cuối đời, ông Hồ Đức Việt phải nhập viện ở Hà Nội để chữa trị bệnh ung thư.
Một người bạn, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, viết trên trang web của mình: "Anh suy sụp nhanh vì bệnh tĩnh mạch, rồi nghe nói phát hiện ung thư giai đoạn cuối."
"Là một chính khách cao cấp nhưng thỉnh thoảng anh vẫn sáng tác nhạc, và thường ôm đàn hát cùng bạn bè," ông Tạo cho biết.
'Chủ quan'
Ông Hồ Đức Việt là cháu nội của Hồ Tùng Mậu, một trong những thành viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cha của ông, Hồ Mỹ Xuyên, là con trai duy nhất của ông Mậu, cũng là đảng viên cốt cán, từng giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Nghệ An năm 1946.
Ông Xuyên hy sinh năm 1948, trong khi người cha, Hồ Tùng Mậu, cũng tử nạn trong kháng chiến chống Pháp năm 1951.
Ông Hồ Đức Việt đi lên từ hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản, làm đến Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn năm 1992.
Năm 1996, ông được giao chức Bí thư Quảng Ninh rồi chuyển sang chức Phó ban tổ chức trung ương năm 1998.
Một năm sau, ông sang làm Bí thư Thái Nguyên, làm quen thực tế ở địa bàn miền núi.
Năm 2002, ông được điều động làm Chủ tịch ủy ban khoa học, công nghệ, môi trường của Quốc hội, trước khi được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng X năm 2006.
Khi Đại hội XI diễn ra năm 2011, ông đang giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng.
Đầu tháng Giêng 2011, Đảng Cộng sản khai mạc đại hội, với nghị trình bầu chọn ban lãnh đạo mới.
Giới quan sát nói trong thời điểm này, ông Việt bị kiểm điểm vì sai phạm liên quan vấn đề “mê tín dị đoan”.
Ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội nhân dân Việt Nam hiện sống ở Pháp, biết ông Việt từ thập niên 1960 khi ông Việt đi du học Tiệp Khắc.
Theo ông Bùi Tín, sau này khi đi vào nghiệp chính trị, ông Hồ Đức Việt “có nhiều chủ quan”.
Là cháu lãnh tụ cộng sản Hồ Tùng Mậu, ông Việt đã có lúc được xem là ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư Đảng.
Nhưng tại Đại hội Đảng lần thứ XI đầu năm 2011, ông không được các đại biểu bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương dù lúc đó đang là Ủy viên Bộ Chính trị.
Diễn biến bất ngờ này đã kết thúc sự nghiệp chính trị của nhân vật sinh năm 1947 tại Nghệ An, từng là Bí thư các tỉnh Quảng Ninh và Thái Nguyên.
Được biết trong những ngày cuối đời, ông Hồ Đức Việt phải nhập viện ở Hà Nội để chữa trị bệnh ung thư.
Một người bạn, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, viết trên trang web của mình: "Anh suy sụp nhanh vì bệnh tĩnh mạch, rồi nghe nói phát hiện ung thư giai đoạn cuối."
"Là một chính khách cao cấp nhưng thỉnh thoảng anh vẫn sáng tác nhạc, và thường ôm đàn hát cùng bạn bè," ông Tạo cho biết.
'Chủ quan'
Ông Hồ Đức Việt là cháu nội của Hồ Tùng Mậu, một trong những thành viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cha của ông, Hồ Mỹ Xuyên, là con trai duy nhất của ông Mậu, cũng là đảng viên cốt cán, từng giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Nghệ An năm 1946.
Ông Xuyên hy sinh năm 1948, trong khi người cha, Hồ Tùng Mậu, cũng tử nạn trong kháng chiến chống Pháp năm 1951.
Ông Hồ Đức Việt đi lên từ hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản, làm đến Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn năm 1992.
Năm 1996, ông được giao chức Bí thư Quảng Ninh rồi chuyển sang chức Phó ban tổ chức trung ương năm 1998.
Một năm sau, ông sang làm Bí thư Thái Nguyên, làm quen thực tế ở địa bàn miền núi.
Năm 2002, ông được điều động làm Chủ tịch ủy ban khoa học, công nghệ, môi trường của Quốc hội, trước khi được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng X năm 2006.
Khi Đại hội XI diễn ra năm 2011, ông đang giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng.
Đầu tháng Giêng 2011, Đảng Cộng sản khai mạc đại hội, với nghị trình bầu chọn ban lãnh đạo mới.
Giới quan sát nói trong thời điểm này, ông Việt bị kiểm điểm vì sai phạm liên quan vấn đề “mê tín dị đoan”.
Ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội nhân dân Việt Nam hiện sống ở Pháp, biết ông Việt từ thập niên 1960 khi ông Việt đi du học Tiệp Khắc.
Theo ông Bùi Tín, sau này khi đi vào nghiệp chính trị, ông Hồ Đức Việt “có nhiều chủ quan”.
Đại hội Đảng XI không bầu ông Hồ Đức Việt vào Ban Chấp hành Trung ương
“Ông ấy không có tài gì đặc biệt, cũng không có phe nhóm hậu thuẫn mà chỉ dựa vào thanh thế dòng tộc.”
“Ông Việt cũng chủ quan, có một dạo ông khoe với bạn bè là sắp lên làm Tổng Bí thư. Người ta nói hai vợ chồng ông đi cầu xin các nơi.”
Các nguồn tin còn cho biết tại Đại hội XI, ông Việt cũng bị tố cáo về chuyện “đời sống cá nhân” trong một lần đi công tác Trung Quốc.
Mặc dù đang là Ủy viên Bộ Chính trị, ông Việt không được Đại hội bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.
Ở Đại hội Đảng XI, ông Nguyễn Phú Trọng đã thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, ông Trương Tấn Sang thay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại vị.
Chức Trưởng ban Tổ chức của ông Việt được chuyển sang cho ông Tô Huy Rứa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét