Được biết, để được trả tự do, các nông dân trên phải ký khống vào ba tờ giấy trắng, và làm thêm một tờ cam kết sẽ không khiếu nại tiếp.
Trừ một vài bài báo hiếm hoi chỉ trích vụ cưỡng chế, báo chí chính thức hầu hết chỉ đưa lại tin theo chính quyền Văn Giang là « hoàn thành cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại xã Xuân Quan ». Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên nói rằng trước đó « số đối tượng quá khích đã kích động hơn 100 người dân dựng lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng ». Sáng 24/4, « lực lượng hỗ trợ thi công đã tuyên truyền vận động (…) nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân cố tình chống lại ».
Tuy nhiên thông tin về vụ cưỡng chế đã lan truyền rất nhanh trên mạng. Dư luận trong nước hiện đang rất xôn xao vì chính quyền huy động một lực lượng lên đến 3.000 cảnh sát mặc đồng phục lẫn thường phục, trật tự mang băng đỏ cùng nhiều xe ủi, sử dụng cả hơi cay để tấn công vào những người dân đang bám trụ trên cánh đồng để giữ đất. Cũng theo thông tin trên mạng, thì dân chúng đã thu nhặt được một số trái nổ tại phần đất bị cưỡng chế.
Theo báo Người Cao Tuổi, thì quyết định cưỡng chế của Ủy ban huyện Văn Giang là không đúng luật, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ « lợi ích nhóm » trong đó có chủ đầu tư dự án. Phóng viên của báo này bị cản trở không cho vào chụp hình, phải cải trang và nhờ dân hỗ trợ mới chụp được các hình ảnh về vụ cưỡng chế.
Nhà báo Huy Đức nhận định, nếu Luật Đất đai năm 1993 quy định « Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng… », thì Luật Đất đai năm 2003 lại định nghĩa « lợi ích quốc gia » là « những dự án đầu tư phù hợp quy hoạch, được cơ quan thẩm quyền xét duyệt », tức ngang hàng với lợi ích của các nhà đầu tư địa ốc. Việt Nam không có Tối cao Pháp viện để nói rằng điều này là vi hiến, cũng không có tư pháp độc lập để nông dân kiện chính quyền, nên họ đành phải kháng cự dù nhiều rủi ro.
Một cựu đại sứ cho rằng việc huy động lớn một lực lượng vũ trang để cưỡng chế, lại xảy ra sát thủ đô Hà Nội, là một chiều hướng nguy hiểm, và chắc chắn lòng dân sẽ không yên. Một bài báo đã bị gỡ xuống trên tamnhin.net đặt câu hỏi về hậu quả xã hội và chính trị trong tương lai.
Trang vneconomy.vn hôm nay trong bài báo « Nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang » cho biết, công ty tư nhân Việt Hưng rao bán giá căn hộ dự án Ecopark khoảng 20 triệu đồng/m2 và biệt thự, nhà phố là 45 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó tại Văn Giang còn có hàng loạt dự án đầu tư địa ốc khác, nhờ ở rất gần Hà Nội và thuận tiện về giao thông.
Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay 27/04/12, một người dân Văn Giang cho biết về tình cảnh của một phụ nữ có con nhỏ còn bú, đành phải ký cam kết sẽ không khiếu nại để được về với con.
« Đứa cháu này mới sinh cháu được18 tháng, bây giờ cháu vẫn chưa cai sữa. Thế mà bắt mẹ nó đi hai đêm thì cháu bé khóc cứ lả người đi, nhân dân rất là thương xót. Sáng hôm qua chồng và bà mẹ chồng mang cháu bé, cùng với dân đến huyện, xin cho cháu được gặp mẹ để cháu được bú, không thì nó cứ khóc khản hết cả tiếng ai cũng thương.
Thế mà công an huyện dứt khoát không cho gặp, bảo là xuống dưới tỉnh mà tìm ! Họ còn bắt cả người chồng, giữ cả xe, nhốt vào đến lúc về Xuân Quan điều tra xem là có đúng là chồng nó không rồi mới thả, trong tiếng khóc nức nở của cháu bé và của bà cụ mẹ chồng nó. Ai cũng chảy nước mắt. Mà chúng nó dã man thế, như thế này là vi phạm nhân quyền quá lớn.
Cháu bé vẫn chưa cai sữa mẹ, mà chúng nó vẫn cố tình bắt giữ, tách mẹ với con. Bây giờ mẹ ở trong nhà tù tức sữa, con ở ngoài thì khát sữa, thế là cuối cùng phải nuốt nước mắt đi ký vào một cái giấy là không đi đấu tranh nữa. Và ký vào ba tờ giấy khống thì được thả về để cho mẹ con gặp nhau, được cho con bú. Chị đó tên là Nguyễn Thị Thu ở xã Xuân Quan ».
Người dân này cũng nói rằng lực lượng cưỡng chế đã cho đào hào sâu bao bọc xung quanh, và như vậy nông dân đã vĩnh viễn mất đất.
« Nhìn thấy cái cảnh mà nó phá tan hoang, cây cảnh đổ ngổn ngang, máy xúc vùi xuống đất như thế, rồi nó đào biệt lập ngay cái chỗ 72 hecta đất đấy họ đào những cái hào vừa sâu vừa rộng để người dân không thể qua đấy được. Họ đào như thế có nghĩa là đất đấy họ đã chiếm lĩnh được, và người dân sẽ vĩnh viễn mất cái chỗ đất ấy. Nó đau xót đến như thế.
Người dân xây dựng nên chính quyền, bây giờ chính quyền đè bẹp người dân, vậy thì còn gì là chính quyền nữa, còn gì là pháp luật của nhà nước nữa ! Dân bây giờ thật sự là rất bàng hoàng, sững sờ, khi bộ máy chính quyền nhà nước bây giờ lại đến mức độ như thế. Chứ còn cướp của người ta rồi, không được sống đàng hoàng thì thôi họ sẽ chấp nhận đi làm thuê làm mướn thôi ».
Còn một nông dân khác có em gái hiện đang bị giam giữ, cho biết bà con đang đùm bọc giúp đỡ cho người con của chị này đang học cấp ba.
« Em của tôi tên là Nguyễn Thị Vinh, thôn Bến xã Phụng Công. Bây giờ cô em gái tôi hiện đang bị tạm giam tại trại giam của công an tỉnh Hưng Yên. Người nhà không được tiếp xúc, do đó cũng không nắm được tình hình ở bên trong như thế nào cả. Cô em gái tôi hoàn cảnh rất khó khăn, có được một người con, chồng thì không có, cháu đang đi học cấp ba.
Hôm xảy ra vụ cưỡng chế thì cô có dắt cái xe đạp không lên đấy, thì thấy họ đang trên đường lên Xuân Quan cưỡng chế. Người dân chúng tôi cũng có khuyên họ, thì có xảy ra xô xát giữa công an và người dân. Cô em tôi bị bắt đưa về huyện Văn Giang – công an huyện, xong chiều 24 chuyển tới công an tỉnh.
Hiện nay đứa cháu con của cô ấy thôi thì cũng tạm thời được một số bà con chòm xóm ở đấy lá lành đùm lá rách. Trong lúc khó khăn thì họ cũng quyên góp nhau ít nhiều hỗ trợ cháu, và gia đình chúng tôi cũng đón cháu về nuôi.
Em của tôi thì sống bằng nghề làm ruộng thôi. Chúng tôi hầu hết ở đây là vùng nông nghiệp, mỗi một người được một sào đất. Bây giờ tỉnh Hưng Yên ra quyết định thu hồi, đâm ra chúng tôi không còn đất nữa.
Năm 2003 có chuyển đổi cơ cấu là được dồn ruộng để chuyển sang làm nghề cây cảnh, thì cuộc sống cũng tương đối đang phát triển. Đến năm 2004 tỉnh Hưng Yên ra quyết định thu hồi toàn bộ phần đất canh tác của người dân. Làm nông nghiệp mà hiện nay không còn đất nữa thì không biết tương lai của các con, các cháu chúng tôi mai sau sẽ sống bằng cái gì ? Thực tế chúng tôi đã tám năm đi khiếu kiện từ trung ương tới địa phương nhưng tất cả đều không thụ lý giải quyết ».
Ông nói thêm, đất nông nghiệp của Văn Giang trồng cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế rẩt cao, nay bị tịch thu người dân không biết lấy gì để mưu sinh.
« Cây cảnh thì mức thu hoạch rất khá, bình quân đầu người từ đứa trẻ đến cụ già, cứ mỗi tháng là chúng tôi được một triệu và trên một triệu, thì cuộc sống đang phát triển rất là tốt đẹp. Nếu không có cái dự án này là chúng tôi đã được đón cái Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới rồi. Địa phương chúng tôi là một trong những địa phương điển hình của cả tỉnh Hưng Yên và của toàn quốc về làm ăn kinh tế.
Một sào đất đầu tiên các vị giả được 13,5 triệu. Từ năm 2004 nhân dân đi khiếu kiện, họ tăng lên tới 19,8 triệu, rồi lên 36 triệu, và đến bây giờ là được 48 triệu, kể cả hỗ trợ công ăn việc làm, tiền đất và toàn bộ các khoản cộng lại chỉ là 48 triệu trên một sào đất. Người dân bây giờ mà nhận cái tiền đền bù một sào đất này được hơn bốn chục triệu mà mất đất vĩnh viễn, thì chắc chắn là người dân chúng tôi không có nghề nghiệp gì để mà sinh sống ».
* http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120427-bon-nong-dan-van-giang-duoc-tha-sau-khi-ky-cam-ket-khong-khieu-kien
Trừ một vài bài báo hiếm hoi chỉ trích vụ cưỡng chế, báo chí chính thức hầu hết chỉ đưa lại tin theo chính quyền Văn Giang là « hoàn thành cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại xã Xuân Quan ». Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên nói rằng trước đó « số đối tượng quá khích đã kích động hơn 100 người dân dựng lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng ». Sáng 24/4, « lực lượng hỗ trợ thi công đã tuyên truyền vận động (…) nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân cố tình chống lại ».
Tuy nhiên thông tin về vụ cưỡng chế đã lan truyền rất nhanh trên mạng. Dư luận trong nước hiện đang rất xôn xao vì chính quyền huy động một lực lượng lên đến 3.000 cảnh sát mặc đồng phục lẫn thường phục, trật tự mang băng đỏ cùng nhiều xe ủi, sử dụng cả hơi cay để tấn công vào những người dân đang bám trụ trên cánh đồng để giữ đất. Cũng theo thông tin trên mạng, thì dân chúng đã thu nhặt được một số trái nổ tại phần đất bị cưỡng chế.
Theo báo Người Cao Tuổi, thì quyết định cưỡng chế của Ủy ban huyện Văn Giang là không đúng luật, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ « lợi ích nhóm » trong đó có chủ đầu tư dự án. Phóng viên của báo này bị cản trở không cho vào chụp hình, phải cải trang và nhờ dân hỗ trợ mới chụp được các hình ảnh về vụ cưỡng chế.
Nhà báo Huy Đức nhận định, nếu Luật Đất đai năm 1993 quy định « Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng… », thì Luật Đất đai năm 2003 lại định nghĩa « lợi ích quốc gia » là « những dự án đầu tư phù hợp quy hoạch, được cơ quan thẩm quyền xét duyệt », tức ngang hàng với lợi ích của các nhà đầu tư địa ốc. Việt Nam không có Tối cao Pháp viện để nói rằng điều này là vi hiến, cũng không có tư pháp độc lập để nông dân kiện chính quyền, nên họ đành phải kháng cự dù nhiều rủi ro.
Một cựu đại sứ cho rằng việc huy động lớn một lực lượng vũ trang để cưỡng chế, lại xảy ra sát thủ đô Hà Nội, là một chiều hướng nguy hiểm, và chắc chắn lòng dân sẽ không yên. Một bài báo đã bị gỡ xuống trên tamnhin.net đặt câu hỏi về hậu quả xã hội và chính trị trong tương lai.
Trang vneconomy.vn hôm nay trong bài báo « Nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang » cho biết, công ty tư nhân Việt Hưng rao bán giá căn hộ dự án Ecopark khoảng 20 triệu đồng/m2 và biệt thự, nhà phố là 45 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó tại Văn Giang còn có hàng loạt dự án đầu tư địa ốc khác, nhờ ở rất gần Hà Nội và thuận tiện về giao thông.
Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay 27/04/12, một người dân Văn Giang cho biết về tình cảnh của một phụ nữ có con nhỏ còn bú, đành phải ký cam kết sẽ không khiếu nại để được về với con.
Thế mà công an huyện dứt khoát không cho gặp, bảo là xuống dưới tỉnh mà tìm ! Họ còn bắt cả người chồng, giữ cả xe, nhốt vào đến lúc về Xuân Quan điều tra xem là có đúng là chồng nó không rồi mới thả, trong tiếng khóc nức nở của cháu bé và của bà cụ mẹ chồng nó. Ai cũng chảy nước mắt. Mà chúng nó dã man thế, như thế này là vi phạm nhân quyền quá lớn.
Cháu bé vẫn chưa cai sữa mẹ, mà chúng nó vẫn cố tình bắt giữ, tách mẹ với con. Bây giờ mẹ ở trong nhà tù tức sữa, con ở ngoài thì khát sữa, thế là cuối cùng phải nuốt nước mắt đi ký vào một cái giấy là không đi đấu tranh nữa. Và ký vào ba tờ giấy khống thì được thả về để cho mẹ con gặp nhau, được cho con bú. Chị đó tên là Nguyễn Thị Thu ở xã Xuân Quan ».
Người dân này cũng nói rằng lực lượng cưỡng chế đã cho đào hào sâu bao bọc xung quanh, và như vậy nông dân đã vĩnh viễn mất đất.
« Nhìn thấy cái cảnh mà nó phá tan hoang, cây cảnh đổ ngổn ngang, máy xúc vùi xuống đất như thế, rồi nó đào biệt lập ngay cái chỗ 72 hecta đất đấy họ đào những cái hào vừa sâu vừa rộng để người dân không thể qua đấy được. Họ đào như thế có nghĩa là đất đấy họ đã chiếm lĩnh được, và người dân sẽ vĩnh viễn mất cái chỗ đất ấy. Nó đau xót đến như thế.
Người dân xây dựng nên chính quyền, bây giờ chính quyền đè bẹp người dân, vậy thì còn gì là chính quyền nữa, còn gì là pháp luật của nhà nước nữa ! Dân bây giờ thật sự là rất bàng hoàng, sững sờ, khi bộ máy chính quyền nhà nước bây giờ lại đến mức độ như thế. Chứ còn cướp của người ta rồi, không được sống đàng hoàng thì thôi họ sẽ chấp nhận đi làm thuê làm mướn thôi ».
Còn một nông dân khác có em gái hiện đang bị giam giữ, cho biết bà con đang đùm bọc giúp đỡ cho người con của chị này đang học cấp ba.
Hôm xảy ra vụ cưỡng chế thì cô có dắt cái xe đạp không lên đấy, thì thấy họ đang trên đường lên Xuân Quan cưỡng chế. Người dân chúng tôi cũng có khuyên họ, thì có xảy ra xô xát giữa công an và người dân. Cô em tôi bị bắt đưa về huyện Văn Giang – công an huyện, xong chiều 24 chuyển tới công an tỉnh.
Hiện nay đứa cháu con của cô ấy thôi thì cũng tạm thời được một số bà con chòm xóm ở đấy lá lành đùm lá rách. Trong lúc khó khăn thì họ cũng quyên góp nhau ít nhiều hỗ trợ cháu, và gia đình chúng tôi cũng đón cháu về nuôi.
Em của tôi thì sống bằng nghề làm ruộng thôi. Chúng tôi hầu hết ở đây là vùng nông nghiệp, mỗi một người được một sào đất. Bây giờ tỉnh Hưng Yên ra quyết định thu hồi, đâm ra chúng tôi không còn đất nữa.
Năm 2003 có chuyển đổi cơ cấu là được dồn ruộng để chuyển sang làm nghề cây cảnh, thì cuộc sống cũng tương đối đang phát triển. Đến năm 2004 tỉnh Hưng Yên ra quyết định thu hồi toàn bộ phần đất canh tác của người dân. Làm nông nghiệp mà hiện nay không còn đất nữa thì không biết tương lai của các con, các cháu chúng tôi mai sau sẽ sống bằng cái gì ? Thực tế chúng tôi đã tám năm đi khiếu kiện từ trung ương tới địa phương nhưng tất cả đều không thụ lý giải quyết ».
Ông nói thêm, đất nông nghiệp của Văn Giang trồng cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế rẩt cao, nay bị tịch thu người dân không biết lấy gì để mưu sinh.
« Cây cảnh thì mức thu hoạch rất khá, bình quân đầu người từ đứa trẻ đến cụ già, cứ mỗi tháng là chúng tôi được một triệu và trên một triệu, thì cuộc sống đang phát triển rất là tốt đẹp. Nếu không có cái dự án này là chúng tôi đã được đón cái Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới rồi. Địa phương chúng tôi là một trong những địa phương điển hình của cả tỉnh Hưng Yên và của toàn quốc về làm ăn kinh tế.
Một sào đất đầu tiên các vị giả được 13,5 triệu. Từ năm 2004 nhân dân đi khiếu kiện, họ tăng lên tới 19,8 triệu, rồi lên 36 triệu, và đến bây giờ là được 48 triệu, kể cả hỗ trợ công ăn việc làm, tiền đất và toàn bộ các khoản cộng lại chỉ là 48 triệu trên một sào đất. Người dân bây giờ mà nhận cái tiền đền bù một sào đất này được hơn bốn chục triệu mà mất đất vĩnh viễn, thì chắc chắn là người dân chúng tôi không có nghề nghiệp gì để mà sinh sống ».
* http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120427-bon-nong-dan-van-giang-duoc-tha-sau-khi-ky-cam-ket-khong-khieu-kien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét