Tàu Trung Quốc quá ngang ngược!
Thứ Tư, 29/05/2013 23:55
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 29-5 xung quanh chuyện tàu Trung Quốc cản trở ngư dân Việt Nam gần đây
* Phóng viên: Bộ Ngoại giao đã ra công hàm phản đối vụ va chạm nghiêm trọng trên biển Đông vừa rồi giữa tàu cá Việt Nam và tàu Trung Quốc, trong khi phía Trung Quốc lại có những luận điệu ngang ngược. Vậy thưa ông, tiếp theo ta sẽ có những động thái gì để giải quyết vụ này?
- Bộ trưởng Phạm Bình Minh:
Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nêu rõ đó là vùng đánh bắt của Việt Nam, việc tàu Trung Quốc cản trở ngư dân ta đánh bắt là vi phạm các nguyên tắc.
* Phải chăng va chạm trên biển với Trung Quốc ngày càng nhiều, nghiêm trọng hơn và Trung Quốc ngày càng có biểu hiện ngang ngược?
- Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân, những hành vi cản trở ngư dân như vậy là rất nghiêm trọng. Sau khi vụ việc xảy ra, ta đã phản đối. Nếu có những vi phạm vào vùng biển của Việt Nam thì các lực lượng chức năng của ta sẽ có trách nhiệm bảo vệ.
* Có lẽ đây là kỳ họp Quốc hội đầu tiên mà báo cáo tổng hợp ý kiến Đại biểu Quốc hội tại tổ đề cập nhiều đến vấn đề biển Đông, yêu cầu Chính phủ có thái độ cương quyết hơn, ông có chia sẻ gì với các đại biểu?
- Gần đây, tình hình biển Đông căng thẳng hơn. Đối với các tranh chấp trên biển Đông, lập trường của Việt Nam rất rõ là phải giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá trên các vùng biển của mình và được bảo vệ một cách hợp pháp.
* Nhưng phải chăng việc dùng giải pháp ngoại giao như lâu nay xem ra vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của cử tri và người dân?
- Ta đang dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân. Trong đó, đấu tranh ngoại giao là biện pháp trong thời bình và được nhiều nước sử dụng.
* Nếu không ở cương vị bộ trưởng ngoại giao mà là đại biểu Quốc hội thì ông có cảm thấy lo ngại về tình hình biển Đông?
- Tất nhiên là có. Đại biểu Quốc hội lo tất cả các vấn đề của đất nước, trong đó có biển Đông.
* Thủ tướng tham gia Đối thoại Shangri-La lần này có đề cập vấn đề biển Đông không, thưa ông?
- Việt Nam đã tham gia diễn đàn này nhiều năm nhưng lần này, thủ tướng là cấp cao nhất Việt Nam tham gia. Tại Shangri-La, Thủ tướng có bài phát biểu quan trọng trong phiên khai mạc liên quan đến đường lối, chính sách của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng sẽ có một số cuộc gặp song phương đang được sắp xếp.
Chủ đề của Đối thoại Shangri-La là hòa bình, an ninh trong khu vực và sẽ bàn đến tất cả các vấn đề liên quan, chắc là sẽ có vấn đề biển Đông.
* Tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ về phần biển Đông còn mờ nhạt, không cung cấp đủ thông tin cử tri quan tâm.
- Chính phủ sẽ có báo cáo bổ sung, tùy thuộc vào sự sắp xếp của Quốc hội sẽ có trong chương trình kỳ họp.
Cần quyết đoán hơn
Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ của các đại biểu về báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách của Chính phủ năm 2012 và những tháng đầu năm 2013. Báo cáo đánh giá nhìn chung công tác quốc phòng, an ninh được bảo đảm, chủ quyền quốc gia được giữ vững.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nước ta chưa có chiến lược phát triển quốc phòng, an ninh, nhất là trên biển. Tình hình biển Đông đang rất phức tạp, chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát mọi vấn đề xảy ra.
Trong khi đó, báo cáo của Chính phủ lại chưa thể hiện rõ về vấn đề biển Đông, chưa đánh giá đúng bản chất của công tác đối ngoại và quốc phòng, an ninh. Cần có giải pháp quyết liệt trong vấn đề biển Đông, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ; chú trọng phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân bám biển, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo nhiều ý kiến, cần mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nền quốc phòng vững mạnh, nhất là công nghiệp quốc phòng; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng.
Có ý kiến đề xuất cần đặc biệt quan tâm đến quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có giải pháp quyết đoán hơn trong quan hệ với Trung Quốc, phân biệt hành vi xâm phạm và xâm lược để xử lý phù hợp.
T.Dũng
|
Hàng chục tàu cá bị xua đuổi, bắt bớ
Trưa 29-5, tại ngư trường cách bờ biển Đà Nẵng 70 hải lý, trao đổi qua điện thoại, ông Lê Văn Chiến (29 tuổi, thuyền trưởng, chủ tàu QB 93768, trú huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) cho biết lúc 4 giờ ngày 28-5, khi đang hành nghề trên vùng biển của Việt Nam, tàu của ông bị tàu Trung Quốc dùng vũ khí, vòi rồng khống chế và áp tải về nước họ. “Cứ mỗi lần chúng tôi chạy về hướng Đà Nẵng, tàu Trung Quốc dùng loa thông báo, phun nước và vượt lên dùng súng bắn đe dọa, yêu cầu chạy về hướng Trung Quốc” - ông Chiến kể lại. Đến 13 giờ cùng ngày, tàu Trung Quốc mới thôi khống chế, áp giải tàu QB 93768.
Trước đó, sáng 22-5, tàu cá QNg 90917 TS của ngư dân Trần Văn Quang (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân khác cập cảng Sa Cần sau gần 1 tháng đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Chuyến đi biển này của ngư dân Trần Văn Quang cũng bị tàu Trung Quốc ngăn cản, tông vào khiến thân tàu bị hư hỏng nặng.
Cũng theo anh Quang, từ đầu năm đến nay, tàu của anh có 3 chuyến đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa nhưng đều bị tàu Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản hoạt động.
Ông Phùng Đình Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết từ đầu năm 2013 đến nay, có hơn 20 vụ tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc quấy rối, xua đuổi, bắt bớ…
T.Trực - Q.Tám
|
THẾ DŨNG ghi
Xem ý kiến bạn đọc:
- Tư Cafe2330/05/2013 05:31Cứ hô "phản đối" hoài thì Trung Quốc chả sợ.
- giáp hồng kỳ1130/05/2013 06:37Ngư dân giờ đi biển nguy hiểm quá
- 4 Nổ1430/05/2013 07:03Không làm gì được họ sao?
- Mai ngọc630/05/2013 07:16"Nếu có vi phạm vào vùng biển của VN thì các lực lượng chức năng của ta sẽ có trách nhiệm bảo vệ". Tôi cầu mong câu nói của Bộ trưởng sẽ thành sự thật.
- Nguyễn Văn Vũ830/05/2013 07:16Bây giờ nói tới Trung Quốc thường dùng những từ không mấy tốt đẹp: hành động ở biển Đông thì "ngang ngược, hèn hạ, bỉ ổi, bất chấp luật pháp..."; với hàng hóa thì "độc hại, nguy hiểm, giả, nhái, chất lượng kém..."...
- nguyễn văn trung230/05/2013 07:22Biển của Việt Nam, đảo của Việt Nam, ngư dân ta đánh bắt mà Trung Quốc không cho, xua đuổi vậy thì công lí gì nữa?...
- L.H.3330/05/2013 07:30Sao các tàu bị uy hiếp không liên lạc qua bộ đàm, thông báo về đất liền máy bay của CSB Việt Nam bay ra quay phim chụp hình làm chứng cứ cho toàn thế giới thấy được bộ mặt hung hãn của TQ? Cách bờ biển nước ta chỉ 70 hải lý mà làm càn.
- huynh long530/05/2013 07:31Chưa đọc bài báo mà cảm thấy đau lòng cho ngư dân nước ta quá!
- Kienhoa3430/05/2013 07:53"...Nếu có những vi phạm vào vùng biển của Việt Nam thì các lực lượng chức năng của ta sẽ có trách nhiệm bảo vệ". Trung Quốc đã không biết bao nhiêu lần xâm phạm và ức hiếp ngư dân Việt Nam rồi đó...
- Em Năm Nổ13730/05/2013 07:56"Ngày 30/03 Tướng Đạm nêu rõ: 'Sau vụ tàu cá của ngư dân ở Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ ngư dân thường xuyên, hiệu quả hơn". Tướng Đạm cho biết, lực lượng CSB sẽ tăng cường túc trực 24/24 giờ ở những điểm đảo xa và phối hợp cùng các lực lượng khác đứng sau, thậm chí đi ngay bên cạnh để bảo vệ ngư dân". Thực tế?...
- Linh Nguyễn2730/05/2013 07:59Tôi cũng thắc mắc là sao không cầu cứu CSB Việt Nam trong khi đang ở nhà mà có kẻ vào bắt mình đi... Ngày nào cũng đọc thấy bức xúc quá, ngang nhiên vào tới nhà bắt người mà không có biện pháp gì hay sao?...
- Hồ Lãng Tử1530/05/2013 08:01Trung Quốc liên tục vi phạm, vi phạm lần sau nguy hiểm hơn lần trước... Ngư dân ta đánh bắt trên biển của ta sao khổ vậy trời!
- trần mạnh1130/05/2013 08:06Căm giận...
- Nguyên Trí530/05/2013 08:28Tại sao chúng ta không tận dụng Công ước Quốc tế về Luật biển để giải quyết ngay tình hình bất ổn này! Đề nghị cảnh sát biển luôn theo sát và hỗ trợ ngư dân khi có sự cố xảy ra. Nếu trường hợp tàu đánh cá của TQ xâm phạm vùng biển của ta, thì chúng ta cũng có quyền bắt giữ và xử phạt như TQ đã từng xử phạt ngư dân của ta vậy!
- Nguyễn sinh Thời130/05/2013 08:29Người ta nói "thâm như tàu" là vậy
- Luân630/05/2013 08:30"Nếu có những vi phạm vào vùng biển của Việt Nam thì các lực lượng chức năng của ta sẽ có trách nhiệm bảo vệ". Những trường hợp ngư dân của ta bị TQ quấy rối, xua đuổi, bắt bớ đều nằm hoàn toàn trong vùng biển của ta nhưng lực lượng chức năng chưa can thiệp kịp thời. Cách làm của ta và TQ hiện nay hoàn toàn không cùng quan điểm. Ta cứ làm theo giải pháp của ta theo luật quốc tế còn TQ làm theo cách của TQ, không theo luật nào cả, mạnh ai nấy làm nhưng phần thiệt hại luôn nghiêng về phía ta. Đến thời điểm này mặc dù ta làm đúng theo luật pháp quốc tế nhưng quốc tế chưa có tiếng nói hay biện pháp nào ngăn cản TQ làm càn. Như vậy hiện nay giải pháp của ta đúng nhưng không hữu hiệu với TQ. Do đó nhà nước nên có biện pháp khác thực tiễn hơn, hữu hiệu hơn để TQ phải tôn trọng và chùn tay lại.
- Gai 4 con330/05/2013 08:36Bắn cháy cabin tàu, đâm cố sát tàu cá ngư dân chúng ta là hết sức tàn nhẫn, cố ý giết người, những hành động này cũng có thể xem là vô nhân đạo. Sau đó TQ rêu rao đưa lên phương tiện thông tin đại chúng của họ, để làm cái gì?
- Kiệt Ròm130/05/2013 08:38Suy ra cho cùng thì ngư dân là người bị thiệt hại nhiều nhất
- hoanlam130/05/2013 08:40...Hải giám, tàu cá TQ toàn ỉ lại theo số đông, lấy thịt đè người. Bọn họ chỉ theo luật rừng nên bất chấp dư luận - chỉ thích lấy mạnh hiếp yếu hòng dành trọn biển Đông...
- Xuan Nguyen530/05/2013 08:53...Có lẽ Bộ trưởng Minh cần nói rõ hơn: Ai sẽ bảo vệ và bảo vệ như thế nào để ngư dân còn biết mà nhờ bảo vệ chứ.
- datinhl430/05/2013 08:57Làm gì đi chứ.
- Trinh Nguyễn030/05/2013 09:20Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam... Yêu cầu chấm dứt ngay.
- vothisau030/05/2013 10:07Tại sao ta không làm gì được họ? Tại sao? Tại sao?
- VỸ530/05/2013 10:14Giá như chuyển đối được loạt tàu vận tải vô dụng của Vinalines, Vinashin thành tàu hải giám và tàu hỗ trợ nghề cá thì hay biết mấy. Các bạn hình dung mỗi đội tàu nhỏ của ngư dân ra khơi đánh cá có 1 tàu lớn cỡ 5000-10000MT làm tàu hỗ trợ hậu cần: có kho lạnh, có dầu, có nước ngọt, thiết bị y tế, dụng cụ đánh bắt... và cả vòi rông phun nước- vừa để chữa cháy, vừa để... phun tàu lạ. 5-7 tàu như vậy thường xuyên hiên diện trên biển là bà con ngư dân yên tâm. Cả 1 đoàn tàu hùng hậu với 1 tàu "mẹ" 20-30 tàu "con" ra những ngư trường giàu cá, tàu lạ không dễ "bắt nạt"...
- Đăng Nhân130/05/2013 10:15Nhờ đài báo nói với người TQ rằng: Nhân dân VN chúng tôi thà hi sinh tất cả chứ không để các người muốn làm gì thì làm đâu.
- Lê Công030/05/2013 10:29Dĩ độc trị độc. TQ toàn dùng hải quân, dân quân đội lốt hải giám và ngư dân để gây sự. Ta mà đưa Cảnh sát biển, Hải quân vào cuộc là chúng "vừa ăn cướp vừa la làng ngay". Cần xây dụng lực lượng Hộ ngư thuộc Bộ NN-PTNN, tuyển các chiến sĩ hải quân giải ngũ, đào tạo tốt, sử dụng tàu lớn 3-5 ngàn tấn có trang bị các "công cụ hỗ trợ" - ko vũ khí> trên Biển Đông mà có 5-7 tàu này thường xuyên túc trực thử xem kẻ nào còn chèn ép ngư dân VN được hay không?
- quang teo 35130/05/2013 10:31Phản đối, phản đối, phản đối, đả đảo quân bành trướng
- dungvuong030/05/2013 10:43...Về độ ngang ngược với nước ta thì TQ ngang ngược đã mấy ngàn năm rồi nhưng nước ta vẫn trường tồn vì ông cha ta biết quyết tử cho tổ quốc quyết sinh!
- nguyen huu tho030/05/2013 10:44Like bạn VỸ. Theo tôi, tàu mẹ nên trang bị thêm máy quay, liên lạc vệ tinh... có xung đột với tàu TQ là ta truyền hình trực tiếp cho cả thế giới thấy kẻo họ vừa ăn cướp, vừa la làng. Ngoài ra, Chính phủ xem xét có hỗ trợ bà con ngư dân lắp đặt máy quay trên tàu, không kẻo tàu TQ nó cứ gây sự rồi lại chối bay chối biến, đôi lúc còn vu khống ta nữa chớ
- Nganhoang030/05/2013 10:47Thương cho ngư dân mình quá...
- Zân đề nghị !130/05/2013 11:22Đề nghị nhà nước hoán cải 2 con tàu Vinaline đang bỏ không thành tàu giám hải, trang bị hỏa lực mạnh để hỗ trợ và bảo vệ ngư dân!