Luật Biển
chính là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa
đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đồng thời sẽ là thứ « vũ khí pháp lý »
để xử lý bằng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với các cá nhân, tàu
thuyền nước ngoài vi phạm.
Điều 3 của Luật ghi nhận rõ “biện pháp hòa bình” là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Theo báo cáo giải trình, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang. Trong khi đó, khoản 1 Điều 5 quy định việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết.
Luật Biển
thừa nhận quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam nhưng
quy định rất cụ thể các hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc
phòng, an ninh của Việt Nam:
a) Đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam.
b) Đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc
gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.
c) Luyện
tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức
nào.
d) Thu
thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
đ) Tuyên
truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
e) Phóng
đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.
g) Phóng
đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền.
h) Bốc,
dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của
pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.
i) Cố ý
gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển.
k) Đánh
bắt hải sản trái phép.
l) Nghiên
cứu, điều tra, thăm dò trái phép.
m) Làm
ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay
công trình khác của Việt Nam.
n) Tiến
hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Theo Luật
Biển, Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước
ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở
trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Quyền truy đuổi
được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu
yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến
hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được
tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu
được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối
với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi
phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công
trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam.
Việc QH
thông qua Luật Biển Việt Nam là một động thái mạnh mẽ, cần thiết trong việc bảo
vệ chủ quyền biển, đảo. Điểm đáng lưu ý nhất là dù các phiên thảo luận luật Biển
là thảo luận kín. Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ bộ
luật này.
Đào Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét