Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Nhiều năm nay, để bảo vệ chủ quyền được cho là của mình tại Biển Đông, Trung Quốc không có hành động nào ngoài việc liên tiếp lên tiếng khẳng định chủ quyền và đẩy mạnh hình ảnh đường lưỡi bò trên quốc tế.
Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật “Big lie” – “Lộng giả thành chân”. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:
Hôm 18 tháng 4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một lần nữa đăng đàn bác bỏ một phiên tòa quốc tế theo lời đề nghị cách đó vài ngày của phía Philippines và tiếp tục khẳng định chủ quyền mà Bắc Kinh gọi là “không thể tranh cãi” tại vùng Biển Đông. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chưa từng trưng ra một bằng chứng thuyết phục về chủ quyền mà theo họ đã có từ lâu tại vùng tranh chấp. Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết:
“Trung Quốc từ trước đến giờ luôn nói là họ có chủ quyền ở Biển Đông từ hàng ngàn năm nay. Họ “bịa” ra hai địa danh Nam Sa và Tây Sa. Và vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam chỉ ra rất rõ trong các cổ sử, chính sử, địa phương chí, bản đồ của Trung Quốc từ vài ngàn năm cho đến trước năm 1909 thì Tây Sa, Nam Sa là câu chuyện hoang đường trong lịch sử Trung Quốc. Chỉ những học giả Trung Quốc thống nhất theo quan điểm nhà nước là cho rằng Tây Sa, Nam Sa là của họ”.
Theo một nghiên cứu, sưu tầm mới của ông Đinh Kim Phúc, hầu hết các bản đồ Trung Quốc từ năm 1909 đến
năm 1949 đều thể hiện cương vực của TQ chỉ đến đảo Hải Nam. Chỉ có một tấm bản đồ duy nhất vào năm 1925 thì có ghi là cực nam biên giới của nước này là đảo Tri Tôn trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Quan điểm nhất quán của Trung Quốc là từ chối đề nghị của một phiên tòa quốc tế và từ chối giải quyết đa phương. Trong khi đó, đã có 4 trong số 6 nước tranh chấp thuộc khối ASEAN và Trung Quốc đã cùng khối này tham gia ký kết bản tuyên bố chung về Qui tắc ứng xử trên biển giữa các bên (DOC) năm 2002.
Thực tế, cách thức mà Trung Quốc đang sử dụng là liên tiếp khẳng định chủ quyền, đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế thông qua truyền thông cùng các công trình nghiên cứu khoa học. Và dĩ nhiên, Trung Quốc mặc nhiên hành xử như một nước có chủ quyền thực sự bao gồm cả việc tiến hành khai thác tài nguyên, thiết lập cơ quan hành chính, đẩy mạnh du lịch¸ tiến hành tuần tra, bắt bớ và phản đối bất cứ ai bị cho là vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh mặc dù chưa bao giờ trưng ra được các bằng chứng thuyết phục. Việc này đã khiến nhiều người cho rằng đây là chiến thuật “Lộng giả thành chân”, hay còn gọi là “Lời nói dối khổng lồ”, đã xuất hiện từ thời Đức Quốc Xã.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một người luôn theo dõi các sự kiện về Biển Đông cho biết:
“Tôi đã từng gióng lên tiếng chuông cảnh báo đây là cách làm giống Đức quốc xã: dựng chuyện không thành có, đổi trắng thành đen mà nói hoài nói mãi thì nó có một hiệu ứng nào đó”.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng Trung Quốc không thể dựa vào các chứng cứ thuyết phục nên phải dùng cách “mưa dầm thấm đất”:
“Trung Quốc thì luôn lấy chiến thuật “lấy thịt đè người”, “mưa dầm thấm dai”. Họ càng nói mà chúng ta không có điều kiện phản biện lại thì những ai không am hiểu về Biển Đông thì sẽ dễ dàng tin họ. Trong vòng 10 năm trở lại đây thì Trung Quốc tập trung “rao giảng” cái gọi là Tây Sa và Nam Sa tại các diễn đàn quốc tế. Tiếc rằng các học giả Việt Nam không có nhiều điều kiện để tiếp cận những diễn đàn đó hay truyền bá những kết quả nghiên cứu của mình với quốc tế. Và hạn chế về ngoại ngữ cũng là một vấn đề”.
Mười năm trở lại đây, Trung Quốc tập trung cho các nghiên cứu khoa học về biển Đông với số học giả trong lĩnh vực này lên đến khoảng 4 ngàn người. Và trong một email của một học giả người Trung Quốc tên Xuemei Shao gởi cho một nhóm học giả Việt Nam đã cho biết việc chèn bản đồ lưỡi bò vào các nghiên cứu khoa học là chủ trương của chính phủ nước ông.
Bản đồ đứt khúc chín đoạn này ngày càng xuất hiện ở các tạp chí khoa học trên thế giới trong đó có cả tạp chí khoa học nổi tiếng Science (như bài ““Lịch sử nhân khẩu học Trung Quốc” của giáo sư Trung Quốc Xizhe Peng” đăng hồi năm 2011). Hiện tại, trong phiên bản tiếng Hoa của Google, bản đồ Trung Quốc xuất hiện với đường lưỡi bò bao trọn Biển Đông. Và phiên bản tiếng Anh của Google cũng ghi rằng Hoàng Sa là thuộc Trung Quốc (Paracel Island, China).
“Big lie” – “Lời nói dối khổng lồ” hay còn gọi là “lộng giả thành chân” được nhiều người định nghĩa như một chiến thuật tuyên truyền. Trong thời Đức quốc xã, chiến thuật tâm lý của Hitler được định nghĩa là “Không bao giờ để dư luận lắng xuống, không bao giờ chấp nhận lỗi lầm” và rằng “Con người tin vào một lời nói dối lớn - hơn là tin vào một lời nói dối nhỏ và nếu một lời nói dối được lập lại nhiều lần với nhiều người, người ta sẽ tin vào nó không sớm thì muộn”. Trong quyển sách Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi) viết năm 1925, Hitler còn cho rằng mặc dù sự thật đã được chứng minh, nhưng một khi có quá nhiều người cùng nói một lời nói dối thì người ta vẫn nghi ngờ có một cách giải thích nào đó cho lời nói dối ấy.
Trung Hoa có câu chuyện “Tam nhân thành hổ”. Chuyện kể rằng vào thời Chiến quốc, một đại thần có tên Bàng Thông vì muốn thử lòng tin của vua nước Ngụy đối với mình nên đã hỏi vua rằng: “Nếu có người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?”. Nhà vua lắc đầu bảo “Không tin” vì hổ không thể nào lên phố. Nhưng khi được hỏi “Nếu có hai người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?” Vua nước Ngụy trả lời “Ta nửa tin nửa ngờ”. Và vị đại thần hỏi “Nếu có ba người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?”
Lúc đó thì vua nước Ngụy trả lời “Nếu mọi người đều nói như vậy, ta đành phải tin”.
Trong văn hóa Trung Quốc, câu chuyện “Tam nhân thành hổ” và “Tăng Sâm giết người” như hai mẫu chuyện tiên biểu nói về chiến thuật “Lộng giả thành chân”, cho thấy một lời nói dối khổng lồ có một sức mạnh ghê gớm.
Chưa thể khẳng định chính xác Trung Quốc đã thành công như thế nào trong việc sử dụng chiến thuật này, nhưng có thể khẳng định nó đủ gây lúng túng cho những ai không có đủ kiến thức lịch sử, pháp lý. Nhà nghiên cứu Biển Đông Nguyễn Đình Đầu nhận xét:
“Chính phủ phải ủng hộ những người nghiên cứu lịch sử cho chính xác. Trong một giai đoạn, nếu chính phủ thấy ai nói đến Hoàng Sa-Trường Sa thì dè dặt. Cũng như tôi phải đợi hơn 10 năm mới có thể nói được. Khi cấm cản như thế thì mình có ít tài liệu. Khi Trung Quốc đưa ra những tài liệu thì mình không đọc và nghĩ là những tài liệu đó là chính xác”.
Ông Đinh Kim Phúc cho biết, hiện tại, rất nhiều nhà nghiên cứu Biển Đông tại Việt Nam hoang mang về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Và theo GS Nguyễn Đăng Hưng, nó sẽ tạo cơ hội cho những hành động không minh bạch:
“Tôi nghĩ là giọng điệu tuyên tuyền này đã ăn sâu vào một lớp người nào đó tại Việt Nam. Thời nào cũng vậy, nếu đã có một thế lực thù địch đủ mạnh thì nó có thể tạo ra cho Việt Nam những Trần Ích Tắc, những
Lê Chiêu Thống mới”.
Trong khi truyền thông Trung Quốc đẩy mạnh việc khẳng định và giáo dục người dân về chủ quyền tại Biển Đông, thì vấn đề này tại Việt Nam lại cho là “nhạy cảm”. Hậu quả, nhiều người Việt Nam càng bị lúng túng khi phải khẳng định chủ quyền của mình. Tuy nhiên, để vấn đề “Lộng giả thành chân” không xảy ra tại Biển Đông, chỉ vấn đề truyền thông thì chưa đủ. Ông Đinh Kim Phúc cho biết:
“Nhà nước phải tập hợp các học giả, thống nhất lập trường và quan điểm nghiên cứu; thống nhất dữ liệu hiện có để làm cơ sơ tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai là phải đưa nội dung chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa vào chương trình giáo dục. Thứ ba, nên mạnh dạn đưa các học giả ra nước ngoài tham dự các diễn đàn quốc tế về Biển Đông để tranh luận với học giả Trung Quốc và giải thích với học giả quốc tế”.
Mặc dù chưa khẳng định Trung Quốc thành đến mức nào, nhưng có thể thấy khá rõ ràng ý định của Trung Quốc trong các tuyên bố trong tương lai dựa vào việc tạo ra những tư liệu hiện tại. Chẳng hạn, bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1947 trên một tờ báo tư nhân. Thì trong văn bản chính thức gởi cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của LHQ vào năm 2009, Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông dựa vào bản đồ chín đoạn năm 1947.
“Chính nghĩa và sự thật luôn luôn thắng”, đó là chân lý mà rất nhiều người tin tưởng. Sự thất bại của Đức quốc xã vào năm 1945 sau một thời gian sử dụng chiến thuật “Lộng giả thành chân” đã chứng minh rằng cuối cùng thì chỉ có sự thật mới thật sự thuyết phục được con người. Tuy nhiên, lịch sử cũng chứng minh rằng để chiến thắng một lời nói dối nhất là một lời nói dối khổng lồ thì cần rất nhiều nổ lực đấu tranh. Và GS Nguyễn Đăng Hưng gọi đó là “sự dấn thân” .
Video: Biển Đông lỡ hẹn tại thượng đỉnh ASEAN 20
Chiến thuật tâm lý “mưa dầm thấm dai”
Hôm 18 tháng 4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một lần nữa đăng đàn bác bỏ một phiên tòa quốc tế theo lời đề nghị cách đó vài ngày của phía Philippines và tiếp tục khẳng định chủ quyền mà Bắc Kinh gọi là “không thể tranh cãi” tại vùng Biển Đông. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chưa từng trưng ra một bằng chứng thuyết phục về chủ quyền mà theo họ đã có từ lâu tại vùng tranh chấp. Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết:
“Trung Quốc từ trước đến giờ luôn nói là họ có chủ quyền ở Biển Đông từ hàng ngàn năm nay. Họ “bịa” ra hai địa danh Nam Sa và Tây Sa. Và vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam chỉ ra rất rõ trong các cổ sử, chính sử, địa phương chí, bản đồ của Trung Quốc từ vài ngàn năm cho đến trước năm 1909 thì Tây Sa, Nam Sa là câu chuyện hoang đường trong lịch sử Trung Quốc. Chỉ những học giả Trung Quốc thống nhất theo quan điểm nhà nước là cho rằng Tây Sa, Nam Sa là của họ”.
Thực tế, cách thức mà Trung Quốc đang sử dụng là liên tiếp khẳng định chủ quyền, đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế thông qua truyền thông cùng các công trình nghiên cứu khoa học. Và dĩ nhiên, Trung Quốc mặc nhiên hành xử như một nước có chủ quyền thực sự...
Theo một nghiên cứu, sưu tầm mới của ông Đinh Kim Phúc, hầu hết các bản đồ Trung Quốc từ năm 1909 đến
năm 1949 đều thể hiện cương vực của TQ chỉ đến đảo Hải Nam. Chỉ có một tấm bản đồ duy nhất vào năm 1925 thì có ghi là cực nam biên giới của nước này là đảo Tri Tôn trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Quan điểm nhất quán của Trung Quốc là từ chối đề nghị của một phiên tòa quốc tế và từ chối giải quyết đa phương. Trong khi đó, đã có 4 trong số 6 nước tranh chấp thuộc khối ASEAN và Trung Quốc đã cùng khối này tham gia ký kết bản tuyên bố chung về Qui tắc ứng xử trên biển giữa các bên (DOC) năm 2002.
Thực tế, cách thức mà Trung Quốc đang sử dụng là liên tiếp khẳng định chủ quyền, đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế thông qua truyền thông cùng các công trình nghiên cứu khoa học. Và dĩ nhiên, Trung Quốc mặc nhiên hành xử như một nước có chủ quyền thực sự bao gồm cả việc tiến hành khai thác tài nguyên, thiết lập cơ quan hành chính, đẩy mạnh du lịch¸ tiến hành tuần tra, bắt bớ và phản đối bất cứ ai bị cho là vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh mặc dù chưa bao giờ trưng ra được các bằng chứng thuyết phục. Việc này đã khiến nhiều người cho rằng đây là chiến thuật “Lộng giả thành chân”, hay còn gọi là “Lời nói dối khổng lồ”, đã xuất hiện từ thời Đức Quốc Xã.
“Tôi đã từng gióng lên tiếng chuông cảnh báo đây là cách làm giống Đức quốc xã: dựng chuyện không thành có, đổi trắng thành đen mà nói hoài nói mãi thì nó có một hiệu ứng nào đó”.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một người luôn theo dõi các sự kiện về Biển Đông cho biết:
“Tôi đã từng gióng lên tiếng chuông cảnh báo đây là cách làm giống Đức quốc xã: dựng chuyện không thành có, đổi trắng thành đen mà nói hoài nói mãi thì nó có một hiệu ứng nào đó”.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng Trung Quốc không thể dựa vào các chứng cứ thuyết phục nên phải dùng cách “mưa dầm thấm đất”:
“Trung Quốc thì luôn lấy chiến thuật “lấy thịt đè người”, “mưa dầm thấm dai”. Họ càng nói mà chúng ta không có điều kiện phản biện lại thì những ai không am hiểu về Biển Đông thì sẽ dễ dàng tin họ. Trong vòng 10 năm trở lại đây thì Trung Quốc tập trung “rao giảng” cái gọi là Tây Sa và Nam Sa tại các diễn đàn quốc tế. Tiếc rằng các học giả Việt Nam không có nhiều điều kiện để tiếp cận những diễn đàn đó hay truyền bá những kết quả nghiên cứu của mình với quốc tế. Và hạn chế về ngoại ngữ cũng là một vấn đề”.
Trung Quốc thì luôn lấy chiến thuật “lấy thịt đè người”, “mưa dầm thấm dai”. Họ càng nói mà chúng ta không có điều kiện phản biện lại thì những ai không am hiểu về Biển Đông thì sẽ dễ dàng tin họ.
ông Đinh Kim Phúc
Mười năm trở lại đây, Trung Quốc tập trung cho các nghiên cứu khoa học về biển Đông với số học giả trong lĩnh vực này lên đến khoảng 4 ngàn người. Và trong một email của một học giả người Trung Quốc tên Xuemei Shao gởi cho một nhóm học giả Việt Nam đã cho biết việc chèn bản đồ lưỡi bò vào các nghiên cứu khoa học là chủ trương của chính phủ nước ông.
Bản đồ đứt khúc chín đoạn này ngày càng xuất hiện ở các tạp chí khoa học trên thế giới trong đó có cả tạp chí khoa học nổi tiếng Science (như bài ““Lịch sử nhân khẩu học Trung Quốc” của giáo sư Trung Quốc Xizhe Peng” đăng hồi năm 2011). Hiện tại, trong phiên bản tiếng Hoa của Google, bản đồ Trung Quốc xuất hiện với đường lưỡi bò bao trọn Biển Đông. Và phiên bản tiếng Anh của Google cũng ghi rằng Hoàng Sa là thuộc Trung Quốc (Paracel Island, China).
Hậu quả phương pháp tuyên truyền, nhồi sọ
“Big lie” – “Lời nói dối khổng lồ” hay còn gọi là “lộng giả thành chân” được nhiều người định nghĩa như một chiến thuật tuyên truyền. Trong thời Đức quốc xã, chiến thuật tâm lý của Hitler được định nghĩa là “Không bao giờ để dư luận lắng xuống, không bao giờ chấp nhận lỗi lầm” và rằng “Con người tin vào một lời nói dối lớn - hơn là tin vào một lời nói dối nhỏ và nếu một lời nói dối được lập lại nhiều lần với nhiều người, người ta sẽ tin vào nó không sớm thì muộn”. Trong quyển sách Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi) viết năm 1925, Hitler còn cho rằng mặc dù sự thật đã được chứng minh, nhưng một khi có quá nhiều người cùng nói một lời nói dối thì người ta vẫn nghi ngờ có một cách giải thích nào đó cho lời nói dối ấy.
Trung Hoa có câu chuyện “Tam nhân thành hổ”. Chuyện kể rằng vào thời Chiến quốc, một đại thần có tên Bàng Thông vì muốn thử lòng tin của vua nước Ngụy đối với mình nên đã hỏi vua rằng: “Nếu có người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?”. Nhà vua lắc đầu bảo “Không tin” vì hổ không thể nào lên phố. Nhưng khi được hỏi “Nếu có hai người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?” Vua nước Ngụy trả lời “Ta nửa tin nửa ngờ”. Và vị đại thần hỏi “Nếu có ba người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?”
Lúc đó thì vua nước Ngụy trả lời “Nếu mọi người đều nói như vậy, ta đành phải tin”.
“Big lie” – “Lời nói dối khổng lồ” hay còn gọi là “lộng giả thành chân” được nhiều người định nghĩa như một chiến thuật tuyên truyền. Trong thời Đức quốc xã, chiến thuật tâm lý của Hitler được định nghĩa là “Không bao giờ để dư luận lắng xuống, không bao giờ chấp nhận lỗi lầm”
Trong văn hóa Trung Quốc, câu chuyện “Tam nhân thành hổ” và “Tăng Sâm giết người” như hai mẫu chuyện tiên biểu nói về chiến thuật “Lộng giả thành chân”, cho thấy một lời nói dối khổng lồ có một sức mạnh ghê gớm.
Chưa thể khẳng định chính xác Trung Quốc đã thành công như thế nào trong việc sử dụng chiến thuật này, nhưng có thể khẳng định nó đủ gây lúng túng cho những ai không có đủ kiến thức lịch sử, pháp lý. Nhà nghiên cứu Biển Đông Nguyễn Đình Đầu nhận xét:
“Chính phủ phải ủng hộ những người nghiên cứu lịch sử cho chính xác. Trong một giai đoạn, nếu chính phủ thấy ai nói đến Hoàng Sa-Trường Sa thì dè dặt. Cũng như tôi phải đợi hơn 10 năm mới có thể nói được. Khi cấm cản như thế thì mình có ít tài liệu. Khi Trung Quốc đưa ra những tài liệu thì mình không đọc và nghĩ là những tài liệu đó là chính xác”.
Ông Đinh Kim Phúc cho biết, hiện tại, rất nhiều nhà nghiên cứu Biển Đông tại Việt Nam hoang mang về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Và theo GS Nguyễn Đăng Hưng, nó sẽ tạo cơ hội cho những hành động không minh bạch:
Trong văn hóa Trung Quốc, câu chuyện “Tam nhân thành hổ” và “Tăng Sâm giết người” như hai mẫu chuyện tiên biểu nói về chiến thuật “Lộng giả thành chân”, cho thấy một lời nói dối khổng lồ có một sức mạnh ghê gớm.
“Tôi nghĩ là giọng điệu tuyên tuyền này đã ăn sâu vào một lớp người nào đó tại Việt Nam. Thời nào cũng vậy, nếu đã có một thế lực thù địch đủ mạnh thì nó có thể tạo ra cho Việt Nam những Trần Ích Tắc, những
Lê Chiêu Thống mới”.
Trong khi truyền thông Trung Quốc đẩy mạnh việc khẳng định và giáo dục người dân về chủ quyền tại Biển Đông, thì vấn đề này tại Việt Nam lại cho là “nhạy cảm”. Hậu quả, nhiều người Việt Nam càng bị lúng túng khi phải khẳng định chủ quyền của mình. Tuy nhiên, để vấn đề “Lộng giả thành chân” không xảy ra tại Biển Đông, chỉ vấn đề truyền thông thì chưa đủ. Ông Đinh Kim Phúc cho biết:
“Nhà nước phải tập hợp các học giả, thống nhất lập trường và quan điểm nghiên cứu; thống nhất dữ liệu hiện có để làm cơ sơ tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai là phải đưa nội dung chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa vào chương trình giáo dục. Thứ ba, nên mạnh dạn đưa các học giả ra nước ngoài tham dự các diễn đàn quốc tế về Biển Đông để tranh luận với học giả Trung Quốc và giải thích với học giả quốc tế”.
Tôi nghĩ là giọng điệu tuyên tuyền này đã ăn sâu vào một lớp người nào đó tại Việt Nam. Thời nào cũng vậy, nếu đã có một thế lực thù địch đủ mạnh thì nó có thể tạo ra cho Việt Nam những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống mới
ông Đinh Kim Phúc
Mặc dù chưa khẳng định Trung Quốc thành đến mức nào, nhưng có thể thấy khá rõ ràng ý định của Trung Quốc trong các tuyên bố trong tương lai dựa vào việc tạo ra những tư liệu hiện tại. Chẳng hạn, bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1947 trên một tờ báo tư nhân. Thì trong văn bản chính thức gởi cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của LHQ vào năm 2009, Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông dựa vào bản đồ chín đoạn năm 1947.
“Chính nghĩa và sự thật luôn luôn thắng”, đó là chân lý mà rất nhiều người tin tưởng. Sự thất bại của Đức quốc xã vào năm 1945 sau một thời gian sử dụng chiến thuật “Lộng giả thành chân” đã chứng minh rằng cuối cùng thì chỉ có sự thật mới thật sự thuyết phục được con người. Tuy nhiên, lịch sử cũng chứng minh rằng để chiến thắng một lời nói dối nhất là một lời nói dối khổng lồ thì cần rất nhiều nổ lực đấu tranh. Và GS Nguyễn Đăng Hưng gọi đó là “sự dấn thân” .
Theo dòng thời sự:
- Tàu ngư chính 310 của Trung Quốc có mặt ở Biển Đông
- Philippines: đối thoại về Biển Đông với TQ vẫn bế tắc
- Trung Quốc “nói một đàng làm một nẻo”
- Biển Đông trong bối cảnh an ninh toàn cầu
- Tranh chấp biển Đông: chủ quyền chưa hẳn là vấn đề
- Philippines kêu gọi ASEA hợp tác chặt chẽ hơn về Biển Đông
- Tàu Trung Quốc lại tuần tra trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam
- Trung Quốc cảnh báo các Cty ngoại quốc thăm dò dầu khí tại Biển Đông
- Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
Video: Biển Đông lỡ hẹn tại thượng đỉnh ASEAN 20
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét