Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Tin Nóng : THÀNH ỦY HÀ NỘI "NẮN GÂN" TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH



GHI NHANH CUỘC “KHÁCH THĂM” NHÀ CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH


* Đại tá NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, lạnh. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết. Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu.
      Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ. 
Năm phút sau khách đến. Dẫn đầu là Ủy viên Thường vụ Thành ủy kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cùng 5 quan chức của Đảng, gồm: Một chuyên viên của UBKT Thành ủy; ông Phó bí thư Quận ủy Đống Đa; ông Chủ nhiệm UBKT Quận ủy Đống Đa; bà Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên và ông Bí thư chi bộ nơi cụ sinh hoạt Đảng. Đoàn khách đi luôn vào nội dung cuộc viếng thăm: Hỏi cụ có phải là người ký vào Thư ngỏ 61 không và ai là người chấp bút, thảo ra thư đó? Họ thuyết phục cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách 61 đảng viên ký Thư ngỏ đó vì đã vi phạm vào quy định của Đảng, đặc biệt là "19 điều cấm" mà Đảng không cho đảng viên làm.
Cụ khẳng đinh chính cụ là người ký vào Thư ngỏ 61 đó, và vì cụ nhiều tuổi đảng nhất, 75 năm tuổi đảng, nên anh em xếp cụ lên danh sách đầu tiên. Còn ai là người soạn thảo thư đó thì cụ nói là mọi người ngồi trao đổi với nhau, đều nhất tri và đồng tình những nội dung cấp thiết phải kiến nghị với Lãnh đạo Đảng như nội dung Thư ngỏ đã nêu rõ, còn ai là người chấp bút khởi thảo thì không quan trọng, cụ không đáp ứng câu hỏi này vì cụ cho rằng mọi người ký vào Thư ngỏ thì đều có trách nhiệm như nhau và sẵn sàng đối thoại, tranh luận công khai và dân chủ với lãnh đạo Đảng về những vấn đề mà Thư ngỏ 61 đã nêu lên. Liệu Đảng có đồng ý đối thoại và tranh luận công khai với nhóm 61 đảng viên ký vào Thư ngỏ này không ?
Còn về yêu cầu cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách những người ký tên Thư ngỏ này thì cụ nói không, dứt khoát không bao giờ tôi rút theo yêu cầu của các anh!  Còn việc đoàn “đễn thăm” kết luận rằng cụ cùng 61 đảng viên ký tên tập thể vào Thư ngỏ là vi phạm qui định của Đảng và "19 điều cấm" không cho đảng viên làm  thì cụ hoàn toàn bác bỏ, cụ nói chính những qui định đó đã triệt tiêu tinh thần dân chủ trong đảng và ngay "19 điều cấm" cũng vi phạm Điều lệ Đảng ! 
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách cụ là tại sao cụ không trực tiếp góp ý kiến với Đảng theo con đường mà Đảng đã qui định mà lại tán phát những quan điểm sai trái, làm cho đảng viên và người dân hoang mang, dao động? Cụ trả lời là cụ rất thất vọng vì trong suốt gần 10 năm qua cụ đã kiên trì và chân tình góp ý, đã không dưới 10 lần viết thư tay gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban CHTW Đảng và cả Tổng Bí thư nhưng không lần nào cụ được hồi âm, trả lời! Cụ nói: Đến như cụ 16 năm là Ủy viên Trung ương Đảng (Khoá III), là lão thành cách mạng, có 75 năm tuổi đảng, mà các anh ấy trốn tránh, không thèm trả lời thì thử hỏi những góp ý, kiến nghị của các đảng viên khác các anh ấy coi ra gì? Lãnh đạo Đảng ngày nay chỉ thích nghe những ý kiến xu nịnh, thuận tai của bọn cơ hội, giáo điều, nhưng ngược lại họ coi các ý kiến phản biện và những đóng góp chân tình, xây dựng, tâm huyết và khoa học của rất nhiều nhân sỹ trí thưc và đảng viên là những ý kiến có “động cơ xấu”, thậm chí còn bị chụp mũ là “suy thoái, biến chất” hoặc “bị các thế lực thù địch xúi giục”! Đấy chính là một trong các lý do cụ ký tên vào Thư ngỏ 61 và công khai thư đó cho nhân dân biết sau khi thư đó đã gửi chuyển phát nhanh cho TBT, BCT, BBT và  tất cả gần 200 UVTW Đảng . 

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI TỔ CHỨC BẮN PHÁO HOA VÀO NGÀY 10/10/2014




Kính thưa đồng bào cả nước!
Kính thưa toàn thể bà con dân oan!
Kính thưa các bạn học sinh, sinh viên và những bạn trẻ yêu tổ quốc Việt Nam!

Tôi vô cùng phẫn uất trước sự việc chính quyền Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa khắp nơi nhân ngày kỷ niệm 10/10 giải phóng thủ đô trong dịp này. Là một người đi theo cách mạng từ lúc còn tuổi trăng tròn, đến nay tuổi đã quá bát thập, tôi không có mong muốn gì hơn là đất nước ta được ấm no, nhân dân ta được giàu mạnh. Ngày xưa khi đất nước còn nằm trong tay thực dân Pháp, Việt Minh đã hiệu triệu lòng dân, trong đó có tôi, bằng khẩu hiệu vô cùng đẹp đẽ: NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG... Dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu và của cải để đi theo Việt Minh chỉ vì khẩu hiệu đó. Vậy mà đến nay, chúng ta đã phải chứng kiến bao cảnh trái ngang cơ cực trên khắp đất nước này, đặc biệt là bà con dân oan. Ruộng đất của nông dân bị cướp hết để làm dự án, công nhân nghèo đói quá đi bán dâm, sinh viên ra trường thất nghiệp, tiểu thương bị cướp chợ, doanh nghiệp chịu đủ thứ sưu cao thuế nặng, trí thức thì ngủ quên, hoặc nếu nhỡ có thức thì lại đi tù... Trong cảnh nhân dân lầm than như vậy, tôi tự hỏi chính quyền vui sướng gì để lại đốt bao nhiêu tiền, mà đó chính là tiền thuế của chúng ta vào một cuộc vui lúc này. Thủ đô giải phóng ư? Đất nước độc lập ư? Những điều đó còn có ý nghĩa gì khi chúng ta không có tự do, không có hạnh phúc.

Tôi, công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức chính thức kêu gọi toàn thể nhân dân xuống đường phản đối việc bắn pháo hoa này. Đến đúng ngày 10/10/2014, nếu chính quyền Hà Nội không huỷ bỏ ngay việc bắn pháo hoa vô cùng tốn kém, chúng ta hãy cùng nhau xuống đường diễu hành vòng quanh Bờ Hồ để phản đối việc này.

Nếu tôi gục ngã xuống, xin các bạn cứ tiến lên!

Lê Hiền Đức

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

THƯ NGỎ GỬI BCH TRUNG ƯƠNG VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CSVN

THƯ NGỎ





Ngày 28 tháng 07 năm 2014
               THƯ NGỎ

Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.

Thực trạng đau lòng này phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua.

Toàn thể ĐCSVN, trong đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị. 

Vì vậy chúng tôi, những người ký tên dưới đây, thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng với mấy yêu cầu chính dưới đây:

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Vụ bắt giữ 2 tàu và 13 ngư dân VN: Trung Quốc thả người, giữ một tàu cá


Người thân đang mong ngóng các thành viên trên tàu QB 93256 TS sớm trở về quê hương an toàn

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã thả 7 ngư dân trên tàu cá Quảng Bình mang số hiệu QB 93256 TS cùng 6 ngư dân thuộc tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS. Tuy nhiên, tàu cá Quảng Ngãi vẫn bị phía Trung Quốc giữ lại.


Ông Lương Thanh Quảng, Trợ lý Cục trưởng Cục Lãnh sự, Trưởng phòng bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, hôm nay 15/7 cho biết, “theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, phía Trung Quốc đã thả 13 ngư dân Việt Nam bao gồm 7 ngư dân thuộc tàu cá Quảng Bình mang số hiệu QB 93256 TS cùng 6 ngư dân thuộc tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS.”
Tàu cá QB 93256 TS cùng 7 ngư dân ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bị phía Trung Quốc bắt giữ từ ngày 23/6. Trong khi đó, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ từ ngày 3/7.
Hiện 13 ngư dân được thả đang trên đường về nước trên tàu cá Quảng Bình mang số hiệu QB 93256 TS.
Phía Trung Quốc đã tịch thu tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 94912 TS và toàn bộ ngư cụ của 2 tàu cá nói trên.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc sẽ tiếp tục giao thiệp với phía Trung Quốc để xử lý thỏa đáng vụ việc.
Trung Anh

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Trung Quốc bắt giữ tàu cá và 6 ngư dân

Sáng 4-7, ông Phan Hiển - chi hội trưởng Chi hội nghề cá xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) xác nhận tàu cá QNg 94912 TS công suất 100CV của ông Võ Đạt (ở thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh) và 6 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ ngày 3-7 ở vùng biển đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.

Trước đó, chiều 3-7 UBND xã Phổ Thạnh đã có báo cáo với UBND huyện Đức Phổ về việc tàu cá của ngư dân trong xã bị tàu ngư chính 3103 của Trung Quốc vây bắt. Trên tàu có thuyền trưởng Võ Tấn Tèo cùng với 5 ngư dân hành nghề giã cào đôi cùng với tàu QNg 94913 (cũng của ngư dân Võ Đạt).
Sau khi bắt tàu QNg 94912, binh sĩ Trung Quốc vẫy tay ra hiệu cho tàu cá còn lại chạy vào bờ, rồi đưa tàu cá QNg 94912 và 6 ngư dân về phía Trung Quốc.
Lúc này, trên vùng biển tàu cá của ông Đạt đang đánh bắt có rất nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam tham gia khai thác hải sản. Ngư dân Huỳnh Kim Cơ (ở cùng xã Phổ Thạnh), chủ tàu cá QNg 44158 theo dõi sự việc đã sử dụng máy Icom báo tin về đất liền và gia đình ông Đạt để báo cáo với cơ quan chức năng.

Danh sách 6 ngư dân bị lực lượng ngư chính Trung Quốc bắt giữ
1. Võ Tấn Tèo (sinh năm 1992, con trai ông Đạt làm thuyền trưởng)
2. Lê Văn Thun (sinh năm 1994)
3. Võ Lành (sinh năm 1969)
4. Nguyễn Thành Chương (sinh năm 1969)
5. Ngô Văn Trạng (sinh năm 1990)
6. Võ Minh Hoàng (sinh năm 1981)
Và hai ngư dân đang điều khiển tàu cá QNg - 94913 TS chạy về đất liền, là:
1. Trần Xi (sinh năm 1975, làm thuyền trưởng)
2. Nguyễn Ngọc Quý (sinh năm 1988)
Những ngư dân trên đều ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

=======

Một tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi bị 'nhiều tàu Trung Quốc' bao vây và bắt giữ hôm 3/7 khi đang đánh bắt ở tọa độ được cho là gần quần đảo Hoàng Sa, theo giới chức địa phương.
Trả lời BBC ngày 4/7, ông Phạm Minh Hải, cán bộ chuyên trách về nông lâm ngư tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết ngày 28/6, hai tàu cá do ông Võ Đạt làm chủ đã rời bến ở Thọ Quang, Đà Nẵng để hành nghề kéo lưới đôi.
Đến 8 giờ sáng ngày 3/7, một trong hai tàu báo qua máy Icom về cho gia đình ông Đạt rằng đang bị "nhiều tàu của Trung Quốc vây đuổi", ông Hải nói.
"Hiện vẫn chưa biết đó là tàu cá, tàu hải quân hay tàu kiểm ngư".
Báo Đất Việt trong tin ngày 4/7 dẫn lời ông Lê Thanh Tân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đức Phổ, xác nhận tàu cá mang số hiệu QNg 94912 TS đã bị "Trung Quốc kéo về phía biển của họ và hiện vẫn chưa liên lạc được".

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Lãnh đạo VN kêu gọi chuẩn bị mọi tình huống cho tranh chấp Biển Đông

Các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đồng loạt lên tiếng xác quyết cam kết bảo vệ chủ quyền và thúc giục quốc gia chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Truyền thông nhà nước trích phát biểu của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam hôm 1/7 nói rằng Việt Nam chủ trương đấu tranh ‘toàn diện’  với tinh thần ‘bình tĩnh’, ‘kiềm chế’, ‘không để xảy ra xung đột’ và ‘không để nội bộ rối ren.’
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh dù không mong muốn chiến tranh nhưng Việt Nam cũng phải chuẩn bị tất cả mọi phản ứng cho mọi tình huống, kể cả chiến tranh.
Ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định vấn đề Biển Đông là rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

 Ông Nguyễn Phú Trọng nói: Việt Nam chủ trương đấu tranh ‘toàn diện’ với tinh thần ‘bình tĩnh’, ‘kiềm chế’, ‘không để xảy ra xung đột’ và ‘không để nội bộ rối ren'.


Ông  Trọng nói Việt Nam không thể chọn nước láng giềng ‘ăn đời ở kiếp’ với mình, nên phải tìm cách để sinh sống hòa bình-hữu nghị trên tinh thần giữ được độc lập chủ quyền, nhưng ông thừa nhận rằng đây là việc khó.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các ban ngành địa phương chuẩn bị những giải pháp ứng phó với các tình huống kinh tế khó khăn giữa lúc tranh chấp Biển Đông liên quan đến giàn khoan Trung Quốc đang leo thang.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Chinese ship attacked and sank a Vietnamese fishing boat near Paracel Islands - 26th May, 2014

This a video clip captured by fishermen near Paracel Islands. It shows that a very big Chinese ship attacked and sank the Vietnamese fishing boat. 
They acted like the pirates.

At 4pm 26th May, 2014, 40 Chinese fishing vessels chased and then a vessel number 11209 collided a Vietnamese fishing boat number DNA 90152, sank it, 17 nautical miles in the South West of where Chinese oil rig Haiyang Shiyou 981 deploying.
Location where Vietnamese fishing boat 90152 sunk is the traditional fishing grounds, under the exclusive economic zone and continental shelf of Vietnam. 
Ten fishermen of DNA 90152 were rescued by other Vietnam fishermen nearby.


Tường thuật trực tiếp: TỌA ĐÀM "LÀM SAO ĐỂ THOÁT TRUNG?"


Từ 1h30, đã có nhiều vị học giả, nhà nghiên cứu và người quan tâm đã có mặt tại hội trường tầng 4 của trụ sở Hội Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội. Lúc đầu định làm ở tầng 3, sau phải dời lên tầng 4 là nơi có sức chứa lớn hơn.

13h50, hội trường đã hết chỗ.  
Đến dự có các vị: Phạm Toàn, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phạm Chi Lan...

14h00: Giáo sư Chu Hảo phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm.

Hôm nay, chúng ta tổ chức hội thảo về vấn đề lớn của đất nước mà nhiều người quan tâm. Đến dự, về phía Quỹ Phan Chu Trinh, có Nhà văn Nguyên Ngọc, chủ tịch Quỹ Phan Chu Trinh là đơn vị tổ chức cuộc tọa đàm này.

Hội thảo này có được từ cảm hứng về lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines. Thoát  Trung ở đây là Thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc.

Tọa đàm này có các diễn giả sau: TS. Giáp Văn Dương, GS. TS Trần Ngọc Vương, TS Phạm Gia Minh, TS. Đinh Hoàng Thắng.

Mở đầu, TS, Giáp Văn Dương sẽ trình bày trong 30 phút. 
Sau đó, các diễn giả khác, mỗi người 15 phút.  

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Đơn tố cáo ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương

Hình ảnh mang tính chất minh họa.

Tôi là Nguyễn Thanh Hiếu, nhân viên văn thư của công ty Cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa, trụ sở tại số 90, Quang Trung, Đà Nẵng. Công ty chúng tôi đã gửi hồ sơ tố cáo hành vi tham nhũng, bao che, cố tình cướp đất của công ty chúng tôi của chính quyền Đà Nẵng, nhưng đơn gửi từ lâu vẫn không có bất kỳ động thái xử lý nào, chúng tôi nghi vấn vì có liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh, nay là Trưởng ban Nội chính Trung ương đã cố tình bao che.


Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Thất vọng với bản nhận xét của ông Phan Trọng Thưởng về luận văn Đỗ Thị Thoan

An Thảo
10168016_1417908021805228_8713495044288850067_nNếu không đọc tên của tác giả bản nhận xét này, tôi sẽ nhầm rằng đây là bản nhận xét từ một nhân viên an ninh văn hóa, thay vì là một nhà nghiên cứu, như vị trí của ông.
Vì nếu là một bản nhận xét và thẩm định luận văn một cách khoa học, thì những lập luận của nó phải dựa vào các luận điểm khoa học, và kết luận của nó phải là những kết luận về tính chất đúng, sai, có cơ sở hay không có cơ sở của luận điểm và vấn đề trong luận văn.
Ngược lại, tôi thấy đa số những kết luận trong bản nhận xét đều trực tiếp hoặc gián tiếp lấy sự quy chiếu chính trị thay cho lập luận khoa học. Mặt khác, tác giả bản nhận xét cũng cố ý sử dụng sai trích dẫn nhằm mục đích công kích cá nhân, thay cho những đánh giá và nhận xét khách quan về vấn đề và luận điểm của luận văn.
Tôi nghĩ, ông Phan Trọng Thưởng có quyền đưa ra những nhận xét của mình, nhưng trong hình thức của bản nhận xét luận văn khoa học, ông phải dùng ngôn ngữ khoa học, chứ không phải là ngôn ngữ báo cáo của một nhân viên an ninh văn hóa.
 Tác giả gửi Văn Việt

PGS.TS. Phan Trọng Thưởng: Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn

PGS.TS. Phan Trọng Thưởng
LeKhaiGiangLopBDVVNguyenDuKhoaVII_PhanTrongThuong
PGS.TS. Phan Trọng Thưởng
Văn Việt: Vụ luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan từ khi được nhà phê bình văn học Chu Giang khởi động phê phán tại Hội nghị lý luận phê bình lần thứ 3 của Hội Nhà văn Việt Nam ngày 05/6/2013, và sau đó là một loạt bài cũng của ông đăng trên Văn nghệ TP HCM, đã bùng phát một làn sóng tranh luận chưa từng thấy trên báo chí chính thống và phi chính thống, trong nước và ngoài nước (google ngày 21/4/2014 cho biết với từ khóa “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, có đến gần 50.000 kết quả). Ông Nguyễn Văn Lưu thẳng thắn: “Vì vậy chúng tôi cấp thời đề nghị phải lập tức đình chỉ việc giảng dạy của cô giáo Nhã Thuyên – dù là giảng dạy hợp đồng. Đồng thời hủy bỏ luận văn, hủy bỏ học vị Thạc sĩ của tác giả luận văn, xem xét lại tư cách của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Bình và trách nhiệm của Hội đồng chấm luận văn này.”
Lời “đề nghị” trên của ông Nguyễn Văn Lưu đã được thực hiện vượt mức: Đỗ Thị Thoan bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy, bằng thạc sĩ bị hủy bỏ; PGS TS Nguyễn Thị Bình cũng bị cho thôi việc.
Cơ sở pháp lý – tạm gọi như vậy – của những biện pháp hành chính nói trên là kết luận của Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập một cách bí mật, hiểu theo nghĩa không có đối thoại, “tất cả đều làm rất nhanh, bên trên, sau lưng đương sự, thiếu các thủ tục dân chủ tối thiểu trong một xã hội được coi là đề cao dân chủ” (Trần Đình Sử).
Nay, lần đầu tiên toàn văn bản phản biện của một thành viên Hội đồng thẩm định ấy, PGS TS Phan Trọng Thưởng, được công bố. Nhờ vậy, lần đầu tiên công chúng mới có điều kiện xem xét một cách thực chứng cơ sở học thuật của (một thành viên) Hội đồng thẩm định khi đi đến kết luận về luận văn của Đỗ Thị Thoan. Văn Việt mời gọi độc giả tranh luận với tác giả bản phản biện, coi đó là một hoạt động bình thường trong một xã hội dân chủ. 
VanVN.Net – Gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến khác nhau về luận văn thạc sĩ của học viên Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên), ngày 12-2-2014, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định luận văn này. Đây là việc bình thường ở các cơ sở đào tạo sau đại học hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của các cơ sở đào tạo. Để bạn đọc hiểu rõ hơn thực chất luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan về đề tài: “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa”. VanVN.Net xin đăng toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS.TS Phan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập.
PGS.TS. Phan Trọng Thưởng: Dựa trên quy cách của một bản nhận xét luận văn và những yêu cầu do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề ra, tôi có một số nhận xét sau đây về luận văn của tác giả Đỗ Thị Thoan. (Tất cả những đoạn để trong ngoặc kép hoặc in nghiêng đều trích dẫn nguyên văn từ luận văn).

1. VỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo tác giả luận văn, “chỉnh thể văn học và văn hóa trong bất kỳ không gian và thời gian nào cũng luôn luôn bao gồm dòng chính và dòng ngầm, trong đó dòng chính được coi là Trung tâm; dòng ngầm được coi là ngoại vi, là bên lề”. Dòng chính được coi là “có quyền năng chi phối tác động, quyền năng hình thành qui phạm, hình thành thiết chế; còn Dòng ngầm có vai trò “giải qui phạm và phá hủy thiết chế, nhất là khi thiết chế đó bộc lộ xơ cứng và bảo thủ diễn ra ngay trong dòng chính như một qui luật của vận động”.

Giới học thuật phản đối vụ thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan

RFI

Cô Đổ Thị Thoan tức Nhã Thuyên (DR)
Cô Đổ Thị Thoan tức Nhã Thuyên (DR)

Thanh Phương
Gần như đồng loạt, giới học thuật Việt Nam trong và ngoài nước vừa ra bản phản đối và thư ngỏ để bày tỏ thái độ về vụ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan, tức Nhã Thuyên.

Luận văn của giảng viên Đỗ Thị Thoan, "Vị trí của kẻ bên lề : thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa", đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị một hội đồng khác đưa ra thẩm định lại.
Kết quả là bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo các quyết định ngày 11/03/2014 và 14/03/2014, mà tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này cũng không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật.
Ngày 19/04 vừa qua, một « Bản phản đối và yêu cầu » của những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam gởi Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm đã được phổ biến trên mạng để thu thập chữ ký.
Trong bản phản đối này, những người ký tên ( khoảng hơn 100 người, tính cho đến ngày 20/04 ) yêu cầu hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội hủy các quyết định không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của cô Đỗ Thị Thoan. Theo họ, các quyết định này là « phi pháp và phi lý », vì trái với các quy chế đào tạo thạc sĩ và quy chế văn bằng, chứng chỉ hiện hành ở Việt Nam.
Hôm qua, 20/04, đến lượt giới học thuật Việt Nam ở nước ngoài lên tiếng về vụ này qua một thư ngỏ « Về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan », cũng được phổ biến trên mạng để lấy chữ ký.
Bức thư ngỏ, với những chữ ký đầu tiên của các nhà trí thức người Việt ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Bỉ..... , phản đối việc thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong giới giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hủy bỏ các quyết định này.
Đặc biệt, họ nhấn mạnh rằng việc thu hồi bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan/Nhã Thuyên là một sự « vi phạm nghiêm trọng » quyền tự do học thuật. Theo bức thư ngỏ, « các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào ».

Source: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140421-gioi-hoc-thuat-trong-va-ngoai-nuoc-phan-doi-vu-thu-hoi-bang-thac-si-cua-do-thi-tho

Thêm 21 người Trung Quốc toan vào VN

Cập nhật: 10:42 GMT - thứ hai, 21 tháng 4, 2014
Người Ngô Duy Nhĩ ở Bangkok
Người Ngô Duy Nhĩ cũng trốn sang cả Thái Lan
Nhóm 21 người Trung Quốc bị bắt khi toan nhập cảnh trái phép Việt Nam trong cùng ngày xảy ra vụ nổ súng chết người hôm 18/4, theo các nguồn tin từ Việt Nam.
Trong khi đó cũng có tin Thái Lan cũng phát hiện và bắt giữ một nhóm người Trung Quốc vào nước họ trái phép.
Báo Người Lao Động dẫn nguồn tin từ Đồn biên phòng số 3 Trà Cổ thuộc thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nói họ đã bắt nhóm người "xâm nhập trái phép Việt Nam, nghi có liên quan đến nhóm 16 đối tượng gây ra vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh vào trưa 18/4".
Lực lượng Việt Nam đã được Trung Quốc báo trước về ý định vào Việt Nam của nhóm 21 người và nhóm này đã "bị cơ quan chức năng Trung Quốc bắt giữ."
Trước đó một nhóm 16 người bao gồm 10 nam giới, bốn phụ nữ và hai trẻ nhỏ toan vào Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh.
Một nguồn tin báo chí nói bất đồng ngôn ngữ là một trong những lý do khiến thành viên của nhóm này cướp và nổ súng khiến hai lính biên phòng Việt Nam thiệt mạng.
Năm người Trung Quốc cũng thiệt mạng, điều được quan chức tỉnh Quảng Ninh giải thích với BBC là do họ nhảy từ tầng cao của đồn biên phòng xuống.
Bốn phụ nữ trong nhóm mặc trang phục của người Hồi giáo và nhóm người vượt biên vào Việt Nam được cho là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ (Uighur).

'Quy chế tị nạn'

Trong khi đó báo Phnom Penh Post cũng đưa tin một nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt hôm thứ Bảy tại tỉnh Sa Kaeo của Thái Lan, giáp ranh với Campuchia.

108 NHÀ TRÍ THỨC KÝ BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU GỬI HIỆU TRƯỞNG ĐHSP HN


 
 BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU
(Cập nhật từ ngày 18/4/2004 - 0h30 20/04/2004)

Chúng tôi xin công bố danh sách chữ  ký cập nhật đến 0h30 ngày20/4/2014. Chúng tôi cũng thông báo rằng, còn khoảng gần hai mươi người đã đăng ký tính đến thời điểm trên, nhưng do chưa cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, nên chúng tôi tạm thời chờ quý vị bổ sung thông tin và sẽ công bố tên của quý vị trong danh sách cập nhật của những ngày tiếp theo, cùng với những người khác.

******
Những người muốn tham gia ký tên vào Bản phản đối và yêu cầu dưới đây, nhằm bày tỏ thái độ trước quyết định vô lý và vi phạm các quy định hiện hành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc hủy bằng và phủ quyết luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan, nhằm bày tỏ tinh thần tương ái đối với đồng nghiệp bị đối xử bất công, và nhằm bảo vệ tương lai nghề nghiệp của chính mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm, danh dự và tư cách của cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam, xin gửi thư điện tử về địa chỉ :

Do đặc thù của vụ việc và nội dung của Bản phản đối và yêu cầu, nên xin phép chỉ chấp nhận chữ ký của những người đảm bảo các điều kiện sau:

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung được trả tự do

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung từng tu nghiệp công nghệ thông tin tại Pháp.
Một nhà bất đồng chính kiến và tù nhân chính trị trẻ tuổi của Việt Nam, Thạc sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung đã được thả tự do sau gần 5 năm bị tù giam và đã về tới nhà riêng ở Sài Gòn hôm 12/4/2014.
Hôm thứ Bảy, bà Lê Thị Minh Tâm nói với BBC con trai của bà đã được chính quyền trao quyết định thả tự do vào đầu giờ sáng thứ Bảy và đã về tới nhà, mà gia đình không hề được biết trước vào lúc 10h kém năm phút cùng ngày.
Bà Tâm nói: "Khi mà Trung về chúng tôi rất là mừng bởi vì chúng tôi rất bất ngờ, bất ngờ ghê gớm lắm vì không có một thông tin nào cả,
"Thậm chí như Trung, sáng nay là Trung cũng không biết luôn, Trung vẫn đi lao động bình thường, thế rồi giữa chừng cán bộ mới gọi vào mới trao quyết định,
"Người ta đưa Trung về phường, bàn giao cho phường, xong rồi Trung tự thuê xe ôm về nhà, thế thì khi Trung về tới cổng nhà, Trung nhòm vô, thì trong nhà mới nhìn thấy là mừng vô cùng vì không tin vào mắt mình nữa."

'Vẫn khỏe'

Về sức khỏe của con trai mình, bà Tâm cho biết thêm chi tiết:
"Sức khỏe thì Trung vẫn khỏe thế nhưng mà trong một số vấn đề cơ bản của sức khỏe thì rồi từ từ sẽ đi khám bệnh cho Trung để xem tình hình cụ thể như thế nào."

Tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi được đặc xá.

Tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi
Ông Vi Đức Hồi nguyên đảng viên cao cấp của đảng CS Việt Nam bị kết án 5 năm tù giam vì tội tuyên truyển chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự đã được đặc xá về nhà trước thời hạn vào ngày hôm nay. Trao đổi với chúng tôi sau khi về tới nhà ông Vi Đức Hồi cho biết:
-Tôi về đến nhà lúc hơn 11 giờ, tôi được đặc xá trong trường hợp đặc biệt, tôi về trước thời hạn 1 năm rưỡi. Tôi bây giờ sức khỏe khá hơn thời gian vừa rồi. Người thì nó sút cân một tí nhưng mà nói chung tinh thần và sức khỏe cũng ổn
Khi được hỏi phải chăng ông được đặc xá vì mang bệnh giống như hai ông Đinh Đăng Định và Nguyễn Hữu Cầu trong thời gian vừa qua hay không ông Vi Đức Hồi cho biết:
-Không! đây là do áp lực quốc tế gây áp lực buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tôi trước thời hạn chứ không có bệnh tật hay là gì cả
Khi được hỏi thông tin từ đâu cho ông biết là ông được quốc tế can thiệp mà không phải là hảo ý của nhà nước, ông Hồi cho biết:
-Tôi mặc dù ở trong tù nhưng mà cũng có thể nhận biết được bởi vì bản chất của chế độ này không bao giờ có thương hại gì đối với những người như chúng tôi cả. Tôi hiều điều đó và bản thân tôi từ lúc ra tòa cho đến khi được thả tôi khằng định chưa bao giờ tôi có tội cả cho nên họ rất là cay cú với tôi. Không bao giờ có chuyện là họ tìm cách để mà giảm án cho tôi, điều đó là không có. Tôi hiều rằng đây là tác động ở bên ngoài, anh em bên ngoài quan tâm và thúc đẩy gây áp lực buộc giới chức cộng sản Việt Nam phải tha cho tôi trước thời hạn đó là chắc chắn, tôi xin khẳng định như vậy mặc dù tôi không có thông tin gì về điều đó.
Ông Vi Đức Hồi, 56 tuổi từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Từ năm 2006, ông đã viết nhiều bài báo phê phán Đảng, lên án chính quyền thỏa hiệp với Trung Quốc, chống tham nhũng và bất công xã hội cũng như đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam. Ông Vi Đức Hồi là thành viên của Khối 8406 và được tổ chức Human Rights Watch trao giải Hellman/Hammett năm 2009 vì các đóng góp của ông trong việc bảo vệ tự do ngôn luận.

Ông Vi Đức Hồi bị bắt vào ngày 27-10-2010 và tòa sợ thẩm kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế vào ngày 26 tháng 1 năm 2011. Ba tháng sau Tòa Phúc thẩm  đã giảm án còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

NHỮNG CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA NGÀI CHỦ TỊCH QH NGUYỄN SINH HÙNG



Những câu nói bất hủ của ngài Chủ tịch quốc hội 
Nguyễn Sinh Hùng

Nguyễn Quang Lập

Nhân câu nói bất hủ của ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, ngài vừa nói hôm qua tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 11/4. ( Xem tại đây), mình xin trích một số câu bất hủ khác của ông để cười cho vui ngày cuối tuần. 

1.Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội:" “Đồng chí Lợi hỏi tôi có yên tâm với đường sắt cao tốc không, tôi yên tâm, chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc”( Xem tại đây) 

2.Ngày 8/6/2010, PTT vừa cười vô tư vừa nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra:  “Tôi thì vẫn chưa lo”  ( Xem tại đây) 

3. Ngài trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008:  “Với những chính sách điều chỉnh thị trường hiện nay, tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. ( Xem tại đây) 

4. Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh thêm ý của ngài:"Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng". (Xem tại đây) 

5. Trả lời than thở của Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt", ngài nói:"Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn" ( Xem tại đây) 

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Từ câu chuyện một luận văn

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần 7, năm 2014 vừa được trao tối 24.3.2014 tại Sài Gòn. Hạng mục Giải giáo dục năm nay gây chú ý đặc biệt khi chủ nhân là một nhà giáo dục người Mỹ có tư tưởng cấp tiến, một tên tuổi không xa lạ gì với những ai quan tâm đến Chương trình Fulbright, ông Thomas J. Vallely.

Năm 1994, ông Thomas J. Vallely với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè đồng nghiệp Việt Nam, đã tham gia thành lập chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Hiệu quả của chương trình giáo dục trên đóng góp vào nguồn nhân sự trí thức trẻ, nhân lực quản trị kinh tế theo xu hướng tiến bộ của Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy. 20 năm sau, ông được mời tham gia trong một nỗ lực chung của Việt Nam và Mỹ ở dự án xây dựng Đại học có tên Fulbright Việt Nam.

Ông Thomas cho biết, dự án thú vị trên được truyền cảm hứng từ chính tư tưởng cải cách giáo dục, canh tân văn hóa của cụ Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX. Qua việc phân tích, cắt nghĩa về tính thời sự của tư tưởng Phan Châu Trinh trong việc chọn cải cách giáo dục làm trọng tâm canh tân, quyết định quỹ đạo phát triển đất nước, ông Thomas J. Vallely chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập đó là tự tách mình ra khỏi mối tương quan với giáo dục hiện đại của thế giới phát triển bên ngoài. Ông gọi đó là một “cạm bẫy tinh thần”, một sự tự cô lập trong cái gọi là “ngoại lệ Việt Nam”.

“Sau một thời gian dài theo dõi các cuộc tranh luận về cải cách giáo dục ở Việt Nam, tôi thấy tính ngoại lệ này thể hiện ở ít nhất hai lĩnh vực. Đầu tiên là về cách thức đo lường và đánh giá tiến bộ. Không thể cứ tiếp tục nói rằng Việt Nam ngày nay khá hơn Việt Nam 20 một khi nó vẫn tụt hậu một cách tệ hại so với các nước trong khu vực. Giáo sư Hoàng Tụy là tiếng nói mạnh mẽ nhất phản đối sự nguy hiểm của tính tự mãn trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Lĩnh vực thứ hai mà chúng ta phải cảnh giác với ngoại lệ là quản trị đại học. Bất kỳ một nền giáo dục đại học có chất lượng nào cũng đều có một số đặc điểm có tính phổ quát, vượt ra khỏi bối cảnh địa phương. Những trường đại học xuất sắc nhất trên thế giới có chung một thuộc tính cơ bản, trong đó bao gồm tự do học thuật, trọng dụng nhân tài và minh bạch. Nỗ lực cải thiện giáo dục đại học mà bỏ qua những phẩm chất vô hình này thường không bao giờ đem lại kết quả mong muốn. Các trường đại học nên bắt rễ sâu từ nền văn hóa bản địa, nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu dùng văn hóa như một cái cớ để hạn chế những nguyên tắc cốt lõi của đại học, như tự do học thuật chẳng hạn”, ông Thomas J. Valley diễn giải.

2.
Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa của Đỗ Thị Thoan (bút danh khác: Nhã Thuyên) ở ĐH Sư Phạm Hà Nội đang gây ra sự chú ý trong giới phê bình và sư phạm đại học. Cần lưu ý, đây là một luận văn thạc sĩ đã được hội đồng khoa học của trường Đại học Sư phạm ghi nhận với mức điểm tuyệt đối: 10/10 nhưng bỗng chốc chịu búa rìu nặng nề của những nhà phê bình “cung đình” tên tuổi trên một số tờ báo văn nghệ quốc doanh.

Với nhiều bài viết quy chụp tư tưởng, các nhà phê bình này đã gây áp lực với trường Đại học để đánh rớt hợp đồng lao động đối với tác giả luận văn, bêu riếu tên tuổi và tư cách của người hướng dẫn luận án, đặt dấu hỏi về lập trường quan điểm của hội đồng khoa học ở trường đại học và yêu cầu lập hội đồng xét lại giá trị của công trình (vào ngày 27.7.2013 vừa qua). Thô bạo và phản văn minh nhất, là mới đây chính trường ĐH Sư Phạm Hà Nội tổ chức một cuộc xét lại luận văn của cô Thoan, đi đến quyết định thu hồi, tước bằng thạc sĩ đối với cô Thoan đồng thời buộc người hướng dẫn luận văn về hưu non. Báo chí chính thống tuyệt nhiên không được bàn đến vụ việc này.

Chưa bàn đến chuyện mâu thuẫn thế hệ, xung đột trong phương pháp phê bình, sự cố tình đồng nhất giữa quan điểm của đối tượng nghiên cứu với cá nhân tác giả nghiên cứu, áp đặt ý thức hệ trong đánh giá... mà chỉ quan sát ở góc độ “thực hành phê bình”, đã cho thấy có một thứ quyền lực độc tôn đầy phi lý đang tồn tại, chi phối đời sống học thuật.
Lịch sử nghiên cứu đại học nhân loại đã chứng minh rằng, những mô hình giáo dục đại học đúng nghĩa phải được đảm bảo bằng những giá trị mang tính điều kiện: đại học phải là môi trường tự trị, tự do về tri thức qua việc tạo ra các thiết chế hóa mà những quyền lực thô thiển bên ngoài, kể cả ý hệ chính trị không có quyền gì can thiệp.

Triết gia Karl Jaspers lý giải: “Những thiết chế là những cơ chế có mục đích được tạo ra để làm cho sự giao dịch an toàn hơn và chắc chắn hơn. Chúng thiết lập những dạng thức mà, cho đến khi được cố ý biến đổi, vẫn giữ được tính giá trị hiệu lực không bị chất vấn. Tuân thủ theo những dạng thức và luật lệ này là một trong những điều kiện của công việc trí tuệ. Nó cung ứng nền tảng và trật tự”. Và ông cũng cho rằng: “Bên trong đời sống của đại học, thầy và trò được thúc đẩy bằng một động cơ duy nhất, lòng hiếu tri nguyên thủy của con người” (Karl Jaspers, Ý niệm đại học, Hà Vũ Trọng, Mai Sơn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, NXB Hồng Đức, 2013)

Không phải ngẫu nhiên, bài phát biểu của giáo sư Ngô Bảo Châu tại lễ chào mừng và vinh danh được tổ chức tại Trung tâm hội thảo quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội tối 29.8.2010 nhân dịp ông nhận được giải thưởng Fields đã nhấn mạnh: “Từ trải nghiệm ở Pháp và Mỹ, tôi đã hiểu ra rằng, môi trường khoa học lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học không phân biệt già trẻ, cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học”. Khi trích đăng lại trong cuốn kỷ yếu Kinh nghiệm Thế giới & Việt Nam nhân kỷ niệm 200 năm ĐH Humboldt (1810-2010), ban biên soạn đã đặt tựa bài phát biểu này dưới dạng một khẩu hiệu khẩn thiết hướng đến “kinh nghiệm đại học” Việt Nam: “Môi trường đại học cần tự do tuyệt đối”.

Việc vươn cánh tay thép nhân danh văn hóa, tư tưởng đầy thô bạo vào môi trường nghiên cứu của đại học, lùng sục bản luận văn được lưu trong thư viện trường để mang ra mổ xẻ và dùng uy quyền của truyền thông để “đấu tố” trong trường hợp xảy ra tại ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với môi trường tri thức đại học. Nó cũng phơi bày một thực tế đáng sợ: quyền lực ý hệ cũ kỹ đang ôn tồn [? – BVN] can thiệp, bóp méo hoạt động nghiên cứu ở đại học.

Đây có lẽ là một trong những lý do lý giải cho sự mất sinh khí dân chủ, ý thức nghiêm túc trong sinh hoạt khoa học ở các đại học, đặc biệt là khu vực đại học công lập. Hệ quả của nó là nạn thỏa hiệp và rập khuôn, sao chép luận văn, luận án, giáo trình, mua bán điểm chác, bằng cấp, tạo ra những học hàm học vị ảo... đang diễn ra phổ biến, giết chết nhận thức sáng tạo và tinh thần theo đuổi tri thức chân chính cần có ở người học và nghiên cứu.

Trong cuốn Luận văn (Phạm Nữ Vân Anh dịch, NXB Lao động, 2010), một cẩm nang dành cho Sinh viên khoa học xã hội, Umberto Eco - nhà tư tưởng, nhà văn, nhà phê bình văn học và đồng thời là giáo sư danh dự của đại học Oxford, Kellogg – đã dành nhiều trang chứng minh rằng: không có sự phân biệt nào giữa tính khoa học và tính chính trị trong một luận văn. Bởi điều mà một luận văn hướng đến là trình bày một quá-trình-tri-thức. Ông viết: “Một mặt, có thể nói rằng, mỗi một công việc nghiên cứu khoa học luôn có giá trị chính trị tích cực, bởi vì nó đóng góp vào sự phát triển tri thức của người khác (có giá trị chính trị tiêu cực khi nó cản trở quá trình nhận thức), nhưng mặt khác nói, một cách chắc chắn mỗi công việc chính trị muốn thành công thì phải có nền tảng của sự nghiêm túc trong khoa học”.

3.
Từ câu chuyện xảy ra với luận văn cô Đỗ Thị Thoan, những ai cần phải lên tiếng?

Những tiếng nói phản biện từ báo chí, các nhà phê bình ngoài lề với tư cách “liên lụy” với đời sống văn chương là cần thiết. Nhưng thiển nghĩ, cần thiết hơn, là những phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ từ giới nghiên cứu ở các trường đại học trong nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của họ. Thật không thể lý giải nổi vì sao đến nay, sau cái quyết định đáng hổ thẹn trong đời sống học thuật đại học đó, là một quãng lặng im không âm không vọng.

Những nhà sư phạm cao quý không thấy có chút liên hệ nào với đời sống nghiên cứu của bản thân, với môi trường học thuật mà mình đang tham gia?

Họ không nhận ra việc tự biến mình thành kẻ vô can sẽ dẫn dắt tình hình đến chỗ một ngày nào đó câu chuyện của cuốn luận văn của cô Đỗ Thị Thoan cũng sẽ là mẫu số chung của bất kỳ một cuốn luận văn nào, thực tế đang diễn ra ở Đại học Sư Phạm Hà Nội cũng sẽ là thực tế của bất kỳ một trường đại học nào trên đất nước này?!
Cũng đã có những nhà giáo nhận được các giải thưởng giáo dục lớn trong và ngoài nước, họ liên tục lên báo chí, xuất hiện các diễn đàn nói rất kêu về tự do và khai phóng đại học. Họ đang ở đâu, làm gì?

Phản ứng trước cách xử lý đối với một luận văn và tác giả luận văn, không có nghĩa là bảo vệ cho sự đúng, sai của luận văn đó hay cho tác giả, mà trong trường hợp này, là tìm lại giá trị cốt lõi để đại học đúng nghĩa sinh tồn; tìm cách chữa trị cho một đời sống nghiên cứu lành mạnh trong một hệ thống giáo dục đang nan y mãn tính; giúp cho nó thoát khỏi tình trạng ốc đảo man rợ của “ngoại lệ Việt Nam”.

N.V.N.
Nguồn: plus.google.com

Bài đăng phổ biến