Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Hoàng Anh Gia Lai phá rừng ở Campuchia và Lào

Global Witness, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London, gửi cho Bauxite Việt Nam ba tài liệu sau đây, một bằng tiếng Việt và hai bằng tiếng Anh.
Nội dung xoay quanh kết quả điều tra về hai tập đoàn kinh tế Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) trong hoạt động trồng thuê đất trồng cao su tại Campuchia và Lào. Theo đó, VRG và HAGL trên danh nghĩa là thuê đất trồng cao su nhưng trên thực tế thì cấu kết với cán bộ tha hóa tại địa phương, chiếm đất của người dân, phá rừng (không chỉ trong phạm vi được nhận mà còn ra ngoài khu vực được cấp) và gây ra những hậu quả tiêu cực cho địa phương. Báo cáo nằm trong nội dung tổng thể về chiếm đất (Land grabbing), tham nhũng đất đai. Một nội dung của báo cáo cũng đề cập đến các định chế tài chính phương Tây đã nhắm mắt tiếp tay cho hoạt động chiếm đất phá rừng này bằng việc cung cấp tài chính cho VRG và HAGL.
Bauxite Việt Nam cho rằng nếu báo cáo là xác thực, thì đây là tài liệu có thể giúp bạn đọc Việt Nam biết thêm về một góc khác của việc hội nhập quốc tế, trong đó Việt Nam không chỉ là một nước tiếp nhận đầu tư mà đã trở thành một nhà đầu tư trong khu vực, và việc tuân thủ đúng luật chơi và chơi đẹp trong một thế giới toàn cầu như một nhà đầu tư có trách nhiệm. Ngoài ra, VRG là công ty Nhà nước dùng tiền thuế của dân, HAGL là công ty niêm yết huy động tiền của rất nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước. Theo một cách nào đó, rất nhiều người dân Việt Nam cũng đang đóng góp vào việc phá rừng chiếm đất của người dân Lào và Campuchia, họ cũng có quyền được biết và thảo luận thông tin này.
Ba trong số những địa chỉ bị tố cáo, ông Đoàn Nguyên Đức, Deutch Bank và IFC (Tổ chức Tài chính Quốc tế), đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc của Global Witness (xem ở đây). Nhưng câu chuyện không thể dừng ở đó: người dân Việt Nam cần một cuộc điều tra của chính phủ để giải quyết vấn đề.
Bauxite Việt Nam
clip_image002May 2013


Các Ông Trùm Cao Su: Cách thức các công ty Việt Nam và các nhà tài phiệt quốc tế đang tiến hành cuộc khủng hoảng chiếm đất tại Campuchia và Lào
1) Tóm tắt dự án
Campuchia và Lào đang kiểm soát cuộc khủng hoảng chiếm đất do các "ông trùm cao su" Việt Nam tiến hành. Báo cáo này tiết lộ cách thức hai công ty lớn nhất tại Việt Nam, là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam (VRG), đã thuê các vùng đất rộng lớn để trồng trọt tại Lào và Campuchia như thế nào, gắn liền với các hậu quả tai hại đối với các cộng đồng địa phương và môi trường. Các mối ràng buộc chặt chẽ với các nhân vật chóp bu tham nhũng trong giới chính trị và kinh doanh đã giúp họ không bị trừng phạt, các thương vụ được che đậy kín đáo và họ được tài trợ bởi ngân hàng Deutsche Bank và Công Ty Tài Chính Quốc Tế (IFC).
Áp lực nặng nề đối với đất để trồng cao su là do giá cả tăng cao và nhu cầu quốc tế tăng vọt, nhất là từ Trung Quốc. Là nước sản xuất cao su lớn thứ ba trên toàn cầu, Việt Nam đóng vai trò then chốt trên toàn thế giới, và HAGL cũng như VRG chiếm lĩnh nền sản xuất nội địa. Do những hạn chế về đất sẵn có tại quê nhà, cả hai công ty đã quay sang nước láng giềng Campuchia và Lào.
Chính phủ tại Campuchia và Lào đang bố trí các khu vực đất đai rộng lớn và bỏ qua các luật pháp nhằm bảo vệ nhân quyền và môi trường. Trước cuối năm 2012, có 2,6 triệu hécta đất tại Campuchia đã được cho thuê, 1,2 triệu hécta đất này để trồng cao su. Hai mươi phần trăm đất này đã được bố trí chỉ cho năm ông trùm hùng mạnh nhất Campuchia – một ví dụ mới đây nhất về cách nhân vật chóp bu này thu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của quốc gia như thế nào, trở nên giàu có một cách ngoạn mục trong khi một phần ba dân số sống với mức thu nhập dưới US$0,61 một ngày. Trong khi đó, tại Lào, có ít nhất 1,1 triệu hécta đã được cấp cho những người được nhượng quyền đất mà không có sự bàn bạc, tham khảo và bị trục xuất bằng vũ lực.
Tác động xấu từ các hoạt động của VRG và HAGL thật khó có thể cường điệu được. Thường thì khi có xe ủi đất đến, lúc đó mọi người biết về công ty đang được giao đất của họ. Những gia đình bị ảnh hưởng trở nên bần cùng hóa, đối diện với tình cảnh thiếu thốn thực phẩm và nước uống cũng như có rất ít hoặc không được bồi thường. Các khu rừng thiêng và đất chôn cất của người dân tộc thiểu số bản xứ đã bị tiêu hủy. Nếu kháng cự, họ sẽ đương đầu với tình trạng bạo lực, bắt giữ và giam cầm, thường thì nằm trong tay lực lượng an ninh có vũ trang của Campuchia, là những người được hưởng lương của các nhà đầu tư.
Cả hai công ty đều có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền của họ, trái với các quy định của pháp luật. HAGL bị cáo buộc là đã ký hợp đồng với một ông trùm hùng mạnh Campuchia để chặt đốn và xử lý gỗ từ các khu vực nhượng quyền của mình. Các công ty thành viên của VRG dường như có liên kết cấp cao với các viên chức chính phủ Campuchia và hợp tác với một nhóm người chặt đốn gỗ bất hợp pháp khét tiếng.


Bí mật liên kết này là yếu tố quan trọng cho phép HAGL và VRG che đậy quyền sở hữu cổ phần cao su sinh lợi của họ, mà dường như cho phép họ vượt quá ngưỡng cổ phần nhượng quyền hợp pháp của Campuchia lần lượt lên đến năm và mười sáu lần.
Các viên chức chính phủ Campuchia và Lào là thành phần then chốt trong vấn đề này. Họ cấp phép nhượng quyền trái với pháp luật của chính họ và không có biện pháp hành động nào khi HAGL và VRG công khai phớt lờ luật pháp tương tự này. Tuy nhiên, không có cách nào chứng minh được rằng HAGL hoặc VRG không chịu trách nhiệm về các hoạt động bất hợp pháp của họ, và cả hai công ty phải nhanh chóng lãnh chịu trách nhiệm.
Các Ông Trùm Cao Su là sự hé lộ đầu tiên về vai trò của các nhà tài phiệt quốc tế trong những thương vụ chiếm đất này. Ngân hàng Deutsche Bank có cổ phần nhiều triệu đôla trong cả hai công ty, trong khi IFC – cánh tay tài chính của Ngân Hàng Thế Giới – đầu tư vào HAGL. Những khoản đầu tư này rõ ràng trái với cam kết chung của cả hai tổ chức về việc thực hành đạo đức và bền vững, cũng như nhiệm vụ cốt lõi của Ngân Hàng Thế Giới là chấm dứt nghèo khó.
Báo cáo này cũng nêu bật sự thiếu hụt các quy định quốc tế để ngăn chặn không cho các công ty và các nhà tài phiệt kích động việc chiếm đất ở các nước nghèo nhất trên thế giới. Cần nhanh chóng thực hiện hành động sau đây:
• Chính phủ Campuchia và Lào nên hủy bỏ việc nhượng quyền cho các công ty sau đây: Heng Brother, CRD, Hoàng Anh Oyadav, Hoàng Anh Mang Yang, Krong Buk, Đồng Phú, Đồng Nai, Tân Biên, Hoàng Anh Attapeu Company, LVFG, HAGL Xekong và Công Ty Việt-Lào;
• Cả hai chính phủ nên đình chỉ mọi hoạt động khác có liên quan của VRG và HAGL, điều tra toàn diện các hoạt động của các công ty và khởi tố những nơi xảy ra hoạt động bất hợp pháp;
• Cả hai chính phủ cũng nên chấm dứt các hoạt động chặt đốn gỗ bất hợp pháp có liên quan đến các vùng nhượng quyền này và khởi tố những bên có liên quan;
• Ngân hàng Deutsche Bank và IFC nên nhanh chóng thực hiện các bước hành động nhằm đảm bảo rằng HAGL và VRG tuân theo các yêu cầu pháp lý và công ty về môi trường và xã hội của các tổ chức tài chính. Cả hai tổ chức tài chính nên rời khỏi HAGL và VRG nếu các công ty này không thực hiện đầy đủ những cải cách như vậy trong vòng sáu tháng;
• IFC phải tiến hành xem xét đánh giá mở rộng hơn nữa việc cho các trung gian tài chính vay và triển khai một chiến lược cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm của các khoản đầu tư như vậy;
• Tất cả các chính phủ phải xây dựng và thực thi các quy định quốc tế hiện hành để xử lý nạn chiếm đất. Các nhà lãnh đạo G8 nên có cam kết về thời gian ràng buộc tại cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 6/2013 của mình nhằm kiểm soát các hoạt động đầu tư đất của các công ty có đăng ký trong quốc gia của chính họ. Các chính phủ khắp nơi trên thế giới nên thực hiện Các Nguyên tắc hướng dẫn tham khảo về quản trị có trách nhiệm đối với quyền sở hữu, kết hợp với các tiêu chuẩn hành xử ràng buộc về mặt pháp lý đối với các công ty đầu tư đất đai.
3) Kết luận quan trọng
1) Các ông trùm cao su mới – Hoàng Anh Gia Lai và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam – đang hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường trong các khoản đầu tư ào ạt vào cao su:
• Các ngôi làng bị ảnh hưởng bởi các vùng nhượng quyền cao su do những công ty này sở hữu hoặc liên kết đã bị mất nhiều vùng đất và rừng rộng lớn. Kết quả là các hộ gia đình đang đối diện với tình trạng nghèo khó, trong khi các khu rừng thiêng và đất chôn cất đã bị phá hủy;
• Các dân tộc thiểu số bản xứ đã phải chịu đựng gánh nặng những tác động này, mặc dù quyền của họ đối với đất đa và nguồn tài nguyên được bảo vệ đặc biệt theo luật pháp quốc tế;
• Những công ty này, hay những tập đoàn có liên kết với họ, chịu trách nhiệm về việc khai phá bất hợp pháp rừng nguyên vẹn – bao gồm gỗ hồng sắc và các loại được bảo vệ khác – cả hai đều nằm trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền của họ;
• Cơ hội việc làm trên các đồn điền của HAGL và VRG thường rất hạn chế. Nếu có, thì điều kiện làm việc cũng rất tồi tệ.
2) Hoàng Anh Gia Lai và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam đã phớt lờ luật pháp một cách có tổ chức:
• Hoàng Anh Gia Lai và các công ty liên kết dường như đã được bố trí tổng cộng 81.919 hécta đất đai. Trong số này, 47.370 hécta đất ở Campuchia, mà theo giới hạn pháp lý ở đó, thì mỗi công ty chỉ được 10.000 hécta;
• Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam và các công ty liên kết dường như được bố trí tổng cộng 200.237 hécta đất, trong đó có 161.344 hécta ở Campuchia. Điều này cho thấy rằng VRG và các cổ phần tập thể của các liên kết vượt quá mười sáu lần giới hạn quy mô hợp pháp;
• Việc cả hai công ty này vượt quá ngưỡng cổ phần nhượng quyền pháp lý tại Campuchia dường như là kết quả của việc che đậy quyền sở hữu sinh lợi đằng sau các lớp vỏ công ty hình thức phức tạp;
• Cả hai công ty đều nuôi dưỡng các mối quan hệ với các thành viên cấp cao trong giới chính trị của Campuchia và tuyển dụng các thành viên của lực lượng an ninh được vũ trang để bảo vệ các khu được nhượng quyền của họ;
• Cả hai công ty đều công khai phớt lờ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường và xã hội mà không bị trừng phạt cho đến bây giờ. Hoàng Anh Gia Lai công khai thừa nhận rằng các hoạt động của họ ở cả hai quốc gia đều không tuân theo pháp luật;
• Global Witness trưng bày những bằng chứng trong báo cáo này về HAGL và VRG vào tháng 8/2012, yêu cầu họ ít nhất là phải thực hiện các hoạt động phù hợp với luật pháp quốc gia, bắt đầu thực hiện quy trình giải quyết tranh chấp với các cộng đồng bị ảnh hưởng và công khai tiết lộ những hồ sơ quan trọng. Dường như không công ty nào thực hiện bất kỳ hành động nào kể từ đó.
4) Công Ty Tài Chính Quốc Tế và ngân hàng Deutsche Bank đều đang tài trợ cho các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, vi phạm các cam kết của chính họ về xã hội và môi trường:
• Công Ty Tài Chính Quốc Tế gần đây đã đầu tư US$14,95 triệu vào Quỹ Việt Nam, nắm giữ gần năm phần trăm cổ phần trong Hoàng Anh Gia Lai;
• Ngân hàng Deutsche Bank có một số mối quan hệ tổ chức với Hoàng Anh Gia Lai, bao gồm nắm giữ 3,4 triệu cổ phiếu, trị giá gần US$4,5 triệu. Ngân Hàng cũng nắm giữ 1,2 triệu cổ phiếu trong công ty thành viên Đồng Phú của Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, hiện có giá trị US$3,3 triệu;
• Cả Công Ty Tài Chính Quốc Tế và Ngân hàng Deutsche Bank đều không thực hiện rà soát đặc biệt đầy đủ đối với HAGl và VRG và đã không giữ vững các cam kết về môi trường và xã hội của chính họ trong khi làm điều này.
5) Bằng chứng được trình bày trong báo cáo này phù hợp với kiểu lạm dụng quyền quản lý và nhân quyền đang trở nên phổ biến tại Campuchia và Lào:
• Vào cuối năm 2012, chính phủ Campuchia đã cho thuê 2,6 triệu hécta với hình thức là nhượng quyền. Tương đương 73% đất trồng trọt của quốc gia và đã làm ảnh hưởng 400.000 hộ gia đình chỉ riêng ở mười hai tỉnh;
• Chính phủ Lào đã bố trí ít nhất 1,1 triệu hécta với hình thức là nhượng quyền, tương đương với năm phần trăm lãnh thổ quốc gia. Điều này đã ảnh hưởng đến khoảng 13% ngôi làng trên toàn quốc;
• Ở cả hai quốc gia, các khu nhượng quyền đất đã được bố trí trong các công viên quốc gia và được ghi nhận là động lực chính của việc phá rừng;
• Các cộng đồng bị ảnh hưởng và các nhóm xã hội dân sự đã lên tiếng chống
đối những khu vực nhượng quyền này và họ đang phải đối mặt với những mối đe dọa và những vi phạm nhân quyền ngày càng tăng từ các công ty và các cơ quan chính phủ. Khi con người cố gắng lấy lại đất và rừng của họ, họ bị đe dọa, giam giữ và thậm chí bị bắn bởi các lực lượng an ninh được hưởng lương từ những người được nhượng quyền.
6) Hoàn toàn không có các khuôn khổ quốc tế mang tính ràng buộc mà có thể giải quyết nạn chiếm đất cũng như các hoạt động bất hợp pháp của các công ty như Hoàng Anh Gia Lai và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam. Những khuôn khổ như vậy rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng lạm dụng tại các quốc gia như Campuchia và Lào, nơi mà các chính phủ của họ không thực thi pháp luật nhằm bảo vệ dân thường.
Khi được hỏi, HAGL khẳng định nắm giữ tổng cộng 46.752 hécta đất trồng cao su tại Campuchia và Lào nhưng từ chối công nhận bất kỳ sự tranh chấp nào với các cộng đồng địa phương hay sự dính líu đến các hoạt động bất hợp pháp. Trong khi đó, VRG tuyên bố rằng bằng chứng trình bày về họ là không đúng sự thật, nhưng từ chống xác nhận tình trạng hay việc nắm giữ các hoạt động cao su của mình tại hai quốc gia.
______________________________________________
For more information please contact Megan MacInnes in London on +44 (0)7540 891 837, +44 (0)207 492 5845 or mmacinnes@globalwitness.org

Tài liệu tiếng Anh 1 (ở đây)
Tài liệu tiếng Anh 2 (ở đây)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến