Thư giãn cuối tuần: NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA ANH VƯƠN VÀ CHỊ DẬU
Nhà anh Vươn: Chum mẻ vại vỡ đang cười hềnh hệch vào kết quả phiên tòa ô nhục.
Những khác biệt sau đây giữa chị Dậu (Tắt đèn) và anh Vươn (Tắt điện) cho thấy là ngày nay chúng ta "cưỡng chế" toàn diện và triệt để hơn thời xưa:
1. Chị Dậu không nộp sưu thuế nên bị cưỡng chế, anh Vươn mặc dù vẫn nộp thuế đầy đủ vẫn bị cưỡng chế.
1. Chị Dậu không nộp sưu thuế nên bị cưỡng chế, anh Vươn mặc dù vẫn nộp thuế đầy đủ vẫn bị cưỡng chế.
2. Nếu ngày xưa chị Dậu có công "quai đê, lấn biển" thì chắc chắn sẽ được người ta lập đền thờ như thần, ngày nay mà "quai đê, lấn biển" (như anh Vươn) thì chỉ có... phá sản và tù tội mà thôi!
3. Đoàn cưỡng chế nhà chị Dậu chỉ có "chức sắc" của làng, còn đoàn cưỡng chế nhà anh Vươn có cả "cường hào" cấp tỉnh (đại ca Đỗ Hữu Ca..), cấp huyện (Khanh, Mải), cấp xã (Liêm..) cùng đông đảo lực lượng "vũ trang nhân dân" (Công An, Thủy-Lục quân..). Trong đoàn CHÓ tham gia cưỡng chế thậm chí có cả "CHÓ nghiệp vụ" nữa.
4. Chị Dậu nói khi bị cưỡng chế: "Mày bắt chồng bà, bà sẽ cho mày xem ...", nhưng đến bây giờ nhiều nhà sử học vẫn chưa tìm ra là chị đã cho những "người thi hành công vụ" thời đó "XEM" cái gì. Anh Vươn tuy không nói nhưng đã cho lực lượng cưỡng chế "xem" một màn diễn như thế nào là "lấy yếu địch mạnh", "dùng ít chọi nhiều" và như thế nào là "chiến tranh nhân dân" theo đúng nghĩa của nó?.
5. Tỉ lệ thương vong của quân chính quyền trong "trận đánh đẹp" quá cao, trong khi trong "trận đánh xấu" ngày xưa của chị Dậu không thấy nói có "đồng chí" nào bị thương hoặc mất sức lao động cả.
6. Sau trận đánh của chị Dậu không thấy triều đình Huế ra "kết luận" gì về vụ này mà cũng không thấy một chức sắc nào bị kỉ luật, trong khi trong vụ anh Vươn thì Thủ tướng ra ngay "kết luận" là "cưỡng chế sai pháp luật" và hàng loạt "đầy tớ của dân" bị "kỉ luật". (Có ai còn dám kết luận là chế độ ta không "ưu việt hơn" bọn thực dân, phong kiến nữa không???)
7. Khi cưỡng chế, đàn chó nhà chị Dậu vẫn bình yên (sau này bán cho cụ Nghị Quế) , trong khi chó nhà anh Vươn thì một con thì bị đoàn cưỡng chế bắt... làm thịt, một con thì bị thương bơi sông chạy trốn mới thoát .. vào nồi.
8. Nhà chị Dậu sau khi cưỡng chế vẫn còn, trong khi "cái chòi" anh Vươn thì bị ... san phẳng.
9. Mặc dù cũng "tự xử" nhưng chị Dậu không bị kết tội "giết người" hay "chống người thi hành công vụ" và thậm chí sau này vẫn được cụ chánh tổng cho vào "biên chế" (làm vú nuôi). Còn anh Vươn thì chắc chắn nhẹ cũng một vài năm "bóc lịch" và đừng hòng mơ sau này vào "biên chế nhà nước" nhé (dù chỉ là một chân...gác cổng!.
10. Cùng chống "cưỡng chế" cả, nhưng theo cách nhìn của "Đảng ta" thì chị Dậu là một tấm gương bất khuất, chống áp bức bạo tàn.. của người phụ nữ Việt Nam, những người ủng hộ chị là những người có tình thương yêu "giai cấp", còn anh Vươn lại là một ... tội phạm và những người ủng hộ anh là những "thế lực thù địch" hoặc các "phần tử cơ hội chính trị"!!!
11. Chị Dậu là nguồn cảm hứng cho nhà văn Ngô Tất Tố viết ra tác phẩm "Tắt đèn" và tác phẩm đó đã được xuất bản ngay trong thời kì "thực dân, phong kiến". Ngày nay sẽ không một ai trong "đội quân hùng hậu" trong cái gọi là Hội Nhà Văn Việt Nam của chúng ta có cảm hứng và can đảm để viết tác phẩm "Tắt điện" về anh Vươn, và nếu giả sử có ai đó "dám viết" đi chăng nữa thì chắc chắn cũng không được xuất bản?
12. Khác biệt về vai trò của người phụ nữ trong hai "sự kiện" chị Dậu và anh Vươn: Trong "sự kiện" chị Dậu thì người phụ nữ đóng vai trò CHỦ ĐỘNG theo dạng: Bám trụ chiến đấu, "Giặc đến nhà, đàn bà cũng (PHẢI) đánh", trong khi hai người phụ nữ trong "Tắt điện" là chị Thương và chị Hiền lại hoàn toàn đóng vai trò BỊ ĐỘNG theo dạng: Không tham chiến, nhưng... "Giặc đến nhà, đàn bà cũng (BỊ) đánh". Mặc dù vậy mà hai chị Thương và Hiền lại còn phạm tội "chống người thi hành công vụ", trong khi chị Dậu thì không !!!!
.....
Xét cho cùng, chị Dậu và anh Vươn chỉ một điểm (và chỉ duy nhất một điểm) giống nhau là : "Tiền đồ" của họ đều "tối đen như mực"!
*Xem thêm các link trong trang http://xuandienhannom.blogspot.com/ :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét