TS Nguyễn Hồng Kiên - Viện Khảo cổ học:
“Tôi sẽ kiện tới cùng nếu Hà Nội xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc”
Thứ năm 09/05/2013 08:18
(GDVN) - TS Nguyễn Hồng Kiên – người trực tiếp khai quật đàn Xã Tắc cho biết, đã có sự đánh tráo khái niệm về di tích khi trình phương án làm cầu vượt đàn Xã Tắc. Giao thông bị ùn tắc tại khu vực này là do chính Hà Nội gây ra, và nếu cứ xây cầu vượt thì ông sẽ kiện tới cùng.
Xây cầu vượt sẽ phá hủy toàn bộ di tích?
PV: Một số ý kiến đã viện dẫn ra những chứng lý khác nhau cho rằng, đó chưa phải là đàn Xã Tắc. Vậy ông đánh giá gì trước những ý kiến này?
TS Nguyễn Hồng Kiên: Lúc bấy giờ Viện Khảo cổ học giao cho tôi làm công tác khai quật và sau nhiều ngày nghiên cứu, đánh giá rất chi tiết thì chúng tôi khẳng định đó là đàn Xã Tắc của thời Lý – Trần – Lê.
Chúng tôi khẳng định đó là đàn Xã Tắc, bằng những chứng cứ khảo cổ mà chúng tôi tìm đào được tại khu vực này ở thời điểm đó. Bây giờ, chúng tôi chỉ làm thêm một việc nữa là chứng minh rằng, khu vực đã khai quật là trung tâm của đàn tế Xã Tắc.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên. Ảnh: Ngọc Quang |
PV: Vừa qua, Hà Nội đã đưa ra phương án xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc. Là một nhà khảo cổ học trực tiếp khai quật tìm ra đàn Xã Tắc, ông có ủng hộ phương án này không?
TS Nguyễn Hồng Kiên: Có xây cầu hay không thì theo tôi nên quay trở lại câu chuyện thực thi luật. Di tích này có phải đàn Xã Tắc hay không và nó quan trọng như thế nào thì đó là một chuyện khác, mà chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin cho dư luận, tránh những thông tin của một số người có tầm hiểu biết hạn hẹp khiến cho thông tin bị sai lệch. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta thấy rằng di tích này đã được xếp hạng quốc gia thì cần phải thực hiện theo đúng Luật Di sản.
Nếu bây giờ làm cầu vượt qua theo như phương án mà chủ đầu tư đã công bố thì chắc chắn không bảo vệ được đàn Xã Tắc. Tôi phải nói thẳng ra rằng, trước đây chúng ta đã có một bước lùi, đấy là lấp cát lên di tích này và tiếp tục làm đường. Việc làm đường như vậy thì tất nhiên ít nhiều có ảnh hưởng xấu tới di tích, vì xe cộ qua lại sẽ tạo ra rung chấn.
Nhưng dẫu sao thì con đường ấy cũng không thể gây ra tác hại lớn bằng việc xây cầu. Theo như phương án mà người ta đã trình bày thì cầu vượt có các trụ nằm trong di tích, mỗi một trụ cầu phải đào tới gần 100m2, như vậy thì chắc chắn sẽ phá hủy hoàn toàn di tích phía dưới, không có cách nào cứu vãn được.
Nhưng dẫu sao thì con đường ấy cũng không thể gây ra tác hại lớn bằng việc xây cầu. Theo như phương án mà người ta đã trình bày thì cầu vượt có các trụ nằm trong di tích, mỗi một trụ cầu phải đào tới gần 100m2, như vậy thì chắc chắn sẽ phá hủy hoàn toàn di tích phía dưới, không có cách nào cứu vãn được.
PV: Phương án mà chủ đầu tư đã đưa ra là cây cầu vượt chỉ đi qua một phần không gian của đàn Xã Tắc. Còn dưới góc độ của một nhà khảo cổ học trực tiếp khai quật tại khu vực này, ông đánh giá thế nào?
TS Nguyễn Hồng Kiên: Chúng ta phải phân biệt rất rõ chuyện khu di tích đàn Xã Tắc và khu di tích được xếp hạng. Bây giờ, mới chỉ xếp hạng khu vực chúng tôi đã khai quật thôi chứ chưa xếp hạng toàn bộ di tích đàn Xã Tắc. Nhưng ngay cả chuyện bảo vệ những điểm mà chúng tôi đã đào cũng đang khó khăn thế này thì làm sao nói tới chuyện bảo vệ cả khu vực đàn Xã Tắc.
Mọi người có thể xem lại phương án mà chủ đầu tư đã công bố trước công luận để thấy rõ hơn về những gì họ lý giải. Họ cho rằng cầu chỉ đi qua một phần không gian của đàn Xã Tắc, nhưng thực tế thì tôi đã chứng minh được rằng phương án này đi qua trung tâm khu vực đàn mà chúng tôi đã khai quật, chứ không đi bên mé đàn như họ nói.
Ở đây, tôi phải nói rõ một điều là đang có sự đánh tráo khái niệm. Khu di tích được xếp hạng bảo vệ thì họ lờ đi và coi đảo giao thông là di tích, và khi đưa ra phương án thiết kế cầu thì họ đưa đảo giao thông ra thành điểm cần phải tránh. Nhưng đảo giao thông thực tế không phải là khu vực quan trọng nhất, mà chỉ là một phần bên ngoài những cái hố mà chúng tôi đã khai quật. Tôi xin nói rõ, hai trụ của cầu định cắm xuống (theo thiết kế) thì chắc chắn là một cái cắm đúng vào hố mà chúng tôi đã đào.
“Nếu xây cầu vượt, tôi sẽ kiện đến cùng”
PV: Hiện nay có hai luồng ý kiến trái chiều, một phía cho rằng đây chính là đàn Xã Tắc, còn chiều ngược lại cho rằng chưa đủ căn cứ chứng minh đây là đàn Xã Tắc. Cá biệt, ông Nguyễn Văn Hảo – nguyên Viện phó Viện Khảo cổ học đã nói, có thể đào thêm vài hố rộng khoảng 2m2 chạy dọc theo thiết kế của cây cầu để đánh giá lại một lần nữa… Ông có phản biện gì trước quan điểm này?
TS Nguyễn Hồng Kiên: Tôi đã đào 900m2 tại khu vực này và chứng minh đó là đàn Xã Tắc. Còn theo ông Hảo thì chưa tìm thấy cái gì, vậy mà bây giờ ông ấy lại bảo là đào vài cái hố 2m2 chạy dọc theo vị trí định làm cầu. Với 900m2 đã khai quật và được xếp hạng di tích quốc gia mà ông Hảo còn không thừa nhận, thì ông ta định tìm cái gì ở mỗi hố chỉ toen hoẻn 2m2?
Những cái hố nhỏ như vậy chỉ là thám sát thôi, hãy thử hình dung xem một cái hố rộng 2m2 và đào sâu xuống 2m nữa thì tìm thấy được gì? Sẽ chẳng thấy gì cả, đấy là tôi mới chỉ nói đào bình thường thôi, chứ chưa nói tới chuyện đào để khảo cổ. Vì vậy, đấy là một cách nói mang tính ngụy biện, nghe thì tưởng là khoa học, nhưng thực chất chẳng có tí khoa học nào cả.
Những cái hố nhỏ như vậy chỉ là thám sát thôi, hãy thử hình dung xem một cái hố rộng 2m2 và đào sâu xuống 2m nữa thì tìm thấy được gì? Sẽ chẳng thấy gì cả, đấy là tôi mới chỉ nói đào bình thường thôi, chứ chưa nói tới chuyện đào để khảo cổ. Vì vậy, đấy là một cách nói mang tính ngụy biện, nghe thì tưởng là khoa học, nhưng thực chất chẳng có tí khoa học nào cả.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên, cầu vượt đi qua phần không gian chính của trung tâm đàn Xã Tắc. |
PV: Thưa ông, Hà Nội hiện cũng có cái khó, đó là nếu không giải quyết được nút giao thông này thì sẽ ùn tắc liên miên. Ông nghĩ sao về quan điểm vẫn làm cầu vượt song song với việc bảo tồn di tích đàn Xã Tắc?
TS Nguyễn Hồng Kiên: Quan điểm của tôi rất rõ ràng là không làm cầu vượt qua di tích đàn Xã Tắc. Còn để giải quyết được cái nút giao thông này thì đó là chuyện của ngành giao thông. Xin kể lại câu chuyện cũ là vào thời gian năm 2006 – 2007 khi khai quật được di tích rồi thì Hà Nội chỉ đạo là để lại một đảo giao thông đủ lớn để bảo vệ khu vực chúng tôi đã khai quật được, mở đường vòng sang hai bên.
Ngay tại thời điểm ấy, tôi đã nói với các ông ấy rằng, các anh đang tự làm khó mình, đấy là làm một con đường mới hình thành ‘ngã tư’ ngay cạnh ‘ngã năm’. Vậy thì cách anh tự làm tắc đường chứ không thể đổ tại vì đàn Xã Tắc.
Ngay tại thời điểm ấy, tôi đã nói với các ông ấy rằng, các anh đang tự làm khó mình, đấy là làm một con đường mới hình thành ‘ngã tư’ ngay cạnh ‘ngã năm’. Vậy thì cách anh tự làm tắc đường chứ không thể đổ tại vì đàn Xã Tắc.
Để giải quyết rắc rối của nút giao thông hiện tại thì ngành giao thông phải chủ động đưa ra phương án hợp lý, bởi vì chính họ gây ra những khó khăn cho hôm nay. Còn theo quan điểm của cá nhân tôi thì phương án khả dĩ nhất là có thể tìm cách đồng nhất “ngã tư’ và ‘ngã năm’ này với nhau, tiếp tục mở rộng ra thành một cái đảo chung tại khu vực này. Nếu Hà Nội kiên quyết làm cầu qua đây thì tôi sẽ kiện tới cùng, vì làm như vậy là phạm luật.
PV: Thưa ông, có ý kiến cho rằng, để bảo tồn đàn Xã Tắc đúng như nguyên thủy của nó thì phải di chuyển tới nửa quận Đống Đa. Quan điểm của ông thế nào?
TS Nguyễn Hồng Kiên: Ý kiến này là của ông Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Ông ấy rất nhầm lẫn. Dân khảo cổ học chúng tôi chưa bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì. Chúng tôi chỉ biết làm công việc chuyên môn của mình, là khảo cứu và đánh giá, còn quyết định giữ hay không là của các cơ quan quản lý nhà nước. Và cũng xin lưu ý rằng, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung đã từng nói rằng, Hà Nội đã giữ lại được gì chưa? Toen hoẻn chỉ có khu 19 Hoàng Diệu. Di sản đã giữ được gì đâu? Toàn lùi hết đấy chứ! Vậy mà người ta vẫn cứ vô tư nói rằng, bây giờ các cụ phải nhường con cháu thì mới có đất mà sống. Tôi cho rằng đấy không phải là cách ứng xử văn hóa.
Ngọc Quang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét