Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Vietnam’s Blogger Revolution? - Cách mạng blogger ở Việt Nam?

Tác giả: Marianne Brown
Người dịch: Dương Lệ Chi
20-06-2012
Giới blogger Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy việc đưa tin trong nước. Tin tức mạnh mẽ hơn sẽ tốt cho sự phát triển ở Việt Nam.
Khi lực lượng an ninh cố đuổi một gia đình nông dân nuôi cá khỏi mảnh đất của họ ở huyện Tiên Lãng, miền bắc Việt Nam, họ không nghĩ sẽ bị đáp trả lại bằng súng đạn và mìn. Trận chiến sau đó đã kết thúc với sáu viên công an vào bệnh viện và bốn người đàn ông bị buộc tội âm mưu giết người.
Vụ việc này đã bùng nổ ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một hành động hiếm hoi ở một đất nước mà tin tức bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm ngặt, các phóng viên được phép điều tra kỹ lưỡng sự việc này. Thật vậy, một cựu viên chức ngoại giao phương Tây cho biết, lúc đó ông không hề thấy các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin về câu chuyện này với cùng chiều sâu như các blogger.
Dần dà, càng có nhiều chi tiết hơn được đưa ra ánh sáng, tiết lộ nguyên nhân sự việc là do chính quyền địa phương đã không giữ lời hứa, cũng như sự điều hành yếu kém của họ. Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật do sự tham gia của họ.
Việc đưa tin tức như vậy là rất bất thường ở Việt Nam, đất nước được xếp hạng 172 trên tổng số 179 nước về chỉ số tự do báo chí năm 2011-2012 của tổ chức Phóng viên Không biên Giới. Các biên tập viên phải gặp Bộ Truyền thông vào thứ Ba hàng tuần để được “hướng dẫn” những điều có thể và không thể đưa tin. Mặc dù có một số tờ báo đi xa hơn những báo khác trong việc đưa tin về các vấn đề về tham nhũng, nhưng chuyện tự kiểm duyệt là phổ biến. Do đó, sự kiện [Tiên Lãng] đã làm cho một số người hy vọng rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 24 tháng 4, một cuộc phản kháng khác ở tỉnh Hưng Yên, ngoại ô Hà Nội, đã cho thấy bằng chứng ngược lại.

Hình ảnh hàng trăm cảnh sát được trang bị dụng cụ chống bạo động đối mặt với người dân Văn Giang đã được đăng tải trên blog, lan truyền ngay lập tức. Những người phản đối yêu cầu được bồi thường cao hơn cho mảnh đất đã bị chính quyền địa phương lấy để xây một thành phố vệ tinh ở vùng ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức nóng bỏng, báo chí địa phương vẫn im bặt.
Một tổ chức phi chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (Red Communication), hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí ở Việt Nam. Giám đốc Trần Nhật Minh cho biết, các phóng viên không có được tự do để đưa tin về các cuộc phản kháng ở Văn Giang như họ đã có ở Tiên Lãng.
Ông nói: “Trước đó, các nhà chức trách Văn Giang đã tổ chức một cuộc họp báo. Chính quyền địa phương yêu cầu các phóng viên đưa tin về câu chuyện này theo tài liệu của họ (chính quyền) và không được đến hiện trường vì lý do an toàn“.
Trong vài tuần sau đó, một số thông tin được lọc qua. Tuy nhiên, khi hai người đàn ông xuất hiện trong video bị công an ở chỗ phản kháng (Văn Giang) đánh đập, được nhận diện là các nhà báo của một đài phát thanh nhà nước, sự cố này bắt đầu trở thành tiêu đề của các bài báo.
Một nhà báo Việt Nam, Nguyễn Thị Hung* cho biết: “Sự kiện Văn Giang cho thấy, chính phủ đã thất bại trong việc bịt miệng các phương tiện truyền thông trong nước. Đã có lệnh là không đưa tin về vụ việc này, nhưng chuyện hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập là cái cớ để mọi người đưa tin về sự việc đó“.
Việc đưa tin về cuộc tấn công kéo dài khoảng một tuần, và đã không đi sâu vào các chi tiết về những lý do đằng sau cuộc phản kháng [của người dân]. Nhưng mặc dù tin tức về trường hợp Văn Giang đã bị kềm chế, giám đốc Minh nói rằng chuyện thay đổi không phải là viễn vông (**). Ông nói: “Tình hình hiện nay không giống như vài năm trước đây. Trước kia, nếu có một dự án mà nhà nước phải lấy đất của dân, thì các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ quan điểm của nhà nước“.
Ông nói rằng, các cuộc biểu tình phản đối tịch thu đất là phổ biến và đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng báo chí hiếm khi nói tới. Thường chỉ có [người dân] trực tiếp ở địa phương đó quan tâm, nhưng đa số độc giả sống ở các thành phố, nên đơn giản là hầu hết các tổ chức thông tin không quan tâm đến các vấn đề của nông dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa những người nông dân và các nhà chức trách ở Tiên Lãng đã thay đổi điều đó. Trước tiên, độc giả bị thu hút do mức độ bạo lực, và rồi sau đó độc giả kinh hoàng trước mức độ điều hành yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Minh cho biết: “không gian cho các cuộc biểu tình [chống tịch thu] đất đai trên báo chí hiện nay lớn hơn nhờ sự việc Tiên Lãng”. Ông nói thêm rằng, sự kiện này đã làm cho vấn đề “nóng”, có nghĩa là sẽ có nhiều trường hợp như thế sẽ được đưa tin.
Đại sứ Anh ở Việt Nam nói, việc đưa tin như thế, nếu thành hiện thực, cũng có thể giúp thúc đẩy nỗ lực phát triển cho Việt Nam.
Anh quốc là nước tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng ở Việt Nam, cũng như tài trợ các chương trình đào tạo cho truyền thông trong nước. Đại sứ Antony Stokes cho biết, vai trò của truyền thông là đưa thông tin ra ánh sáng một cách chuyên nghiệp và độc lập. Đây là điều cơ bản trong đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Có một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết thách thức đó“.
Ông Stokes nói rằng, ông hy vọng sẽ giúp các phương tiện truyền thông tự do hơn, không bị các ảnh hưởng chính trị, điều này sẽ giúp thúc đẩy phát triển.
Ông nói thêm: “Các phương tiện truyền thông có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có khả năng là các cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này“.
Phạm Văn Linh*, hiện làm việc cho một tờ báo Việt Nam, cho biết, ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt không thay đổi và thậm chí có thể trở nên nghiêm ngặt hơn.
Linh nói: “Tin tức phụ thuộc vào các nhóm lợi ích của chính phủ và những người mà các biên tập viên nhận được sự hỗ trợ từ [họ]“. Ông tin rằng chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông bởi vì họ sợ mất kiểm soát ý kiến của công chúng.
Ông nói: “Nếu chính quyền mất kiểm soát thì chế độ sẽ mất“.
Nhà báo [Nguyễn Thị] Hung nói, cô nghĩ rằng hạn chế vẫn còn nằm trong từng trường hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cần cho sự thay đổi là viết blog. Điều thú vị trong sự kiện Văn Giang là nó đã được kích hoạt gần như toàn bộ, nhờ quy mô đưa tin của các blogger.
Cô nói: “Blog đang thúc đẩy việc đưa tin trong nước bằng cách đưa thêm nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng. Chính phủ không thể đảo ngược các thông tin đã công bố trên internet“.
Một số phóng viên tiếp cận các hạn chế bằng cách viết blog dưới bút danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của dạng truyền thông này đã không được chính phủ bỏ qua. Nội dung trên các blog ngày càng được sử dụng trong các bản cáo trạng ở tòa án mà có thể kết thúc bằng các bản án tù.
Blogger Lê Đức Thích* cho biết, anh thường xuyên bị cảnh sát đi theo và công việc của anh bị giám sát chặt chẽ. Anh nói: “Họ cố gây áp lực để tôi không viết về các vấn đề nhạy cảm”. Cũng đã có các tin tức cho biết, blogger Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, là một trong những người đầu tiên loan tin về các cuộc biểu tình ở Văn Giang, đã bị sách nhiễu và buộc phải đóng blog của anh.
Theo một số nhà phân tích, luật pháp Việt Nam có thể phục vụ cho việc đàn áp hoặc nuôi dưỡng sự phát triển chất lượng báo chí. Một tài liệu của phía lập pháp đã làm dấy lên mối quan ngại trong cộng đồng quốc tế là dự thảo Nghị định về sử dụng internet, trong đó dự kiến sẽ được phát hành trong tháng này. Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã đưa ra ý kiến riêng về dự thảo trong một bức thư gửi cho chính phủ Việt Nam, công bố hôm thứ năm ngày 7 tháng 6. Nghị định có thể buộc những người sử dụng internet đăng ký sử dụng với tên thật và bắt buộc các trang tin tức phải được sự chấp thuận của chính phủ trước khi đăng tải.
Đại Sứ quán [Mỹ] cho biết, các quy định về hành vi bị cấm trên internet làquá bao la và mơ hồ, và do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền cá nhân về tự do ngôn luận ở Việt Nam“.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về các quyền của nhà báo và của các blogger ở Việt Nam. Ông Minh, Giám đốc Red Communication nói rằng, có những quy định của luật pháp hiện hành có thể giúp cải thiện việc đưa tin, nhưng hiếm khi được thực hiện. Ông nói, theo điều 6 và điều 8 của Nghị định 02, “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và xuất bản“, các nhà báo có quyền không bị cản trở, và các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho họ.
Ông Minh nói: “Sau sự kiện Hưng Yên, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói rằng, chúng ta nên chờ xem các phóng viên có hành động đúng theo quy định của pháp luật hay không. Nhưng điều này là sai. Theo quy định của pháp luật, các phóng viên được phép tác nghiệp ở tất cả mọi nơi trong lãnh thổ Việt Nam, nên họ có mặt ở đó là đúng“.
Trong khi viết blog giúp thúc đẩy việc đưa tin lên các mức độ mới, ông Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết các quyền của họ.
Ông nói: “Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và họ sẽ ít tự kiểm duyệt hơn“.
Tác giả: Bà Marianne Brown là phóng viên cho báo DPA – Deutsche Presse-Agentur (báo Đức), chi nhánh Hà Nội. Bà cũng có các bài viết ở báo Guardian và VOA News, ngoài các tờ báo khác.
* Tên đã được đổi để tránh bị nhận diện.
————–
(**) Ghi chú của BTV: Dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn, có lẽ câu này phải là “change is not in the air.”
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
-----------------
Vietnam’s Blogger Revolution?
Vietnamese bloggers are increasingly driving the news agenda in the country. More robust reporting will be good for Vietnam’s development.
Vietnam’s Blogger Revolution?
 
Related Features

When security forces tried to evict a family of fish farmers from their land in Tien Lang district in northern Vietnam, they weren’t expecting to be met with guns and land mines. The ensuing battle ended up with six officers in the hospital and four men charged with attempted murder.
The case was explosive in more than one sense of the word. In a rare move in a country where news is strictly censored by the government, reporters were allowed to thoroughly investigate the case. Indeed, one former Western diplomat said at the time he had never seen local media cover a story to the same depth as bloggers.
Gradually, more and more details came to light revealing broken promises and mismanagement on the part of local authorities. Several officials were disciplined for their involvement.
Such reporting is highly unusual in Vietnam, a country rated 172nd out of 179 countries in Reporters Without Borders’ Press Freedom Index 2011-2012. Editors have to meet the Propaganda Department every Tuesday for “guidance” on what can and can’t be published. Although some go further than others in covering issues of corruption, self-censorship is rife. The incident therefore gave hope to some that things might change, but just a few months later, on April 24, another protest just outside Hanoi in Hung Yen Province provided evidence to the contrary.
Images of hundreds of police in riot gear facing residents of Van Giang village were posted on blogs, going viral instantly. The protesters were demanding higher compensation for land taken by local authorities to build a satellite city on the outskirts of Hanoi. But despite the hot news, local newspapers remained silent.
Non-governmental organization Red Communication works to improve the quality of journalism in Vietnam. Director Tran Nhat Minh says reporters weren’t given the same freedom to cover the protest in Van Giang as they were in Tien Lang.
“Before Van Giang authorities held a press meeting. The local authorities requested reporters to cover the story according to their own documents and not come to the site because of safety reasons,” he says.
Over the following weeks, a handful of stories filtered through. However, when two men captured on video being beaten by police at the protest were identified as journalists from a state-owned radio station, the incident started making headlines.
“The case in Van Giang showed the failure of the government to silence local media,” says Vietnamese journalist Nguyen Thi Hung.* “There was an order not to report on the case, but the beating of the two reporters from VOV was an excuse for people to cover it.”
Coverage of the attack lasted about a week, and didn’t delve into the details of the reasons behind the protest. But although reporting on the case in Van Giang was stifled, director Minh says change is in the air. “The situation now isn’t the same as a few years ago,” he says. “Before if there was a case of a project where the state had to take the land from the people, then journalists could only report from the point of the view of the state.”
Protests over land confiscation are common and have been for a long time, he says, but national newspapers have rarely paid any attention to them. Often only the immediate locality is interested and with the majority of readership living in cities, most news organizations simply aren’t concerned with the problems of farmers.
However, the battle between farmers and authorities in Tien Lang changed that. First, readers were attracted by the level of violence, and then appalled by the level of mismanagement by the authorities.
“The space for land protests in the national press is larger now because of the Tien Lang case,” Minh says, adding the incident established the issue as “hot,” meaning more cases will be covered.
Such coverage, if it does materialize, could also help boost Vietnam’s development efforts, says Britain’s ambassador to Vietnam.
Britain is a leading donor on anti-corruption in Vietnam and funds training programs for local media. Ambassador Antony Stokes says the role of the media is to bring information to light in a professional and independent way. This is fundamental in fighting corruption.
“It’s a bit of a challenge and we want to work with the Vietnamese government to address that challenge,” he says.
Stokes says he hopes helping the media become freer from political influence will help promote development.
“The media can play a very important part in identifying corrupt individuals. However, there’s a potential for individuals to feel threatened by this,” he adds.
Pham Van Linh,* who works for a Vietnamese newspaper, says he believes the system of censorship isn’t changing, and may even be becoming stricter.
“Reporting depends on the benefit group in government and who editors have support from,” Linh says. He believes the government restricts the media because it is afraid of losing control over public opinion.
“If authorities lose control they will lose the regime,” he says.
Fellow journalist Hung says she thinks restrictions remain on a case-by-case basis, but that the real force for change is blogging. The interest in the case in Van Giang was triggered almost entirely by the extent of coverage by bloggers.
“Blogging is pushing local coverage forward by bringing more information into the public forum,” she says. “The government can’t reverse information published on the internet.”
Some reporters get around the restrictions by writing blogs under pen names. However the rising influence of this medium hasn’t been overlooked by the government. Contents of blogs are used increasingly in indictments at court that end in jail terms.
One blogger, Le Duc Thich,* says he is regularly followed by police and his work is closely monitored. “They try to pressure me not to write about sensitive issues,” he says. There have also been reports that Hanoi blogger Nguyen Xuan Dien, who was one of the first to spread the news about the protest in Van Giang, has been harassed and forced to close his blog.
Vietnamese laws can serve either to repress or nurture the growth of quality journalism, according to some analysts. One piece of legislation which has sparked concern among the international community is a draft decree on usage of the internet, which is expected to be released this month. The U.S. Embassy in Vietnam issued its own comments on the draft in a letter to the Vietnamese government made public on Thursday 7 June. The decree could force internet users to register using their real names and force news sites to gain government approval before publishing.
The embassy said provisions on banned behaviour on the internet were “overly broad and vague, and therefore likely to negatively impact individuals’ rights to freedom of expression in Vietnam.”
Still, not everyone is pessimistic about the rights of journalists and bloggers in Vietnam. Red Communications director Minh says there are provisions under existing laws that can help improve reporting, but these are rarely implemented. He says under Articles 6 and 8 of Decree 02 “Sanctions for Administrative Violations in Journalism and Publishing” journalists have the right not to be obstructed, and government agencies are obliged to give them information.
“The president of the Vietnam Journalist Association said after Hung Yen that we should wait and see if the reporters acted according to the law. But this was wrong,” Minh says. “According to the law journalists are allowed to work in all territories of Vietnam so they were right to be there.”
While blogging is pushing news reporting to new limits, Minh says people will report more when they know their rights.
“When journalists understand the law they will be more confident and there will be less self-censorship,” he says.
Marianne Brown is the Hanoi-based correspondent for Deutsche Presse-Agentur. Her work has appeared in The Guardian and VOA News, among other outlets.
*Names have been changed to protect identities

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến