Vietnamese nationalism is a double-edged sword.
Vietnam has hedged its bets against China in recent years by making diplomatic and military overtures to the United States. But it seems Hanoi's rebalancing act goes only so far—especially when it fears that its domestic critics could use nationalism to undermine the regime.
On Monday, Vietnamese prosecutors hit Nguyen Van Hai, an influential dissident blogger in jail since 2008 for stirring up anti-Chinese sentiment before the 2008 Olympics, with a new charge: "propaganda against the state." Now the 60-year-old blogger faces the possibility that his time in prison will be extended by as much as 20 years. Two other journalists, Phan Thanh Hai and Ta Phong Tan, were also charged.
Mr. Nguyen (better known by his pen name Dieu Cai), is a pioneer of citizen journalism. He infuriated the government by criticizing its failure to prevent Chinese intrusions in the Vietnamese portion of the South China Sea, as well as its decision to allow Chinese companies to mine for bauxite in Vietnam.
On the surface, such criticisms may seem to be in line with Hanoi's own increasingly hostile attitudes toward its northern neighbor. Hanoi has not hesitated to stir up nationalist sentiment against China in the past as an easy way to bolster public support. Vietnam will also hold joint naval exercises with the U.S. next week, the meaning of which can hardly be lost on the Vietnamese public.
So it may seem strange that the regime should now repress people who are in sympathy with its anti-China tilt. But Hanoi also fears a repeat of the anti-Chinese protests in 2007 and 2011, when it effectively ceded control of the nationalism "card" to its own people.
There's a parallel with anti-Japanese protests in China, which often begin as efforts to bolster the regime's nationalist credentials but become opportunities to criticize the government itself, ostensibly for being too accommodating toward Tokyo. Such criticism gains instant traction and can be difficult to suppress.
It is the common practice of dictatorships to allow public protests only when they are against some foreign enemy. And it is the habit of people living under dictatorship to use the regime's tools of control against it. Hanoi knows it will face increasing challenges from Beijing in the years ahead. It also knows it will face increasing domestic dissent. That leaves Dieu Cai and other brave Vietnamese to pay the price for the regime's attempts to maintain control.
****
Hanoi’s China Fears – Vietnamese nationalism is a double-edged sword – Trung Quốc, nỗi sợ của Hà Nội
Trung Quốc, nỗi sợ của Hà Nội
The Wall Street Journal – Quan điểmChủ nghĩa Dân tộc Việt Nam là một con dao hai lưỡi
Việt Nam đã đánh cuộc chống lại Trung Quốc trong những năm gần đây bằng những hoạt động thân thiện về ngoại giao và quân sự với Hoa Kỳ. Nhưng có vẻ hành động lấy lại cân bằng của Hà Nội chỉ có được đến thế — nhất là khi Hà Nội vẫn sợ rằng người đối lập trong nước có thể dùng chủ nghĩa dân tộc để làm suy yếu chế độ.
Hôm thứ Hai, các công tố viên Việt Nam lên án Nguyễn Văn Hải – một blogger bất đồng chính kiến, có ảnh hưởng, đang ở trong tù từ năm 2008 vì đã dấy động tinh thần chống Trung Quốc trước Thế vận hội 2008 – với một tội mới: “tuyên truyền chống nhà nước.” Bây giờ, người viết blog 60 tuổi này có thể sẽ ngồi tù đến 20 năm. Hai nhà báo khác, ông Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần, cũng đã bị lên án tương tự.
Ông Nguyễn Văn Hải (được biết đến nhiều hơn qua bút hiệu Điếu Cày), là một người tiên phong trong báo giới công dân. Ông làm chính phủ Việt Nam nổi nóng khi chỉ trích họ đã thất bại không ngăn chặn được sự xâm lăng của Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], cũng như quyết định cho phép các công ty Trung Quốc khai thác bauxite tại Việt Nam.
Trên bề mặt, những lời chỉ trích như vậy có vẻ phù hợp với thái độ của Hà Nội ngày càng ra chiều thù địch với nước láng giềng phương bắc. Hà Nội đã không ngần ngại khuấy động tinh thần dân tộc chống Trung Quốc trong quá khứ để dễ dàng lấy được sự ủng hộ của người dân. Việt Nam cũng sẽ tổ chức tập trận hải quân với Hoa Kỳ vào tuần tới; ý nghĩa của sự kiện này hầu như không ai trong quần chúng Việt Nam là không hiểu.
Vì thế, việc chế độ hiện nay đang đàn áp những người đồng cảm với họ, có tinh thần chống Trung Quốc, có vẻ như là chuyện kỳ quặc. Nhưng Hà Nội cũng lo ngại một sự lập lại của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong năm 2007 và 2011, khi chế độ nhượng lại quyền kiểm soát “lá bài” chủ nghĩa dân tộc cho người dân.
Biểu tình chốngrung Quốc Nguồn ảnh: AP |
Có một sự tương đương với các cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc, thường bắt đầu như những nỗ lực để củng cố uy tín tinh thần dân tộc của chế độ sau trở thành cơ hội để dân chúng chỉ trích chính phủ là có vẻ quá sức khoan nhượng đối với Đông Kinh (Tokyo). Những lời chỉ trích như thế có thể gây ảnh hưởng tức thì và có khó có thể chận lại được.
Đây là một thủ đoạn thường dùng cuả các chế độ độc tài: chỉ cho phép biểu tình khi dân chúng chống lại kẻ thù nước ngoài. Và đó cũng là thói quen của những người dân sống dưới chế độ độc tài: sử dụng các công cụ kiểm soát của chế độ để chống lại chế độ. Hà Nội biết họ sẽ phải đương đầu với những thách thức ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh trong những năm tới. Và Hà Nội cũng biết họ sẽ phải đối diện với sự gia tăng bất đồng chính kiến trong nước. Điều này khiến Điếu Cày, và những người Việt Nam can đảm khác phải tiesp tục trả giá vì những nỗ lực để duy trì sự kiểm soát của chế độ.
Nguồn: Hanoi’s China Fears – Vietnamese nationalism is a double-edged sword. The Wall Street Journal, Opinion. April 19, 2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét