Trong bản nhận định và góp ý với tư cách công dân, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam trước hết yêu cầu là Hiến pháp mới phải nêu rõ hơn về các quyền của con người, chẳng hạn như về quyền tự do ngôn luận, phải ghi rõ thêm là « mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình ».
Về quyền tự do tôn giáo, Hội đồng Giám mục yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, . . .
Đặc biệt trong phần nói về quyền làm chủ của nhân dân, các giám mục đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục viết : « Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân. »
Các giám mục Việt Nam còn cho rằng cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền. Theo Hội đồng Giám mục, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước. Các giám mục cũng thắc mắc là bản dự thảo Hiến pháp không có chương nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền, trong khi đây là người nắm quyền hành cao nhất ở Việt Nam, chiếu theo dự thảo Hiến pháp. Do đó, Hội đồng Giám mục yêu cầu « xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào ».
Những ý kiến của Hội đồng Giám mục như vậy là có nhiều điểm tương đồng với những ý kiến của các vị nhân sĩ trí thức trong bản Kiến nghị được đưa ra ngày 19/01/2013 và nay đã thu được hơn 6000 chữ ký ủng hộ.
Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Sau đó, phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 27/02/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo về việc “ lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước ». Theo ông Hùng, hành động đó là « ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn ».
Source:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130301-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-doi-bo-dieu-4-hien-phap
Về quyền tự do tôn giáo, Hội đồng Giám mục yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, . . .
Đặc biệt trong phần nói về quyền làm chủ của nhân dân, các giám mục đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục viết : « Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân. »
Các giám mục Việt Nam còn cho rằng cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền. Theo Hội đồng Giám mục, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước. Các giám mục cũng thắc mắc là bản dự thảo Hiến pháp không có chương nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền, trong khi đây là người nắm quyền hành cao nhất ở Việt Nam, chiếu theo dự thảo Hiến pháp. Do đó, Hội đồng Giám mục yêu cầu « xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào ».
Những ý kiến của Hội đồng Giám mục như vậy là có nhiều điểm tương đồng với những ý kiến của các vị nhân sĩ trí thức trong bản Kiến nghị được đưa ra ngày 19/01/2013 và nay đã thu được hơn 6000 chữ ký ủng hộ.
Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Sau đó, phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 27/02/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo về việc “ lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước ». Theo ông Hùng, hành động đó là « ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn ».
Source:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130301-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-doi-bo-dieu-4-hien-phap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét