Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Vài cảm nhận về bản báo cáo đầy bất cập đáng chán nản của ông Phan Trung Lý

Vài cảm nhận về bản báo cáo đầy bất cập đáng chán nản của ông Phan Trung Lý
Ngô Đức Thọ


Lại xảy ra một ngày buồn- 20 tháng 5 năm 2013- khi ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm UB DTSDHP “báo cáo giải trình” trước phiên họp toàn thể của QH ý kiến của UB này về việc tiếp thu ý kiến nhân dân cho DTSDHP.
Cuộc lấy ý kiến DTSĐHP lần này thực sự là một cuộc vận  động chính trị lớn do ĐCS phát động, nó mở đầu không rầm rộ lắm, nhưng càng về sau nội dung của nó càng có những diễn biến rất đặc biệt, ngoài mong muốn của những người chủ xướng.

Các cấp các ngành tung không biết bao nhiêu chi phí để tổ chức rất nhiều tọa đàm hội thảo, họp hành…gọi là “lấy ý kiến”. Nhiệm vụ của ông Phan Trung Lý là tổng hợp, qua phân tích, phân loại tất cả những ý kiến đó để báo cáo với Quốc hội. Theo tin do VP QH thông báo, đến ngày 30/4/2013, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của nhân dân. Vì vậy, người ta đã khá sửng sốt khi nhẩm tính phải mất nhiều năm ông Chủ nhiệm hoặc cả UB  DTHP 5-7 người của ông cũng chưa chắc đọc hết vài phần nhỏ các ý kiến ấy. Dù đọc hêt hay chưa đọc hết, nhưng UB DTSĐHP và ông Phan Trung Lý chỉ trong vòng trên dưới 1 tháng đã nhẹ nhàng sáng tạo ra được một cái gọi là “ Bản báo cáo giải trình…” lừng danh. Dù chưa ai ghi nhận, đó đúng là một kỷ lục guiness về tốc độ đọc các đơn từ văn kiện!  Đó là bằng chứng cho thấy hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế của dân và tiền bán tài nguyên đất nước đã trôi vèo để đổi lấy một bản báo cáo sơ sài  và thiếu chân thực nhất có thể có mà ông Lý vừa trình bày tại Hội trường QH chiều 20-5 vừa qua!

Trước hết, không như thông thường trông đợi, người ta không thấy ông Chủ nhiệm cho biết một tổng quan tình hình các tầng lớp nhân dân trong nước và Việt kiều ở hải ngoại tham gia đóng góp ý kiến DTHP như thế nào? Và trong những hoạt động liên quan, ngưòi ta cũng không thấy ông Lý cho QH biết các địa phương, các cấp các ngành đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân như thế nào? Không cần nêu các chuyện trống chiêng cờ biển, cái chính là các cuộc lấy ý kiến đó đã được tổ chức đúng thể thức và thực sự dân chủ hay có những cách làm gò ép nào có thể khiến cho việc lấy ý kiến trở thành mộtộư đối phó, không phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng thật sự của nhân dân hay không? Hẳn là cũng có một số cơ quan đơn vị tổ chức tốt để những người được mời dự có nói hết những ý kiến chân thành của mình, nhưng dư luận cũng được biết khong ít các địa phương ngay cả tại TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội đã in sẵn cả toàn văn bản DTSDHP dày 80 trang kèm theo một phiếu trả lời để các hộ dân điền họ tên địa chỉ và ký tên, còn câu trả lời dược in sẵn 2  ô là “Đồng ý” hay “Khong đồng ý”, sau sửa lại chỉ để một ô “Đồng ý”, còn ai có ý kiến gì khác thì ghi thêm ở phần giấy trấng bên dưới. Tổ trưởng tổ phó dân phố đến tận nhà hoặc chờ trước cổng để thu phiếu. Tuy có phát trước vài ngày, nhưng với mọt bản văn quan trọng hơn 80 trang về đạo luật cơ bản của quốc gia như vậy, người dân phần nhiều không có kiến thức chuyên sâu về luật học làm sao có thể bằng vài chục chữ có thể nói hết được ý nguyện chân chính của  của họ?  Vậy cho nên phần nhiều đành đánh dấu vào ô “Đồng ý”, rồi ký tên cho xong. Cách thức thô bạo như vậy trong việc lấy ý kiến nhân dân đã bị báo chí nam bắc phanh phui, nhiều người viết thư gửi lãnh đạo phản đối cách làm đó. Liệu trong 26 triệu lượt ý kiến (phần nhiều “”Đồng ý”DTSDHP) theo cách làm không lấy gì làm vẻ vang đó chiếm số lượng chính xác, hoặc tỷ lệ là bao nhiêu? Những nơi không làm theo cách đó thì số lượt góp ý kiến được tập hợp bằng cách nào? Ví dụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức cuộc họp mời BCH và một ít đại diện thông qua rồi lấy tổng số nông dân của cả tỉnh; Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức họp rồi lấy số lượng toàn thể phụ nữ tức trên dưới 50% dân số toàn tỉnh. Số lượng hoặc số lượt người góp ý kiến được tính toán hời hợt thiếu khoa học,trung thực như vậy đã khiến xẩy ra chuyện nực cười chỉ riêng một tỉnh Tiền Giang đã báo cáo thu được 44 triệu lựot góp ý kiến của nhân dân!

Ngoại trừ những nơi có vấn đề như đã nói, các nơi khác, tỉnh nào làm tốt, biên pháp như thế nào và kết quả thu được ra sao v.v…thực đáng coi là một nội dung cần báo cáo để QH nắm rõ, có như thế QH mới có thể sử dụng kết quả cuộc lấy ý kiến nhân dân lần này khi thảo luận thông qua DTSDHP 1992.

Đó là nói về số lượt người góp ý kiến, còn chất lượng đóng ý kiến cho DTSDHP thế nào?
Ngoài tập hợp ý kiến của các địa phương các ngành gửi về, trong phạm vi cả nước (và Kiều bào) đã có bao nhiêu người góp ý kiến bằng văn bản? Các văn bản ấy đã được gửi về những cơ quan đơn vị nào? Và các cơ quan đơn vị ấy có làm các bản sao (photo copy) gửi về cho Uỷ ban DTSDHP hay không? Một con số rất cụ thể mà QH và nhân dân đều cần biết: Chỗ UB DTSDHP của ông Phan Trung Lý chính xác hiện thu đựoc tổng số bao nhiêu bản góp ý kiến đó?
(Nhiều ít chưa rõ nhưng các văn bản ấy là tài sản quốc gia phải tiêu tốn ngân sách khổng lồ mới có được, chỗ ông Phan Trung Lý có trách nhiệm bảo quản cẩn thận để dùng cho các nhiệm vụ nghiên cứu sau chứ không phải dùng xong tiêu huỷ luôn cho rảnh việc!)
Có thể hình dung số văn bản góp ý kiến là rất lớn, nhưng vì ông Lý không báo cáo nên cả người dân và các ĐBQH đều không biết ông Lý (và các cộng sự) đã tốn bao công sức vùi đầu trên hàng ngàn hàng van trang (hay nhiều hơn) của đống thư từ văn bản gửi đến để từ đó chắt lọc ra được những những ý kiến đáng gọi là trí tuệ tinh hoa đóng góp cho DTSDHP lần này?
Có thể ông Phan Trung Lý cho rằng số lượng bao nhiêu không phải là quan trọng, không đáng báo cáo với QH.

Không phải thế! Xin thưa với ông Lý, đúng là khi đi đến các tổ sản xuất hay công trường xây dựng làm bừa làm ẩu thì người phụ trách thường nêu khẩu hiệu “chất lượng hơn  số lượng”. Nhưng trong hoạt đông chính trị thì số lượng là vấn đề hết sức lớn chứ không phải chuyện chơi. Các ĐBQH hiểu hơn ai hết về điều này:  vị này trung cử vì được nhiều phiếu, vị kia không trúng cử vì được ít phiếuv.v…; sắp tới QH lấy và bỏ phiếu tín nhiệm cũng theo nguyên tắc ấy.Ấy thế mà số lượng các văn bản góp ý kiến mà UB DTSDHP nhận được bao  nhiêu không thấy ông Lý đề cập đến! Rõ ràng không thể nói gì hơn nếu không coi điều đó là một thiếu sót rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bản “Báo cáo và giải trình…” của UB DTSDHP do ông Phan Trung Lý trình bày.
Vì không nói đến có bao nhiêu văn bản góp ý kiến được gửi đến, báo cáo của ông Phan Trung Lý cũng lờ luôn không đả động gì đến chất lương nnhững thư từ góp ý kiến ấy có gì mới mẻ đáng chú ý hay không? v.v..

Tất nhiên thẩm quyền tiêp thu hay không đới với những đề xuất cụ thể thì đó là thẩm quyền của QH, nhưng với tư cách  người xử lý sơ bộ các thư từ góp ý, ông Chủ nhiệm UB DTHP có quyền và trách nhiệm khái quát xem các thừ từ góp ý kiến vói số lượng đồ sộ ây quan trọng nhất đã phản ánh được những tâm tư nguyện vọng nào của đông đảo nhân dân? Về một bản HP mới cho dất nước, đồng bào trong nước suy nghĩ những gì, đồng bào ở hải ngoại suy nghĩ những gì? Những thư từ văn bản gửi đến có nói lên được phần nào những nguyện vọng lâu năm chân chính đó của toàn dân tộc Việt Nam hay không?
Là Chủ nhiệm một Uỷ ban của QH có vị trí tương đương như Bộ trưởng, đáng ra ông Phan Trung Lý phải năm lấy cơ hội hiếm hoi này để trước hết “lấy điểm” cho Quốc Hội là cơ quan chủ trì cuộc lấy ý kiến SĐHP lần này. Không chỉ riêng với QH mà chung cho cả thể chế chính trị của Việt Nam. Bởi vì nước chúng ta, những năm gần đây tuy có thành tích xây dựng kinh tế, nhưng vấn đề thông thoáng xã hội, cởi mở chính trị thường bị dư luận thế giới kể cả những người trước nay vẫn ủng hộ VN coi là có những vấn đề tuy là tiềm ẩn nhưng có xu hướng ngày càng trở nên bức xúc. Trước đợt lấy ý kiến DTHP đã có mọt đợt nhỏ (sau vụ Đoàn Văn Vươn Tiên Lãng) báo chí bàn nhiều về việc sửa đổi luật đất đai, không sửa đổi luật ấy thì không chấm dứt được tình trạng cưỡng chế thu hồi đất sai lầm, nông dân bị cướp đất khiếu kiện tập thể triền miên. Qua cuộc vận động góp ý kiến DTHP, vấn đề chế độ sở hữu đất đai cũng bao gồm cả trong nội dung lấy ý kiến. Không chỉ mộtt vấn đề đó mà nhiều vấn đề rất căn bản khác từ lâu vẫn âm ỉ tồn tại trong đời sống tinh thần của xã họi Việt Nam, như vai trò chủ đạo của hệ tư tưưỏng Mác Lê Nin và sự lãnh đạo của ĐCSN (điều 4 HP), đối với các lực lượng vũ trang thì Đảng ở trên hay Tổ Quốc ở trên? v.v…Thế mà lần này, khi chủ trương lấy ý kiến nhân dân về DTHP có sự thống nhất về của cả ba bên Đảng, QH, CP , việc này chứng tỏ có một điều gì đó khá mới mẻ đang bắt đầu diễn ra. Cái mới có ý nghĩa đó dường như được đánh dấu một cách rõ ràng bởi cuộc họp báo của ông Chủ nhiệm UB DTSDHP Phan Trung Lý  3 ngày trước khi chính thúc công bốvăn bản DTSDHP Tại cuộc họp báo đó, về mục địch của cuộc lấy ý kiến, ông Lý nói:
“Mục đích là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp”, ông Lý nói. (Vnamnet 29-12-2013).

Mục đích cao quý như vậy, cuộc lấy ý kiến tuy khởi đầu không mấy hào hứng, nhưng sự chú ý của người dân ngày một cao,  đến khi ông Lý làm báo cáo -như thống kê chưa có ai kiểm chứng, đã có đến 26 triệu lượt góp ý (?). Như vậy đáng phải coi đó là một thành tích rất sáng giá của đợt sinh hoạt chính trị này mà ngay cả các nước dân chủ tiên tiên lâu đời trên thế giới cũng phải thèm muốn nhưng chưa chắc đã thực hiện đựoc.
Vậy lý do nào khiến ông Lý chỉ nói sơ qua về con số 26 triệu lượt, không có phân tích kiểm chứng địa phương nào, ngành nghề nào bao nhiêu, trong nước bao nhiêu, ngoài nước bao nhiêu v.v…Có những vấn đề không thấy ông Lý làm sáng tỏ, như: UB đã tổ chức thực hiện như thế nào để huy động được số ý kiến đông đảo như vậy của người dân cho DTSDHP ? Cách phát phiếu in săn ô “đồng ý” như ở HN và TP HCM chỉ là cá biệt vài nơi hay phổ biến ở tất cả 64 tỉnh thành? (tổng kinh phí in ấn và chi chi đi phát đi thu phiếu hết bao nhiêu VNĐ?)  Cách làm này, có nhà báo ở Bình Định đã thẳng thắn phản ánh rằng:
Thưc sự,nếu ông cán bộ khu phố đem giấy đến nhà dân, bảo dân ghi vào ô “tùy ý”, thì một ngàn hộ may ra mới có một vài hộ dũng cảm ghi trái ý muốn của đảng ,còn chắc đa số cũng buộc ghi “đồng ý” mà thôi. Bỡi lâu nay đang tồn tại sự trả thù đối với những người có ý kiến trái với đảng , chính vì thế mà chẳng ai dám nói sự thật…. (Nhà báo NGUYỄN VĂN THINH,Bình Định 26-3; đăng ở ://phamvietdao4. blogspot.com/2013/03/)l

Điều thứ hai còn quan trọng hơn: Từ khối đồ sộ các ý kiến thu đựoc, UB của ông Lý đã tinh chắt ra được những những điều gì đáng coi là “trí tuệ, tâm huyết của nhân dân” như tuyên bố lúc đầu của ông ? Chúng ta thường nói trí tuệ của nhân dân là vô bờ, vậy chả lẽ UB của ông Lý lại không tinh chắt được điều gì có giá trị hay sao? Dù quá nhiều ý kiến không nêu lên hết được, chẳng lẽ ông Lý và cả UB của ông lại không đơn cử ra được một ít trường hợp tiêu biểu nào để phân tích bình luận?

Theo cách hiểu “từ xưa”, những thư từ góp ý kiến ấy coi như hàng “quốc cấm”, ngoại trừ UB của ông Lý, người ngoài chưa ai biết, chỉ một số rất ít coi như “hàng mẫu” được đăng ở Báo  điện tử của ĐCSVN v.v… còn hầu hết các tác giả góp ý không có điều kiện công bố nhận xét góp ý của mình.May sao, nhờ có các trang mạng xã hôi mọi người mới biết đến vài ba kiến nghị rất quan trọng.

Một bản là Kiến nghị sửa đổi DTSDHP do 72 nhân sĩ trí thức ký tên khởi đầu (nay đã quen gọi là Kiến nghị 72). Bản Kiến nghị này ngôn từ chuẩn mực, phân tích đề xuất 7 vấn đề đáng coi là quan trọng nhất của việc SĐHP lần này. Thực ra những vấn đề này trong xã hội người ta xì xầm bàn tán với nhau từ lâu, nhưng cái mới mẻ là ở chỗ trong không khí cởi mở chính trị khởi lên nhân dịp lấy ý kiến về DTSDHP lần này nên 72 nhà trí thức nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, trong đó không ít người từng giữ các chức vụ khá cao trong các cơ quan hay Viện NC của Đảng và Nhà nước đã tự nguyện hội chung với nhau những ý kiến để chính thức gửi đến cho UB DTSDHP. Với ngôn từ chuẩn mực có tính cân nhắc thận trọng cao, bản KN nói đến không ít vấn đề từ lâu tưởng chừng như rất khó nói. Chẳng hạn, đối với Lời nói đầu, qua so sánh với HP của nhiều nước dân chủ tiên tiến trên thế giới, các tác giả của KN đã bất ngờ phát hiện ra văn phong tuyên truyền ở các bản HP của ta từ DTSDHP 1992 về trước, từ đó nhẹ nhàng kiến nghị Lời nói đầu của HP nên chăng cần thể hiện tính khách quan công bằng, không thiên vị hay đề cao cá nhân hay đảng phái nào.  Xin ghi vài câu về sự cảm nhận: Tôi cũng là người tham gia ký KN, nhưng không thuộc số 1/72, phải một hai hôm sau có người bạn chuyển cho xem bản Dự thảo, tôi phải đọc vội rất nhanh, nhưng chỉ xem xong đọan nói về Lời nói đầu, tôi phải thầm thốt lên: “Đây chính là điều tinh hoa nhất của bản KN!”. Khi ấy tôi cảm thấy như mình bỗng nhiên trở thành nhà toán học: chỉ cần xem qua công thức và cách chứng minh đủ biết đáp án đúng sai thế nào! Có lẽ đó cũng chính là lý do KN72 ngày càng được nhiều người đồng ký tên. Con số vạn tư vạn rưỡi chữ ký cho một bản kiến nghị ở các nước dân chủ như Hoa Kỳ là chuyện không khó mấy, nhưng ở nước xhcn ĐNÁ này thì ai cũng biết đó là chuyện “xưa nay hiếm!” Chưa nói đến việc người ta có tiếp thu hay không, chỉ riêng việc có những công dân lần đầu tiên cầm bút ký tên công khai thể hiện chính kiến nguyện vọng của mình khác với đảng cầm quyền đã là một điều có ý nghiã rất mới mẻ rồi, nhất là đối với những người thuộc tầng lớp trí thức.Họ phần nhiều chỉ lquen àm chuyên môn, ít quen làm chính trị, nhiều năm học tập tu dưỡng chỉ mong làm việc được tốt nhất cho xã hội. KN72 nói về một nước Việt Nam thực sự tự do công bằng dân chủ hướng đến văn minh thì đó chính là mục tiêu cao quý chính đáng, phù hợp với tâm nguyện ấp ủ của nhiều người. Thế là người ta cầm bút tự nguyện đồng ký tên, chứ không phải vì bất cứ một thế lực nào lôi kéo hay mua chuộc cả!
Chỉ mới kiến nghị thôi, mọi quyền lực ở đâu vẫn nguyên đấy cả, có điều gì sai trái động chạm đâu, thế mà nhân vật có trách nhiệm của ĐCS đã cảm thấy nóng mặt đã đăng đàn bôi xấu họ, bảo những người ký kiến nghị nọ kia là “suy thoái đạo đức” v.v…Bộ phận lãnh đạo chủ trương thông qua QH để lấy ý kiến nhân dân, nay người đứng đầu ĐCS công khai có những nhận xét không hay như vậy đối với những người ký KN 72 cho thấy tình hình có vẻ đã có phần vươt ra ngoài sự kiểm soát của những người chủ trương toàn trị cứng rắn. Sau KN 72, tiếp tục cho nhiều bài viết sâu sắc mang tính chất chuyên luận, phân tích giá trị của Hiến pháp,nội dung của các khái niệm dân chủ, tự do, vai trò của UBTVQH, vai trò và sự trung thành của lực lượng vũ trang v.v…Những người không chủ trương đồng hành với nhân dân tất nhiên không thấy điều đổi thay gì mới mẻ cả (Thừa nhận thế chả lẽ tự nhận mình là chống lại đổi mới hay sao?) –Nhưng người ngoài cuộc thì mau chóng nhận ra những chuyển biến rất có có nghĩa này.

TS. Jonathan London, Phân khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, Đại học Hồng Kông, một bình luận viên quốc tế chỉ mới làm quen với độc giả Việt Nam trong ít ngày gần đây, viết:
“Dù họ đã cố gắng bưng bít chặt tất cả những ý kiến đóng góp của nhân dân, nhưng dầu sao trong lúc này đã có một số tiến triển thực sự đáng chú ý và gây ấn tượng trong sinh hoạt chính trị của Việt Nam qua lần sửa đổi hiến pháp này.” (nguồn:anhbasam04.wordpress.com)
Không nói các vấn đề lịch sử xa xưa, sau 4-1975 Giáo hội Công giáo VN vẫn chủ trương chuyên giữ việc tu hành, không những không làm mà còn cố ý tránh xa các hoạt động chính trị, với hy vọng giữ an lành cho sự tu hành của các tín đồ và sự phát triển của giáo hội. Nhưng sau KN 72 đúng một tháng, Hội đồng Giám mục Việt Nam bất ngờ ra một bản phúc trình quan trọng mang tên Nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Những lần trước không thấy ai hỏi nên GH cũng không có ý kiến gì. Nhưng lần này khác, trong DTSDHP vẫn có điều nói về tự do tôn giáo nhưng hầu như giữ nguyên bản cũ, chỉ có vài sửa đổi không đáng kể. Thay mặt cho hơn 6 triệu tín đồ Công giáo, HĐGM VN tất nhiên khong thể đứng ngoài cuộc và đã chủ động nói lên tiếng nopí của mình.DTSDHP đã nói về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, lại chèn thêm điều 4 quy định ĐCSVN là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”, vậy “phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân”.
Đó đích thực sự là tiếng nói nguiyện vọng và kiến nghị chân thành của những người công giáo VN, không có mục đích gây khó bất cứ điều gì cho ĐCSVN. Bao nhiêu năm trước đây không bao giờ có một lời phát biểu, một bức thư, đừng nói đên một kiến nghị nào toàn diện như vậy về những vấn đề thiết thân đối với GHCG VN như bức thư kiến nghị này. Đó là sự mới mẻ rất đáng khích lệ trọng đời sống chính trị xã hội của một nước Việt Nam đang cựa mình thức tỉnh để có những đột phá tư duy cần thiết cho một nền tự do dân chủ thwcj sự trên đất ước Việt Nam thân yêu của tất cả mọi người.

Đó cũng chính là một trong những “tiến triển thực sự đáng chú ý và gây ấn tượng trong sinh hoạt chính trị của Việt Nam qua lần sửa đổi hiến pháp này” như nhận xét của BLV quốc tế Jonathan London đã dẫn ở trên.
Dù là lướt cũng không thể giới thiệu hết các thư từ kiến nghị đang từng giờ tăng lên, chẳng hạn chỉ cách đây vài phút tôi vừa đọc được Thư góp ý của  ông Lê Hồng Hà (LTCM) đăng trên boxitvn, chắc còn thư góp ý của rất nhiều người khác nữa, taị đây chỉ nêu hai kiến nghị -  một của tổ chức đoàn thể tôn giáo một lầ kiến nghị tập hợp có nhiều người đồng ký tên.
Bỏ qua hết tất cả mọi hoạt động, sự kiện có ý nghĩa mới mẻ chưa bao giờ có dưới thời các chính quyền hiện nay của nước ta, ông Chủ nhiệm UB DTSDHP còn có điều gì để “báo cáo giải trình” với QH nữa đây?
Đúng là chẳng còn gì nữa cho ông Phan Trung Lý!
Đối với số khổng lồ 26 triệu lượt ý kiến, những tưởng ông Chủ nhiệm và cả QH phải mất cả tuần hoặc nhiều hơn nữa để nghe báo cáo giải trìnhUB DTSĐHP .QHVN cũng đã không ít lần có những cuộc làm việc căng như thế. Mà có mất cả tuần hay lâu hơn nữa cũng đáng phải mất, vì Hiến pháp đúng là vấn đề quá quan trọng đối với toàn dân, với tương lai lâu dài của dân tộc, của đất nước.
Vậy mà ông Phan Trung Lý là một người quá siêu phàm: Ông nhẹ nhàng ngon ơ, chỉ mất trên dưới 1 tiếng đồng hồ để báo cáo tất cả mọi vấn đề với Quốc Hôi!
Nghe ông Lý nói hùng hồn lưu loát trên tivi, người ta có cảm tưởng ông Lý như một người đang tập chơi bóng bàn: khi quả bóng các vấn đề lần lượt được giao tới, ông chỉ có việc nhằm đập thật lực cho quả bóng bật văng khỏi bàn là xong!
Có lúc lại tưởng như bất ngờ gặp lại anh dân quân hồi CP KCHCLâm thời khoảng năm 47, anh dân quân không có con dấu, bèn lấy củ khoai khắc chữ dể đóng cho oai!( Trong Đôi mắt của Nam Cao cũng có anh dân quân đọc ngược giấy tờ như thế). Ông Phan Trung Lý Chủ nhiệm một ban của QHVN thế kỷ 21 phải chăng cũng có những khó khăn không kém anh dân quân kia khi ông giải thích cần giữ tên hiên nay là CHXHCNVN chứ không quay lại tên nước VNDCCH đơn giản chỉ là vì “việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp” (http://dangcongsan.vn/cpv) Thật là một lý do lãng xẹt, khiến cho không ít người phải cảm thấy buồn cười! (tức là nhếch mép cười nhưng mà buồn!).
Lời nói đầu: vẫn giữ nguyên không thay đổi, tức là ” cũng như các quy định khác của Dự thảo đều khẳng định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Quan trong nhất là Điều 4, vũ như cẩn, nhưng tải thêm vài chữ cho lời giải trình có vẻ lịch sự mềm mại: “UBDTSĐ đề nghị Quốc hội cho giữ Điều 4 như Dự thảo đã công bố”.
Nội dung giải trình sơ lược nghèo nàn đến mức ngay cả Báo điện tử của ĐCSVN là nơi lẽ ra sẽ khai thác tối đa bài giải trình của ông Lý để tuyên truyền cho đảng, nhưng chỉ hết câu về điều 4 là cắt luôn, chuyển sang nói về báo cáo tiếp theo của PTTg Vũ Văn Ninh về Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011!..
Tiếp sau điều 4, các điều khoản khác tất tần tật đều giữ nguyên như DTSĐ, rải rác có đôi chỗ sửa cũng chỉ lầ đảo qua đảo lại thứ tự vài ba chữ hoặc chấm phấy qua dòng v.v…Cứ xem báo ĐTử của ĐCSkhong buồn nói đến, đủ biết sự chán nản tái tê lan gieo từ cái gọi là “Báo cáo giải trình” của ông Chủ nhiệm Phan Trung Lý chẳng khác gì một quả “bom buồn”.
Mà không buồn sao đựoc khi nhãn tiền trông thấy biết công sức tâm huyết của người dân và hàng ngàn tỉ đồng ngân sách nhà nước, tức tiền thuế của dân, bỗng dưng không cánh  bay vèo!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến