Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Văn hóa nước CHXHCNVN đang kinh quá kinh qua thời kỳ đồ Đổ Đốn “mừng đảng , mừng xuân, mừng đất nước”; và cứ như lời cu Bí tuyên bố hôm qua 2/4/2012 ,“lực lượng công an là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ”, thì khẩu hiệu năm con Rắn tới đây khó bề tránh khỏi tiến thêm một bước nhảy vọt mới vĩ đại, cải biên thành: “mừng đảng, mừng công an, mừng xuân” (khi đó, “mừng đất nước” biến mất vì “gươm và lá chắn” chỉ dùng để “bảo vệ chế độ” chứ không hề nghe cu Bí nói đến bảo vệ đất nước; đất nước không được “bác cháu ta cùng giữ “ thì còn đâu mà “mừng”, dù chỉ là cái mừng lẽo đẽo ăn theo đảng ).
Giữa cái thời đại văn minh, phong hóa cực kỳ “tiên tiến” như vậy, đem chuyện ma ra đây thì “nhát” được ai. Chổi không dám có tham vọng “nhát ma”, nhưng vì bổn tính thấy ma thì ...thương; càng thương cách riêng những con ma ít nhiều gắn bó với vận mệnh của Đất nước mãi trầm luân; kể ra đây, Chổi chỉ ước vọng có người đọc giàu lòng từ bi nhân hậu thương... ma như thể thương thân, thắp cho một nén nhang lòng, lâm râm một câu kinh cho những ma ấy, không phân biệt quốc gia hay cộng sản . Chổi xin hai chấm xuống hàng, kể:
Ma đi qua đời tác giả thì nhiều. “Ma” ở đây tính chung luôn những người thân đã chết hiện về.Chẳng hạn như “thằng Phén” là chiến hữu của Chổi hơn bốn mươi năm trước. Gọi “Thằng Phén” cho thân mật huynh đệ chi binh, chứ anh em chúng tôi chẳng ai coi nhau bằng “thằng” cả. Đồng chí, à quên, đồng đội. Phén thuộc chi đội do tôi đảm trách, lại ở cùng xe M.113 , cùng ăn cùng ở cùng sống chết bên nhau, thân tình hơn ruột thịt cách xa chưa “được” ngàn dặm để làm “việt kều yêu nước” nhưng cũng rất xa, nên tôi biết “thằng Phén” hiền lành, chưa bao giờ thấy hắn “có vấn đề” với ai, lại rất tốt với đồng đội. Vậy mà mới tử trận một tuần hắn đã về quậy anh em trong xe. Ban đêm, nó về lục thùng đạn Đại liên 50, 30 chất trên kệ quăng xuống lòng xe kêu ầm ầm. Ban ngày, nó rung ăng ten gắn trên xe tới tấp trước mặt “ông thầy” chơi. Từ trước đến giờ đã có nhiều đồng đội gục ngã trên lưng con cua sắt này, nhưng chưa hề có ai về chọc phá người còn sống, nên mọi người đều tin chắc đó là thằng Phén. Lý do, một phần là do “quy luật phát triển” oan hồn hồn hiện, ai cũng nghĩ nó “chết oan” vì người anh em bên kia chơi trò đánh lén: lúc đêm hôm, đang ngon giấc giữa ruộng, đơn vị bị tấn công, thằng Phén nhảy lên xe, chưa kịp vớ cái cần Đại liên 50 nơi pháo tháp, đã bị bắn gục, nên nó chết thành con ma đói ...bắn ; nó nhớ .. đạn về lục quăng lung tung nhưng không rôi đúng người (đang ngủ trong xe); phần khác là rõ ràng nó hiện về báo cho biết trước số đề ngày mai xổ (cả xe tin chắc chắn nên đã mua đầu heo cúng nó trước giờ xổ số, và quả thật hôm đó trúng lớn)
Đó là một chuyện ma nhỏ trong vô số con ma “đi qua đời tôi” . Bây giờ xin vào chuyện ma thuộc hàng quốc sự, túm gọn là quốc ma. "Quốc ma” ở đây có thể “thuộc diện” quốc túy hay quốc doanh, tùy người đọc . Sau đây là hai cái chợ ma. Một chợ ma cũ và một chợ ma mới.
Chuyện chợ ma cũ. Cách đây hơn nửa thế kỷ về trước, thằng cu Chổi theo gia đình “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay”, không phải của Trịnh Công Sơn , mà của đồng bào Miền Nam để được cưu mang sau khi chạy te tua khỏi Thiên đường cộng sản. Gia đình Chổi được cho định cư ở khu vực gần ga xe lửa Mường Mán, tỉnh Bình Thuận. Nếu Chổi nhớ không lầm thì vùng đất này lúc trước có người ở nhưng đã bỏ hoang từ rất lâu. Không biết do đất độc hay nước suối độc mà phần lớn đều bị ghẻ lở và mụt đinh; nhưng điều khiến bọn con nít sợ hơn cả là ma . “Cọp Khánh Hoà ma Bình Thuận” mà. Chỉ nghe người lớn kể chuyện “đêm qua ra ngoài “tưới” thấy trời không gió nhưng lá chuối tự nhiên đập phành phạch trước mặt”, hay “chó đâu mà sủa quá trời” là đã thót đâu mất tiêu chú ba Dờ. Dần dà thì được nghe dân địa phương làng Bầu Ruộng ở phía trong rừng đi ngang qua nói, “chỗ làm trại định cư bây giờ lúc xưa mỗi lần chúng tôi đi ra ga Mường Mán thường gặp ma đang họp chợ giữa ban ngày”. Sau này tìm hiểu ra thì đó từng xảy ra trận chiến đẩm máu giữa quân ta và quân Pháp.
Trên đây là chợ ma cũ, Chổi chỉ nghe. Còn sau đây là chợ ma mới mà Chổi đã thấy tận mắt .
Đó là một khung cảnh nửa trong nhà nửa lộ thiên. Trang trí trông rất là “hoành tráng”. Trên dưới, lưng chừng toàn màu đỏ. Giữa cái nền đỏ, tường đỏ, trần đỏ ấy vươn lên những hoa sen khổng lồ; cái thì nở toè loe, cái thì nở vưa vưà, cái thì mới nở chớm, cái thì đang khép kín, nhưng hoa gìa hoa trẻ, hoa trai hoa gái, không nhiều thì ít, đều mang màu tím hoa sim chiều hoang ...con bìm bịp.
Giữa nhà, trên thảm đỏ, chểm chệ hai cái bàn mình dài vai rộng được phủ một lớp khăn màu hoa khoai lang già gấp nếp như màn sân khấu hay là váy đầm xoè; kẹp lấy hai cái bàn, vẫn từ cái nền đỏ ấy ùn lên hai khối màu vàng tạm gọi là hình tháp, và tận cùng hai đầu chợ là hai cái kệ . Trên những đồ vừa kể là những cuốn sách. Tựa vào tường, ẩn mình dưới cái búp sen khổng lồ là một hình nhân gái. Không biết tại sao hai cái màu “chủ đạo” Đỏ và Vàng là màu nóng ấm kia lại toát ra cái âm khi khiến chợ sách toát ra âm khí rợn người khiến ai đi ngang qua cũng bỏ chạy.
Theo giáo sư sử học Phan Huy Lê thì chính ông đã được Giáo sư Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện sử học và cũng là Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 40 kể cho nghe nhân vật Lê Văn Tám là do ông Liệu ''dựng'' lên để ''cổ vũ tinh thần chiến đấu của người Việt.” (1)
Cái chợ bán toàn sách do Người giả Tiên viết họp nơi công viên của một nhân vật Lê văn Tám không có thật không phải chợ ma là gì ?
Đọc thêm: Triển lãm sách "vắng như chùa Bà Đanh"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét