Over the last several weeks, as Western media has followed the unfolding of events of Chen Guangcheng’s dash  to the U.S. embassy in Beijing, which came on the heels of the Bo Xilai scandal, Chinese media has shifted its gaze elsewhere. In the South China Sea orWest Philippine Sea, depending on which party you ask, tensions are being stoked in the form of provocative editorials, reporting, and the actions of Chinese journalists. Such reporting – nothing more than old fashioned jingoism – sets a dangerous precedent in an area of the world that is already rife with tensions. And, while such coverage is useful for turning the page on China’s internal political soap operas, fueling the fires of Chinese nationalism can only inject a dangerous element that, if left unchecked, could make it harder for either side to compromise. 
To be fair, sensationalist Chinese reporting is nothing new, nor exclusively Chinese. Yet, as events in the recent spat between China and the Philippines have unfolded, Chinese reporting has becoming increasingly aggressive.

Nothing demonstrates the recent tilt towards jingoism more than the example of a journalist from Dragon TV who decided to plant his nation’s flag on the Scarborough Shoal/Huangyan Island/Panatag Shoal. Such symbolism couldn’t be any stronger, short of taking up defiant residence.  There was, however, a strange oddity to the footage, namely that the rock both sides are squabbling over was barely large enough for the journalist to stand on. In fact, part of the shoal submerges during high tide.  Yet with large deposits of natural resources, fisheries, and important trade routes close by, it’s no wonder both parties are so interested. The issue is complicated by the fact that the South China Sea is claimed in some part by not just China and the Philippines, but Taiwan, Brunei, Vietnam, Malaysia and others as well.
To make matters worse is what can be described as one of the worst timed slips of the tongue in modern journalism.  Chinese journalist He Jia of mainstream CCTV declared during a news broadcast that “We all know that the Philippines is China’s inherent territory and the Philippines belongs to Chinese sovereignty; this is an indisputable fact.” While the broadcast has disappeared from the CCTV website, to make the gaff not once but twice in the same sentence seems odd to say the least. While He did apologize on Weibo for the slip, the comments below her apology speak volumes to the nationalistic sentiment that has built up around the issue.
Social media is also ablaze with nationalistic and fire-spitting commentary. While Chinese censors are quick to repress any of the latest news or rumors concerning Bo or Chen, matters in the South China Sea seem like fair game. One microblogger named kongdehua declared, “the Philippines have basically been making irrational trouble, if they want to start a war then we will strike, no one fears them.” He went on to say in a widely quoted remark that, “If every Chinese spat once, we could drown (the Philippines).”
To be fair, Chinese media is also capable of creating discourse that prefers compromise and diplomacy when conflict between nations is possible. The Global Times, for example, has published content with a less harsh tone. Jeffrey Bader, U.S. President Barack Obama’s senior advisor on China and Asia at the National Security Council from 2009 to 2011, described in an article the U.S.-China relationship  as being “in reasonably good shape. The Chinese are working well with us on North Korea and Iran. Taiwan has not been a source of tension, and does not promise to be for years. Since that is the one issue on which we theoretically could have a conflict, the positive state and trend of cross-Straits relations is very important, and gets undeservedly little attention.” 
The Chinese Communist Party has a great deal of influence over what is said in its mainstream media in print, over the radio, on TV and in social media. If Chinese authorities were so inclined, they could rein in jingoism. Yet there seems little inclination so far to do so. Chinese editors and leaders should be wary.
Harry Kazianis is assistant editor of The Diplomat.
--------------------------------

Cẩn thận với chủ nghĩa sô vanh Trung Quốc

Tác giả: Harry Kazianis
Người dịch: Thủy Trúc
15-5-2012

Suốt vài tuần qua, trong khi truyền thông phương Tây theo đuổi việc tiết lộ các diễn biến trong vụ Trần Quang Thành chạy vào đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh – xảy ra ngay sát sau vụ bê bối Bạc Hy Lai – thì báo chí Trung Quốc đảo mắt sang hướng khác. Trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) hay là biển Tây Philippines, tùy vào việc bạn hỏi bên nào trong tranh chấp, căng thẳng đang bừng bừng bốc lên dưới hình thức những bài xã luận, những tin bài khiêu khích, và hành động của các nhà báo Trung Quốc. Việc viết bài như thế – chẳng có gì khác hơn là thứ chủ nghĩa sô vanh đã lỗi thời – tạo ra một tiền lệ nguy hiểm trong một khu vực vốn dĩ đã đầy căng thẳng của thế giới. Và, mặc dù những bài báo kiểu ấy rất có ích trong việc khiến người ta quên đi những câu chuyện dài kỳ tẻ nhạt của nền chính trị Trung Quốc, nhưng đốt nóng tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Trung Quốc có lẽ sẽ chỉ tạo ra một thành tố nguy hiểm mà nếu không kiểm soát được thì sẽ làm cho bên nào cũng khó thỏa hiệp hơn.

Công bằng mà nói, những bài báo giật gân và cảm tính của Trung Quốc chẳng phải cái gì mới, mà cũng không phải chỉ mình Trung Quốc mới có. Tuy nhiên, cùng với việc những sự biến trong cuộc tranh cãi gần đây giữa Trung Quốc và Philippines được hé lộ, báo chí Trung Quốc đang trở nên ngày càng hung hãn hơn.
Không gì minh họa xu hướng ngả về chủ nghĩa sô vanh mới đây rõ ràng hơn ví dụ sau: một nhà báo của kênh truyền hình Dragon (Rồng) quyết định cắm quốc kỳ lên bãi cạn Scarborough/ đảo Hoàng Nham/ bãi cạn Panatag. Một biểu tượng không thể nào mạnh mẽ hơn, chỉ còn thiếu nước có hành động cư trú một cách thách thức. Tuy nhiên, đoạn phim cho thấy điều hơi kỳ lạ, là diện tích của hòn đảo đá mà cả hai bên (Trung Quốc và Philippines – ND) đang tranh chấp này chỉ vừa đủ để nhà báo đặt chân lên. Trên thực tế, một phần của bãi cạn còn chìm đi khi thủy triều dâng. Tuy nhiên, với những mỏ tài nguyên thiên nhiên lớn, ngư trường, và những tuyến giao thương hàng hải quan trọng nằm gần đó, không có gì lạ khi cả hai bên đều quan tâm đến bãi cạn này như thế. Vấn đề càng phức tạp thêm khi không chỉ có Trung Quốc và Philippines, mà còn nhiều bên khác cũng tuyên bố chủ quyền từng phần đối với Biển Đông, gồm Đài Loan, Brunei, Việt Nam, Malaysia và những bên khác nữa.
Chuyện càng tồi tệ hơn với một sự cố có thể được coi là một trong những lời buột miệng tồi tệ nhất trong lịch sử báo chí hiện đại: Nhà báo Trung Quốc Hà Giai (He Jia), thuộc đài truyền hình chính thống CCTV, tuyên bố trong một chương trình tin tức rằng: “Tất cả chúng ta đều biết Philippines vốn là lãnh thổ của Trung Quốc, và Philippines thuộc về Trung Quốc; đây là sự thật không thể tranh cãi”. Bản tin biến mất khỏi website của CCTV, nhưng nói không chỉ một mà tới hai lần cùng một câu thì là điều kỳ quặc – nhận xét nhẹ nhàng nhất là như thế. Hà Giai đã xin lỗi trên blog cá nhân về sự cố buột miệng này, nhưng những lời bình luận phía dưới câu xin lỗi của cô bộc lộ rõ thứ tình cảm dân tộc chủ nghĩa bùng lên xung quanh câu chuyện.
Mạng xã hội cũng ngùn ngụt những bình luận dân tộc chủ nghĩa. Các nhà kiểm duyệt của Trung Quốc đã rất mau lẹ trong việc kìm giữ bất cứ tin tức hay tin đồn nào liên quan đến Bạc Hy Lai hay Trần Quang Thành; trong khi đó, các vấn đề liên quan tới Biển Đông lại được đề cập có vẻ rất công bằng. Một blogger tên là kongdeua tuyên bố: “Philippines nói chung đã và đang gây rắc rối một cách phi lý trí, nếu chúng muốn khơi ngòi chiến tranh thì chúng ta sẽ đánh, chẳng ai sợ chúng”. Blogger này tiếp tục phát biểu trong một bình luận được nhiều người dẫn lại, rằng, “Nếu mỗi người Trung Quốc đều nhổ một bãi nước bọt thì chúng ta sẽ làm chúng (Philippines) chết chìm”.
Nhận xét công bằng thì báo chí Trung Quốc cũng có khả năng tuyên truyền về sự thỏa hiệp và ngoại giao một khi xung đột giữa các quốc gia ngấp nghé. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo chẳng hạn, đã từng xuất bản những nội dung với lời lẽ ít gay gắt hơn.
Jeffrey Bader, cố vấn cao cấp về Trung Quốc và châu Á của Tổng thống Obama ở Hội đồng An ninh Quốc gia từ năm 2009 tới năm 2011, viết trong một bài báo rằng mối quan hệ Mỹ-Trung “đang ở trong trạng thái tương đối tốt. Trung Quốc hợp tác tốt với chúng ta (Mỹ) trong các vấn đề Bắc Triều Tiên và Iran. Đài Loan thì không phải là nguồn gây căng thẳng, và trong nhiều năm nữa sẽ không có nguy cơ gây căng thẳng. Vì đây là một vấn đề mà về nguyên tắc có thể đẩy chúng ta đến xung đột, nên trạng thái tích cực và xu hướng quan hệ xuyên eo biển Đài Loan là rất quan trọng, mà lại được chú ý một cách chưa tương xứng”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến những gì được báo chí chính thống công bố trên báo in, đài phát thanh, truyền hình và mạng xã hội. Nếu cơ quan chức năng Trung Quốc thích, họ có thể kiểm soát cả chủ nghĩa sô vanh. Tuy nhiên cho đến giờ dường như họ không mấy thích như thế. Các cây bút và lãnh đạo Trung Quốc cần phải cảnh giác.
Tác giảÔng Harry Kazianis là trợ lý biên tập của The Diplomat.
Nguồn: The Diplomat