Hòn đá lạ ở Đền Hùng:
Nghi án “bẻ đầu” tượng Phật? (5)
(Kienthuc.net.vn) - Có nhiều bằng chứng cho thấy, hòn đá lạ vốn là bức tượng Phật ngọc. Nhưng dường như bức tượng đã bị người ta "bẻ đầu" để che giấu sự thật mờ ám đằng sau nó.
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4)
(Kienthuc.net.vn) - Có nhiều bằng chứng cho thấy, hòn đá lạ vốn là bức tượng Phật ngọc. Nhưng dường như bức tượng đã bị người ta "bẻ đầu" để che giấu sự thật mờ ám đằng sau nó.
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4)
Ảnh của Tễu blog |
Vết sẹo trên đỉnh hòn đá
Trong lúc dư luận đang bàn luận xem bản chất của hòn đá có phải lá bùa hay không, tốt hay xấu thì đã quên không để ý đến một chi tiết vô cùng quan trọng. Chi tiết này cho đến nay rất hiếm người để ý đến. Trên đỉnh của hòn đá lạ có một vết sẹo lớn. Vậy tại sao hòn đá lại có vết sẹo này? Mọi người có thể không biết căn nguyên của vết sẹo trên nhưng Đại tá Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Phương Đông và ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là những người trực tiếp đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng chắc hẳn phải biết.
Thực tế, ban đầu hòn đá là một bức tượng phật ngọc. Nó vốn là hòn đá ngọc xanh được chế tác rất công phu, gồm ba phần, trên cùng là hình đầu Đức Phật từ cổ trở lên. Còn thân và đế của hòn đá vẫn như hiện nay. Sau khi đặt hòn đá lạ đó yên vị ở Đền Thượng, người ta đã tổ chức "lễ yên vị hô linh nhập bùa, hô thần nhập tượng". Việc tổ chức hô thần nhập tượng này chỉ có vài người có liên quan biết. Suốt gần bốn năm qua nhân dân không ai hay biết, kể cả báo chí địa phương và trung ương đều không được thông báo. Nếu việc làm tốt đẹp tại sao lại giấu giếm, không công khai?
Tại sao họ lại đưa Đức Phật vào thờ chung với Vua Hùng? Tuy chúng ta kính trọng và thờ cúng cả hai Đức Phật và Vua Hùng, nhưng không thể vì thế mà thờ chung Đức Phật và Vua Hùng cùng một chỗ được. Vì Đức Phật là đấng tối cao, Phật quang phổ chiếu cả Tam giới. Phật thì chúng ta cúng chay. Còn Đức Sáng Vua Hùng là vị minh quân có công dựng nước, là đấng tối cao của dân tộc ta. Các Vua Hùng thì chúng ta cúng mặn, có rượu thịt. Sao có thể đặt các vị ở chung một chỗ, ngồi ăn một mâm được?
Có thể sau khi đã đặt bức tượng ngọc phật - hòn đá lạ người ta mới hiểu ra vấn đề tâm linh tối thiểu và nhạy cảm đó. Thế nhưng, thay vì sửa sai, người ta đã làm cách nào đó mà bức tượng ngọc phật đã mất đầu và từ đó chỉ còn là "hòn đá lạ".
Trong lúc dư luận đang bàn luận xem bản chất của hòn đá có phải lá bùa hay không, tốt hay xấu thì đã quên không để ý đến một chi tiết vô cùng quan trọng. Chi tiết này cho đến nay rất hiếm người để ý đến. Trên đỉnh của hòn đá lạ có một vết sẹo lớn. Vậy tại sao hòn đá lại có vết sẹo này? Mọi người có thể không biết căn nguyên của vết sẹo trên nhưng Đại tá Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Phương Đông và ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là những người trực tiếp đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng chắc hẳn phải biết.
Thực tế, ban đầu hòn đá là một bức tượng phật ngọc. Nó vốn là hòn đá ngọc xanh được chế tác rất công phu, gồm ba phần, trên cùng là hình đầu Đức Phật từ cổ trở lên. Còn thân và đế của hòn đá vẫn như hiện nay. Sau khi đặt hòn đá lạ đó yên vị ở Đền Thượng, người ta đã tổ chức "lễ yên vị hô linh nhập bùa, hô thần nhập tượng". Việc tổ chức hô thần nhập tượng này chỉ có vài người có liên quan biết. Suốt gần bốn năm qua nhân dân không ai hay biết, kể cả báo chí địa phương và trung ương đều không được thông báo. Nếu việc làm tốt đẹp tại sao lại giấu giếm, không công khai?
Tại sao họ lại đưa Đức Phật vào thờ chung với Vua Hùng? Tuy chúng ta kính trọng và thờ cúng cả hai Đức Phật và Vua Hùng, nhưng không thể vì thế mà thờ chung Đức Phật và Vua Hùng cùng một chỗ được. Vì Đức Phật là đấng tối cao, Phật quang phổ chiếu cả Tam giới. Phật thì chúng ta cúng chay. Còn Đức Sáng Vua Hùng là vị minh quân có công dựng nước, là đấng tối cao của dân tộc ta. Các Vua Hùng thì chúng ta cúng mặn, có rượu thịt. Sao có thể đặt các vị ở chung một chỗ, ngồi ăn một mâm được?
Có thể sau khi đã đặt bức tượng ngọc phật - hòn đá lạ người ta mới hiểu ra vấn đề tâm linh tối thiểu và nhạy cảm đó. Thế nhưng, thay vì sửa sai, người ta đã làm cách nào đó mà bức tượng ngọc phật đã mất đầu và từ đó chỉ còn là "hòn đá lạ".
Ảnh do tác giả cung cấp. |
Hòn đá lạ hiện đang ở đâu?
Ông Hoàng Phú Hòa, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Ban Quản lý di tích Đền Hùng xác nhận: "Sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch và UBND tỉnh Phú Thọ, ngày 25/5/2013 Ban Quản lý di tích Đền Hùng đã cho di dời hòn đá và trả lại cho ông Nguyễn Minh Thông đem về Trung tâm Văn hóa Phương Đông".
Theo ông Trần Văn Phú - Thủ từ đền Thượng thì thời điểm tổ chức di dời hòn đá lạ có rất ít người biết đến, ngay cả bản thân ông làm thủ từ nhưng cũng không được ai báo trước về tin này. Chập tối ngày hôm trước ông về nhà thì hòn đá vẫn còn ở nguyên chỗ cũ, đến sáng hôm sau lên thì không thấy hòn đá đâu nữa. Sau đó nghe nói hòn đá đó đã được di chuyển đi chỗ khác, lúc di chuyển có ông Nguyễn Minh Thông và vài người khác, lúc nâng hòn đá lên người ta thấy dưới đáy hòn đá có một cái lỗ nhỏ, ông Thông moi lá bùa trong lỗ ra bỏ vào túi áo rồi cùng một số thanh niên khiêng hòn đá xuống ô tô chở về Hà Nội.
- Vẫn còn rất nhiều thông tin khó hiểu xung quanh sự việc này, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu để đưa đến bạn đọc những thông tin chính xác và khách quan nhất vào các số tiếp theo. - Theo Điều 4, Nghị định 98/2010/NĐ-CP, triển khai Luật Di sản có quy định: "Cấm làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích, như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích... tuyên tryền giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị di tích...". Như vậy, chiếu theo điều luật này, những hành động trên của những người đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng là hoàn toàn sai luật, phải chịu sự xử lý theo Luật Di sản. |
Phạm Thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét