Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Biển Đông: Trung Quốc sẽ tấn công bãi cạn của Philippines

 
 Bản đồ các đảo tranh chấp của Trung Quốc trên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Những diễn biến về diễn tập quân sự trong mấy ngày qua của Trung Quốc nhân lúc tranh chấp gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc quanh bãi cạn Scarborough của Philippines rất dễ để ta đưa ra nhận định như trên.

Trong bài viết Thời sự Biển Đông của báo điện tử Petrotimes, ngày 26/5/2012, nhận định:
Trung Quốc cấm biển để dọn đường cho một cuộc tấn công quân sự? 
Theo nhà phân tích về biển ở Đông Nam Á Alec Almazan của Philippines, tại bãi đá ngầm Scarborough, Hoàng Nham (ảnh), nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đang chuẩn bị phát động một cuộc tiến công quân sự. Ông Almazan trích tin tức từ một báo cáo gần đây cho biết, Hải quân Trung Quốc đã triển khai một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ gồm 5 tàu chiến hiện đại nhất ở khu vực biển tranh chấp với Philippines. Ông nói: “Mặc dù dừng chân tại các vùng biển quốc tế, nhưng lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc có thể nhanh chóng triển khai đến bãi đá ngầm Scarborough trong 1-2 ngày”. Ông Almazan cũng cho rằng, việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông là dấu hiệu Bắc Kinh muốn khu vực bất đồng này không còn tàu cá dân sự Trung Quốc khi họ phát động các cuộc tiến công trên biển nếu có. Đến nay cuộc đối đầu ở bãi đá ngầm Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines bước sang tuần thứ 6, nhưng hai bên vẫn chưa tìm được một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết bất đồng.

Cơ sở để đưa ra nhận định như đã nói của đề bài là:
1. Tình hình nội bộ Trung Quốc kể từ ngày nổ ra sự kiện Bạc Hy Lai (06/2) đến nay là rất nghiêm trọng, được báo chí Quốc tế đánh giá là một sự khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất trong lịch sử ĐCSTQ vài thập kỷ qua…; chính vì thế mà Trung Quốc sẽ “chuyển mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài” nhằm kết hợp để ổn định tình hình trong nước.
2. Kể từ ngày trình Liên hợp quốc và công khai tuyên bố về “đường lưỡi bò” (07/5/2009) đến nay, Trung Quốc đã phát động một tinh thần dân tộc cực đoan một cách rầm rộ, mạnh mẽ…; và nay là thời điểm chín muồi để giới lãnh đạo Bắc Kinh ra tay, vì họ cho rằng đã rất thành công trong việc tạo dư luận trong nước.
3. Tạo uy tín cho Tập Cận Bình, người sẽ giữ cương vị Tổng Bí thư và Chủ tịch nước thay Hồ Cẩm Đào sau Đại Hội ĐCSTQ lần thứ 18 tới đây; đồng thời đập tan mưu đồ của các phe cánh đối lập của ông ta trong nội bộ ĐCSTQ; tạo tiền để cho Tập Cận Bình thực hiện các cải cách (kể cả việc thực hiện chuyển sang chế độ dân chủ đa đảng…) đi đến thắng lợi.
4. Mặc dù Mỹ đã cam kết hỗ trợ Philippines trong trường hợp Philippines bị tấn công; tuy nhiên, trong trường hợp bãi cạn Scarborough lại không như vậy; đây là một trong những lý do chính để Trung Quốc quyết định tấn công quân sự vào bãi cạn Scarborough của Philippines.
5. Trong trường hợp tấn công bãi cạn Scarborough, Trung Quốc biết rằng Mỹ chắc chắn sẽ không ra tay, một phân như đã nói trên, mặt khác đây là thời điểm chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, và vì vậy, Tổng thống Barack Obama và cộng sự của ông sẽ không giám mạo hiểm ra tay.
6. Sau khi chiếm bãi cạn Scarborough, đồng thời Mỹ không ra tay, Trung cộng sẽ đưa giàn Dàn khoan khủng TQ CNOOC 981 ra đúng vị trí họ dự kiến (hiện nay đang trong giai đoạn đặt thử được ấn định thời gian là 56 ngày); đây là vị trí chiến lược, rất có thể nằm trong đường 200 hải lý của Việt Nam, đồng thời vị trí này khống chế được đường vận chuyển từ eo biển Malaca đi lên Đông Bắc Á đến Nhật Bản, Hàn Quốc. Qua đó, từng bước kìm chế Nhật Bản, Hàn Quốc về kinh tế thông qua đường vận chuyển chiến lược này.
Như vậy, nếu Trung Quốc khởi sự tấn công bãi cạn Scarborough và đặt Dàn khoan khủng TQ CNOOC 981 vào đúng vị trí mong muốn của họ, thì thời gian tính đến thời điểm cuộc bầu cử xong Tổng thống tại Mỹ và thời gian thành lập nội các của Chính phủ Mỹ sẽ khoảng 6 tháng, đây là khoảng thời gian vừa đủ làm nguội dư luận, và Bắc Kinh đạt được điều họ mong muốn, vì sự đã rồi.
Ngoài ra, đánh chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines đồng thời là để leo thang, “dằn mặt” Tokyotrong tranh chấp Sekaku/ Điếu Ngư; vừa qua, Trung Quốc cũng đã tuyên bố xem Senkaku là “lợi ích cốt lõi” của mình.
Tiếp theo bãi cạn Scarborough sẽ là Trường Sa.
Mạnh dạn đưa ra nhận định trên là dựa trên các cơ sở sau:
1. Đây là thời điểm mà “Quan hệ Việt-Trung”, đang trong thế “cài răng lược”, có rất nhiều thuận lợi (theo cách nhìn nhận của Bắc Kinh) để Trung Quốc ra tay.
2. Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng nặng nề và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy chưa từng có; niềm tin giữa “ý đảng” và “lòng dân” chưa bao giờ có khoảng cách xa vời như hiện nay; ngay cả tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam không khó để Bắc Kinh nắm được.
3. Trong một vài bài viết trước đây, tôi đã nhận định rằng, để thực hiện được “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, buộc Trung Quốc phải gây chiến tranh với Việt Nam để gọi là “thu hồi Nam Sa”…; vì vậy, việc đánh chiếm bãi cạn Scarborough; và rất có thể Trung Quốc đồng thời sẽ tiến đánh luôn Trường Sa.
4. Trong vài năm vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành tập trận hợp đồng binh chủng với những cuộc hành quân cách xa hàng ngàn km; đây chính là mưu đồ để thực hiện đối với Trường Sa; Việc Nga-Trung diễn tập trong tháng 5 vừa rồi trên biển Hoa Đông, trong đó có bắn đạn thật, đây được xem như là cuộc tập dượt cuối cùng trước khi khởi sự đối với bãi cạn Scarborough và Trường Sa của Việt Nam.
5. Trong khoảng thời gian ngắn vừa qua, Việt Nam đã làm nhiều việc có ý nghĩa tại Trường Sa, trong đó có việc để các nhà sư ra Trường Sa trụ trì các chùa, đặc biệt, việc dựng tượng Trần Hưng Đạo, người đã 3 lần hiển hách đánh bại quân Nguyên Mông, ở Trường Sa đã làm cho Trung Quốc xem đây như là một sự sỷ nhục; mặt khác Bắc Kinh không muốn để yếu tố tâm linh gắn vào tâm thức người Việt ở Biển Đông, vì vậy, Bắc Kinh sẽ ra tay trong dịp này nhằm sớm gạt bỏ ý thức tâm linh của người Việt về chủ quyền đối với Biển Đông.
6. Tiềm lực quân sự trong tương quan lực lượng Việt Nam-Trung Quốc hiện nay, mà theo nhận định của Bắc Kinh là rất lớn, đủ để Bắc Kinh tự tin đã ra tay là dành thắng lợi chắc chắn.
Mạnh dạn đưa ra nhận định trên đây, để cán bộ, nhân dân và bộ đội ở ngoài Trường Sa và cả nước không bị bất ngờ.
Lính thủy đánh bộ Trung - Thái tập trận đổ bộ
Lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc - Thái Lan tiến hành cuộc diễn tập đổ bộ đường biển ở thành phố Sán Vĩ, tỉnh Quảng Đông, hôm 24/5.
Cuộc tập trận nằm trong khuôn khổ tập trận Blue Commando 2012 với sự tham gia của 326 lính Trung Quốc và 126 lính Thái Lan diễn ra từ ngày 9-29/5 tại thành phố Trạm Giang, Sán Vĩ (Quảng Đông).

Cuộc diễn tập đổ bộ đường biển hôm 24/5, Hải quân Trung Quốc ngoài đơn vị còn điều động cả tàu đổ bộ cỡ lớn và xe chiến đấu lội nước. 

Dưới đây là một số hình ảnh cuộc tập trận:
Sĩ quan chỉ huy cuộc diễn tập đổ bộ của Trung Quốc và Thái Lan trên tàu vận tải đổ bộ.
Lính thủy đánh bộ Thái Lan - Trung Quốc trong khoang tàu đổ bộ nhận nhiệm vụ.
Xuất kích.
Đồng loạt rời tàu.
Yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị lính đổ bộ là xe tăng lội nước Type 63A.
Tàu đổ bô sử dụng trong cuộc diễn tập có thể là tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn Type 072 II có lượng giãn nước 4.800 tấn, chở được 250 lính cùng 10 xe tăng, thiết giáp lội nước.
Xe chiến đấu lội nước ZBD-2000.
Trên mỗi thuyền cao su chở xen kẽ lính thủy đánh bộ Trung Quốc - Thái Lan.
Các đơn vị lính với sự yểm trợ hỏa lực xe tăng, xe thiết giáp rầm rộ tiến vào bờ.
 Nguồn: Nguyễn Hữu Quý Blog/ Baodatviet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến