Việc người dân khiếu kiện về đất đai và nhiều lĩnh vực khác không được chính quyền hồi đáp là một hiện tượng xã hội nhức nhối tại Việt Nam trong rất nhiều năm qua. Cho đến nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có một tổ chức chính thức nào của xã hội dân sự đứng ra hỗ trợ và bảo vệ những người dân oan, trong bối cảnh chính quyền liên tục trì hoãn việc thông qua bộ luật về lập hội. Trả lời câu hỏi của RFI Việt ngữ về sự kiện này, bà Lê Hiền Đức cho biết :
Ông Dương Chí Dũng, người vừa bị kết án tử hình về tội ‘Tham ô’ và ‘Cố ý làm trái’ trong phiên tòa cách nay hơn hai tuần, đã tự viết đơn kháng án trong tù.
Ông Dũng là cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines. Ông bị kết tội cùng một số quan chức khác trong Vinalines cùng các cán bộ hải quan và đăng kiểm trong thương vụ mua ụ nổi 83M.
Thương vụ này bị cáo buộc đã gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng. Dương Chí Dũng cùng ba quan chức lãnh đạo khác của Vinalines bị cáo buộc đã cùng nhau lại quả và ăn chia số tiền 28 tỷ đồng.
Được biết khi đang ở trong nhà giam ông đã gửi đơn kháng án lên Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam.
‘Đến chết cũng không nhận’
Ngoài ông Dũng ra, hai bị cáo khác cũng muốn được xem xét lại bản án của mình.
Hiện chưa rõ ông Mai Văn Phúc, cựu tổng giám đốc Vinalines vốn cùng nhận mức án giống như ông Dũng với cùng tội trạng, có chống án hay không.
Ông Trần Đình Triển, một trong ba luật sư bào chữa vụ án này ở phiên tòa sơ thẩm, xác nhận với BBC rằng ông đã biết việc Dương Chí Dũng kháng án.
Tuy nhiên ông nói rằng đơn này là do chính ông Dũng viết trong nhà giam chưa tham khảo qua ý kiến luật sư nên bản thân ông cũng chưa đọc và chưa biết nội dung kháng án là như thế nào.
Báo mạng Vietnamnet cho biết nội dung kháng án của ông Dũng là ông ‘không phạm tội tham ô’ và ‘mức án tử hình là quá nặng’.
"Kể cả đánh chết trong tù tôi cũng không nhận tội tham ô."
Vietnamnet dẫn lời Dương Chí Dũng nói trước Tòa
Trước đó, tại phiên tòa, ông Dũng một mực bác bỏ tội ‘tham ô’ và chỉ nhận có ‘thiếu trách nhiệm giám sát’ trong thương vụ mua ụ nổi.
Vietnamnet dẫn lời bị cáo Dũng nói trước Tòa rằng ‘kể cả đánh chết trong tù tôi cũng không nhận tội tham ô’.
Ngoài ông Dũng ra, hai bị cáo khác cũng nộp đơn kháng án là Trần Hải Sơn, cựu tổng giám đốc Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines, và đăng kiểm viên Lê Văn Dương.
Trong phiên tòa, ông Trần Hải Sơn được báo chí trong nước cho biết là đã có hành động khắc phục hậu quả một phần cho Nhà nước.
Trong lá đơn được VnExpress dẫn lại, ông Sơn nói ‘đã nhận thức được hành vi là đúng người đúng tội’ và ‘mong muốn được sửa chữa sai lầm và khắc phục hậu quả’.
Bị cáo đề nghị Tòa tối cao giảm nhẹ hình phạt tù cũng như giảm trách nhiệm bồi thường của mình.
Ông Trần Hải Sơn bị tuyên tổng cộng 22 năm tù cho cả hai tội là ‘Tham ô’ và ‘Cố ý làm trái’ và phải bồi thường 39 tỷ đồng.
Cùng chống án là đăng kiểm viên Lê Văn Dương, cựu đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, người bị tuyên án 7 năm tù về tội ‘Cố ý làm trái’.
Bị cáo Dương cho rằng Tòa kết tội ông như vậy là ‘không thỏa đáng’ vì biên bản đăng kiểm ụ nổi 83M do ông lập ‘phản ánh đúng tình trạng kỹ thuật ụ nổi tại thời điểm kiểm tra về độ tuổi cũng như việc ụ nổi này không thỏa mãn quy phạm của Đăng kiểm Nga’, báo Việt Nam trị́ch đăng đơn kháng án của bị cáo này.