Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Báo điện tử Đảng CSVN với cụ bà Lê Hiền Đức


Tô đỏ

1- Ngày 29/11/2004Càng tìm hiểu kỹ, càng tự hào và yêu quý Đảng của mình. “Bà là một trong những nữ điệp báo quả cảm của Sở Liêm phóng Hà Nội trong những năm kháng chiến. Tên thật của bà là Phạm Thị Dung Mỹ nhưng những người sống quanh bà nhiều năm vẫn quen gọi bà là Lê Hiền Đức. Đây là bí danh bà dùng trong suốt quá trình kháng chiến và những năm dạy học tại trường Chu Văn An, Hà Nội. Bà đã từng được nhận nhiều Huân, Huy chương của Đảng và Nhà nước trao tặng như Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huy hiệu chiến sĩ diệt dốt, Huy chương ngành tình báo Quân sự, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục… “
3- Ngày 1/2/2005Niềm tin dâng Đảng. “Với cụ bà Lê Hiền Đức, 73 tuổi, một trí thức cách mạng ở Hà Nội, cuộc thi là dịp để tìm hiểu sâu hơn về Đảng. Cụ bà tìm từng quyển sách, hỏi nhiều người về những điều chưa biết, viết nháp từng tờ rồi chép tay tất cả 29 trang giấy với tất cả tâm huyết và tình cảm đối với Đảng và Bác Hồ- để thể hiện lòng kính yêu và niềm tin sắt son đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.“
4- Ngày 8/1/2008Bà già lập blog chống tham nhũng, xứng danh với giải “Liêm chính”Đó là người nữ cán bộ mật mã của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cô Phạm Thị Dung Mỹ năm xưa và cũng chính là bà Lê Hiền Đức ngày nay, người phụ nữ Việt Nam sắp được Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) trao tặng giải thưởng Liêm Chính (Integrity Award).“
5- Ngày 23/1/2008Cần nhiều người như bà Lê Hiền ĐứcLễ trao Giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã được tổ chức hôm 21/1/2008, tại thủ đô Berlin của Đức. Một trong hai người vinh dự được nhận giải này năm nay là một giáo viên đã nghỉ hưu từ Việt Nam, bà Lê Hiền Đức, 75 tuổi từ Hà Nội.“

6- Ngày 31/1/2008Luật về quyền tiếp cận thông tin-công cụ quan trọng để người dân tham gia phòng, chống tham nhũngNăm vừa qua, bà Lê Hiền Đức, một công dân Việt Nam đã được trao giải Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Thế giới. Nếu chúng ta biết phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội tốt hơn nữa thì tôi tin rằng sẽ có thêm nhiều công dân chủ động tích cực và có hiệu quả hơn nữa đối với tệ nạn này.“
7- Ngày 8/2/2008Giữ vẻ đẹp của chữ “Tết thầy”“Gọi là các cụ học trò thật không ngoa, bởi có những học trò giờ đã lên chức ông chức bà, chức cụ vẫn luôn nhớ về những người thầy dạy mình từ thời phổ thông.  Bà Lê Hiền Đức (Pháo Đài Láng, Hà Nội) là một trong những người như vậy. Năm nay bà đã xấp xỉ 80 – cái tuổi được gọi là tuổi xưa nay hiếm – thế nhưng bà vẫn luôn nhớ về người thầy dạy phổ thông của mình với những tình cảm trân trọng nhất.” 
8- Ngày 5/11/2008Bổ sung giải pháp hiệu quả phòng, chống tham nhũng“Trong thực tế, ta đã có nhiều dũng sĩ chống giặc nội xâm. Nhưng việc khen thưởng, biểu dương những dũng sĩ ấy chưa kịp thời, chưa được nhiều. Như chúng ta biết, quốc tế cũng đã trao giải thưởng liêm chính cho bà Lê Hiền Đức về thành tích chống tham nhũng hơn 30 năm qua (bà cũng là dũng sĩ thời chống Mỹ trên đất Quảng Trị).“
9- Ngày 18/3/2009Khen thưởng cá nhân có thành tích chống tham nhũngNgày 18/3, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) phối hợp với Ban Chỉ đạo Thành phố Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt10 cá nhân có thành tích trong PCTN … 10 cá nhân được biểu dương gồm: … bà Lê Hiền Đức (trú tại ngõ 56 Pháo đài Láng, quận Đống Đa) là giáo viên nghỉ hưu, đã có thành tích tố cáo tham nhũng tại một số trường học; đã giúp đỡ người khác về mặt pháp lý, cách thức phòng và chống tham nhũng.” 

Bôi đen

1- Ngày 5/6/2012Làm rõ vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội.  Không nhắc tới nội dung trong 9 bài “Tô đỏ”.
2- Ngày 6/6/2012Thực hiện nguyên tắc “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”Không nhắc tới nội dung trong 9 bài “Tô đỏ”. 
* Xem hình ảnh: 











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến