Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)
Phát biểu về Báo cáo tình hình Nhân quyền các nước năm 2012 – Họp báo đặc biệt.
Uzra Zeya - Quyền Trợ lý Thư ký Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động
Washington, DC – Ngày 19/4/2013
Uzra Zeya - Quyền Trợ lý Thư ký Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động
Washington, DC – Ngày 19/4/2013
Ms. ZEYA: Xin cám ơn ngài Ngoại trưởng rất nhiều. Tôi muốn nói vài lời về cách chúng ta sử dụng Bản báo cáo Nhân quyền hằng năm để thông tin cho các cơ quan Ngoại giao trên khắp thế giới của chúng ta và giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về một số những diễn biến chủ yếu trong năm qua, mà bản báo cáo đã mô tả, rồi tôi sẽ hân hạnh lắng nghe những câu hỏi từ các bạn.
Như ngài Ngoại trưởng đã nói, Nhân quyền là trọng tâm trong những cam kết ngoại giao toàn cầu của Hoa Kỳ và những bản báo cáo này là nền tảng thực tế để chúng ta xây dựng và định hình các chính sách của mình. Nhân quyền luôn nằm trong chương trình nghị sự, trong các mối quan hệ song phương của chúng ta, ví dụ như trong suốt cuộc đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt gần đây, trong đó chúng ta thúc giục việc trả tự do cho các tù nhân chính trị gồm Lê Quốc Quân, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và những người khác. Chúng ta luôn ủng hộ những người bị bỏ tù vì những hoạt động cho lý tưởng của họ, gồm Khôi nguyên Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba và Luật sư Nhân quyền Cao Trí Thịnh và Mục sư Saeed Abedini của Iran, trong số nhiều nhà hoạt động khác trên khắp thế giới.
Những bản báo cáo riêng lẻ thì độc lập và với chúng chừng đó là đủ, vì thế tôi đề xuất là các bạn hãy lấy thêm thông tin chi tiết về những quốc gia hay khu vực cụ thể từ chúng. Đồng thời, tôi muốn nêu bật những diễn biến quan trọng trong năm 2012.
Trước tiên, như ngài Ngoại trưởng đã ghi nhận, chúng tôi tiếp tục chứng kiến một không gian dành cho xã hội dân sự đang dần thu hẹp tại các quốc gia mà số lượng ngày càng tăng như Trung Quốc, Ai Cập, và Nga, chỉ kể tên một vài nước như thế. Năm 2012 đã chứng kiến những luật mới ngăn cản việc thực hành các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo; sự tăng cường những hạn chế đối với các tổ chức nhận tài trợ từ nước ngoài; và việc sách nhiễu, bắt bớ và sát hại các nhà hoạt động chính trị trong lĩnh vực lao động và nhân quyền.
Bất kể các biện pháp được đưa ra, kết quả không thay đổi: Khi chính quyền bóp nghẹt xã hội dân sự, đất nước họ sẽ bị tước đoạt các ý tưởng, năng lượng và dân trí – những yếu tố cần thiết cho sự thành công và ổn định lâu dài trong thế kỷ 21.
Chúng tôi cũng nhìn thấy quyền tự do truyền thông đang chịu sự đe dọa ngày càng tăng trong năm 2012. Một con số kỷ lục các nhà báo bị giết khi làm nhiệm vụ hoặc như là hậu quả của việc đưa tin của mình. Một số chính quyền có những biện pháp bóp nghẹt báo chí qua việc sử dụng những điều luật chống khủng bố được mở rộng thái quá, những quy định pháp luật nặng nề, những vụ sách nhiễu và bỏ tù các nhà báo. Ở Ethiopia, Eskinder Nega vẫn còn ở tù, và Calixto Ramon Martinez Arias trải qua 6 tháng trong nhà tù Cuba vì viết vụ bùng nổ dịch tả. Một vài chính quyền cá biệt còn nhắm vào quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng qua những đạo luật mang tính thắt chặt mới, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, các vụ sách nhiễu blogger, nhà báo và các nhà hoạt động trên mạng. Xin lấy ví dụ, ở Ai Cập, blogger Alaa Abdel Fattah đã bị bắt đi bắt lại và bị sách nhiễu liên tục bởi chính quyền.
Khắp vùng Trung Đông năm 2012, đàn ông và phụ nữ tiếp tục tổ chức và lên tiếng đấu tranh cho nhân phẩm, cho cơ hội kinh tế và cho sự quan tâm về tương lai chính trị của nước họ. Đã có những cuộc bầu cử lịch sử ở Ai Cập và Lybia nhưng cũng là sự thụt lùi đáng ngại, bao gồm sự xói mòn tình trạng bảo vệ xã hội dân sự, sự xâm hại tình dục nhắm vào phụ nữ, bạo động và đàn áp nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số khắp vùng. Bashar al-Assad leo thang những cuộc tấn công tàn bạo chống lại chính người dân của mình ở Syria; tình hình căng thẳng giữa các cộng đồng và bạo lực chính trị tiếp diễn ở Iraq, Bahrain và Yemen; các chính quyền khắp vùng Vịnh đã có những hành động giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm cả trên mạng lẫn ngoài mạng.
Các cuộc đấu tranh này không giới hạn trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là vấn đề bạo lực chống lại những nhóm người bị gạt ra bên lề xã hội. Bản báo cáo 2012 đã đưa ra những tài liệu dẫn chứng về tình trạng phân biệt đối xử và truy bức đối với thành viên của các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số, bao gồm người Do Thái, người La Mã, tín đồ Cơ đốc Chính thống, tín đồ Hồi giáo Ahmadis, tín đồ Baha’i, người Uighur, và người Tây Tạng; cũng như sự phân biệt đối xử những nhóm dân yếu thế khác như người tàn tật, những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và người người chuyển giới khắp nơi trên thế giới.
Phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục bị đe dọa trên toàn cầu, đối mặt những vụ lạm dụng từ bạo lực tình dục đến những tập tục truyền thống tai hại. Từ Afghanistan đến Cộng hòa dân chủ Công gô, phụ nữ và trẻ em gái là những mục tiêu của sự đàn áp trong lúc họ cố gắng sống cuộc sống hằng ngày, thay đổi xã hội cho tốt hơn và thực hành những quyền tự do cơ bản vốn có của con người.
Thật may là không phải tất cả tin tức trong năm 2012 đều tồi tệ. Như ngài Ngoại trưởng đã nói, chúng tôi đã khuyến khích- chúng tôi đang được cổ vũ bởi những gì đang xảy ra ở Miến Điện. Chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho 700 tù nhân chính trị từ năm 2011, nhiều người trong số này đã ở tù hơn một thập kỷ. Bà Aung San Suu Kyi và 42 thành viên của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ đã được bầu vào Quốc hội trong những cuộc bầu cử bổ sung có thể nói là minh bạch và toàn diện. Chính quyền đã có một số nới lỏng kiểm duyệt báo chí và cho phép công đoàn thành lập và đăng ký. Tuy nhiên, nhiều yếu tố của bộ máy độc tài vẫn còn nguyên vẹn. Và như ngài Ngoại trưởng đã lưu ý, chúng tôi cũng rất quan ngại về cuộc xung đột ở bang Kachin và bạo động sắc tộc ở bang Rhakine, nằm ở miền trung Miến Điện.
Bên cạnh những cuộc bầu cử mà tôi đã đề cập đến ở Trung Đông và Miến Điện, Georgia đã tổ chức các cuộc bầu cử Nghị viện dẫn đến cuộc chuyển hóa quyền lực dân chủ ôn hòa đầu tiên ở quốc gia này từ khi được độc lập năm 1992. Và khắp thế giới mỗi ngày, những người đàn ồng và phụ nữ dũng cảm đã chấp nhận nguy hiểm, quên mình để bênh vực những quyền con người phổ quát và để cải thiện cuộc sống của tha nhân.
Cuối cùng, tôi muốn lặp lại lời cảm tạ của ngài Ngoại trưởng đối với các đồng nghiệp của chúng ta ở hải ngoại và trong Bộ ngoại giao, trong đó có biên tập viên kỳ cựu của chúng ta, ông Steve Eisenbraun, người đã làm việc không mệt mỏi để ráp các bản báo cáo này. Đây thực sự là một nhiệm vụ nặng nề và mỗi năm chúng tôi đều nỗ lực để làm tốt hơn. Năm nay, như ngài Ngoại trưởng đã đề cập, chúng tôi đã đưa ra nhưng thông tin toàn diện về điều kiện nhà tù, tình trạng tham nhũng trong chính quyền, quyền công nhân và quyền của phụ nữ và trẻ em gái.
Chúng tôi hy vọng rằng các bản báo cáo sẽ làm sáng tỏ tình trạng nhân quyền khắp thế giới và chúng tôi đã cam kết làm việc với các chính quyền và xã hội dân sự để ngăn chặn những trường hợp lam dụng và ủng hộ các quyền phổ quát cho tất cả mọi người.
Vì thế, tôi sẽ dừng tại đây, và tôi hân hạnh được nghe các câu hỏi.
Ms. PSAKI: Tôi sẽ yêu cầu vài người. Chúng ta có đủ thời gian cho vài câu hỏi. Mời Brad.
Hỏi: Vâng. Cả bà và ngài Ngoại trưởng đều đề cập rằng quý vị đưa ra những vấn đề nhân quyền trong tất cả các chuyến viếng thăm của mình, những sự thật khó khăn, như quý vị nói. Song gần đây, khi ngài Ngoại trưởng Kerry công du Trung Quốc, chúng tôi hầu như không nghe thấy lời nào về Nhân quyền cả. Vì thế, bà có thể cho chúng tôi biết về những sự thật khó khăn mà lẽ ra đã được thúc đẩy kia không?
Ms. ZEYA: Chắn chắn rồi. Tôi chỉ muốn nói tóm lại rằng việc phát huy nhân quyền hoàn toàn là một phần trong nghị trình song phương với Trung Quốc. Chúng tôi liên tục đưa lên những trường hợp nhân quyền cụ thể với chính quyền Trung Quốc trong các cuộc đối thoại song phương và các cuộc thảo luận cấp cao. Trong suốt chuyến viếng thăm của ngài Ngoại trưởng, như ngài đã nói rõ, ngài đã đưa ra những trường hợp cụ thể với chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả trường hợp của Trần Khắc Quý, cháu của luật sư Trần Quang Thành. Anh ta đã đưa ra những chứng cớ vi phạm trong suốt thời gian ở tù của mình và những sách nhiễu đối với gia đình anh.
Một vài trường hợp khác mà chúng tôi thường xuyên đưa ra, tôi đã có đề cập đến trong phần giải thích của mình, những trường hợp đó bao gồm ông Cao Trí Thịnh, Lưu Hiểu Ba và, như tôi đã đề cập, anh Trần Khắc Quý. Nhưng đó chỉ là một vài trong số những tù nhân chính trị ở Trung Quốc. Tôi muốn chỉ cho anh đọc các bản báo cáo của chúng tôi, có nhiều chi tiết hơn về vấn đề này.
Hỏi: Và quý vị có đạt được tiến bộ nào liên quan đến những trường hợp này không?
Ms. ZEYA: Tôi nghĩ nó là một phần của cuộc đối thoại đang tiếp diễn.
Ms. PSAKI: Xin mời Said
Hỏi: Xin cám ơn bà. Tên tôi là Said Arikat từ Nhật báo Al Quds, tôi muốn hỏi bà về các tù nhân Palestine.
MS. ZEYA: Chắn chắn rồi.
Hỏi: Hiện có khoảng 4500 người trong tù. Có khoảng 280 người ở độ tuổi từ 12 đến 15, và tôi tự hỏi, với những hoạt động hiện tại đang gia tăng của quý vị để bắt đầu những cuộc đối thoại mới, liệu quý vị có mang vấn đề đó mà chờ đợi với chính quyền Israel không.
MS. ZEYA: Đúng vậy. Tôi muốn nói tóm lại rằng Hoa Kỳ đang đưa những vấn đề nhân quyền lên những cấp cao nhất trong chính quyền Israel. Tôi muốn đề nghị anh đọc bản báo cáo năm nay của chúng tôi về những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Một vài vấn đề nhân quyền chủ yếu mà chúng tôi đã xác định là những cuộc bắt giữ tùy tiện, hành hạ và xâm phạm có tổ chức, mà thường là không bị trừng phạt, được gây ra bởi các tác nhân khác nhau; những giới hạn quyền tự do dân sự; và sự bất lực của người dân trong việc giữ cho chính quyền của mình có trách nhiệm giải trình.
MS. PSAKI: Ở phía sau. Xin tiếp tục
Hỏi: Vâng, bản báo cáo năm này về Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ gay gắt hơn năm ngoái. Ngài ngoại trưởng có đưa ra trường hợp nào trong số vụ việc này với các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Ngài ngoại trưởng có liên lạc thường xuyên với họ. Ông ta sẽ gặp gỡ họ cuối tuần này. Vậy vấn đề nào đang được ông chú trọng?
MS. ZEYA: Chắc chắn rồi. Với sự tôn trọng dành cho Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh quan trọng trong khối NATO và là một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ, nhân quyền là một phần của những cam kết rộng lớn hơn trong phạm vi khu vực. Một vài vấn đề quan ngại được lưu ý trong bản báo cáo là quyền tự do bày tỏ ý kiến, tình trạng của những người thiểu số và những người yếu thế, và cải cách pháp lý. Và điều chúng tôi nghĩ là tiến trình cải cách hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra cơ hội để cải thiện tình trạng bảo vệ những người thiểu số, phụ nữ và trẻ em, cũng như mở rộng quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Hỏi: Nhưng cho đến nay, ngài Ngoại trưởng có đưa những vấn đề đó ra cho các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Đây là lần thứ ba ngài Ngoại trưởng có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay.
MS. ZEYA: Tôi muốn nói rằng, đó là một phần trong sự can dự song phương thường xuyên của chúng ta, nhưng để tìm những chi tiết cụ thể hơn, tôi sẽ phải chỉ anh đến gặp người phát ngôn bộ Ngoại giao.
MS.PSAKI: Ở đằng trước.
Hỏi: Tôi tự hỏi không biết bà sẽ nói với chúng tôi bà quan ngại như thế nào về tình hình ở Nga. Bà đừng nghĩ rằng xã hội dân sự chỉ thu hẹp lại một chút, như bà nói – thậm chí nó đã thu hẹp hơn rất nhiều – tôi muốn nói đến bản báo cáo năm ngoái.
MS. ZEYA: Đúng như vậy.
Hỏi: Và có phải bà nói chung chung về tình trạng bà thấy hay không
MS. ZEYA: Chắc chắn rồi.
Hỏi: Vâng, vì họ đang thực hiện đạo luật đã được thông qua năm ngoái mà quý vị đã than phiền. Bây giờ họ đang thực sự thực hiện luật đó.
MS. ZEYA: Đúng vậy. Không, anh đã đúng. Bản báo cáo chỉ nêu ra những vấn đề cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, nhưng chắc chắn rằng mô hình mà chúng ta nhìn thấy đang nổi lên ở Nga đang gây quan ngại sâu sắc liên quan đến sự nổi lên của tình trạng gia tăng giới hạn đối với việc thực hành các quyền tự do dân sự. Điều này bao gồm các biện pháp liên quan tới việc các tổ chức phi chính phủ đăng ký như là những văn phòng đại diện nước ngoài, nhưng cũng liên quan đến những giới hạn về quyền tự do internet và báo chí. Vì thế, chúng tôi đã làm sáng tỏ cam kết của mình trong việc đối thoại về nhân quyền với chính quyền Nga, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hoàn toàn tận tâm trong việc đối thoại với xã hội dân sự và ủng hộ các nỗ lực của họ.
Hỏi: Tôi có thể tiếp tục bàn về vấn đề đó không?
MS.PSAKI: Chắc chắn rồi.
Hỏi: Tôi chỉ thắc mắc. Ý tôi là, trong quá khứ, tôi nghĩ chính phủ Hoa Kỳ đã nói rất nhiều về những quan ngại vi phạm nhân quyền ở Chechnya, và tôi thắc mắc là quý vị nghĩ những sự cố ở Boston sẽ thay đổi cái cách mà chính quyền Hoa Kỳ nhìn nhận về nhân quyền ở Chechnya?
MS. ZEYA: Đúng vậy. Liên quan đến những cuộc điều tra đang tiếp tục ở Boston, tôi sẽ phải nói tóm tắt những bình luận của ngài Ngoại trưởng rằng sẽ rất không thích hợp để đưa ra những bình luận xa hơn trong thời điểm này.
Liên quan đến tình hình ở Bắc Caucacus, tôi có thể nói với các bạn rằng đây là một phần của báo cáo nhân quyền của chúng tôi về nước Nga trong Báo cáo quốc gia từ năm 1995. Anh sẽ tìm thấy khá nhiều thông tin trong bản báo cáo năm nay. Và các bản báo cáo này đã ghi nhận những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra và những hành vi vi phạm nhân quyền liên tiếp được báo là do cả chính quyền lẫn phiến quân gây ra.
MS.PSAKI: Đến câu hỏi cuối cùng.
Hỏi: Vâng. Bà đã đề cập đến những nhà tù. Bộ Ngoại giao, tôi thắc mắc, có quan ngại về những tù nhân ở trại Guantanamo; 56 người trong số 86 tù nhân Guantanamo đã được bào chữa để trả tự do là những công dân Yemen. Bà có đồng ý rằng Hoa Kỳ đang bắt tay vào việc trừng phạt tập thể dựa trên quốc tịch không?
MS.ZEYA: Tôi sẽ nói rằng chính chúng tôi đã giữ những tiêu chuẩn giống như các tiêu chuẩn mà chúng tôi đánh giá các chính phủ khác. Về vấn đề Guantanamo, ngài Tổng thống đã làm sáng tỏ cam kết đóng trại Guantanamo của ông, nhưng điều này phải được thực hiện phù hợp với luật pháp và trong sự tham vấn với quốc hội Hoa Kỳ. Vì thế tôi sẽ phải để nghị anh quay trở lại với những tuyên bố xa hơn của tòa Bạch Ốc và của phát ngôn viên về vấn đề này.
MS.PSAKI: Xin nhắc lại với các bạn rằng, Uzra – Quyền Trợ lý Ngoại trưởng sẽ có mặt ở Trung tâm Báo chí Nước ngoài vào cuối chiều nay. Lúc đó khoảng mấy giờ nhỉ?
Những người tham dự: (Không nghe được)
MS.ZEYA: Vâng, 4 giờ chiều.
MS.PSAKI: Đối với những người mà câu hỏi chưa được trả lời, chúng tôi khuyến khích các bạn đến đó. Xin cám ơn
MS.ZEYA: Cám ơn.
(*) Tựa bài do Defend the Defenders đặt.
Xem thêm:
Press Releases: Remarks on the Release of the Country Reports on Human Rights Practices for 2012
Remarks on the Release of the Country Reports on Human Rights Practices for 2012
Uzra Zeya
Acting Assistant Secretary, Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
Acting Assistant Secretary, Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
Washington, DC
April 19, 2013
As the Secretary said, human rights are central to America’s global diplomatic engagement, and these reports are the factual foundation upon which we build and shape our policies. Human rights are on the agenda in all our bilateral relations, such as during the recent U.S.-Vietnam Human Rights Dialogue where we urged the release of all political prisoners including Le Quoc Quan, Dr. Vu and others. We advocate on behalf of those imprisoned for their activism or beliefs, including Chinese Nobel Laureate Liu Xiaobo and human rights lawyer Gao Zhisheng and Pastor Saeed Abedini in Iran, among many others all over the world.
The individual reports stand alone and they speak for themselves, so I commend them to you for detailed information on specific countries or regions. At the same time, I’d like to highlight some key developments from 2012.
First, as the Secretary noted, we continue to see a shrinking space for civil society in a growing number of countries – China, Egypt, and Russia, to name just a few. 2012 saw new laws impeding or preventing the exercise of freedoms of expression, assembly, association, and religion; heightened restrictions on organizations receiving funding from abroad; and the harassment, arrest, and killing of political human rights and labor activists.
Regardless of the means, the result is the same: When government stifles civil society, their countries are deprived of ideas, energy, and the ingenuity of their people that are needed for long-term stability and success in the 21st century.
We also saw freedom of the media under increasing threat in 2012. Record numbers of journalists were killed in the line of duty or as a consequence of their reporting. A number of governments took steps to stifle the press through the use of overly broad counterterrorism laws, burdensome regulatory requirements, and harassment or imprisonment of journalists. In Ethiopia, Eskinder Nega remains behind bars, and Calixto Ramon Martinez Arias spent six months in a Cuban prison for writing about a cholera outbreak. Some governments specifically targeted freedom of expression on the internet through new restrictive legislation, denial of service attacks, and the harassment of online bloggers, journalists, and activists. In Egypt, for example, blogger Alaa Abdel Fattah has been repeatedly arrested and harassed by the government.
Throughout the Middle East in 2012, men and women continue to organize and advocate for dignity, economic opportunity, and a stake in their political future. There were historic elections in Egypt and Libya but also troubling setbacks, including the erosion of protections for civil society, sexual violence against women, and violence and repression towards religious minorities across the region. Bashar al-Assad escalated unrelenting attacks against his own people in Syria; inter-communal tensions and political violence continued in Iraq, Bahrain, and Yemen; and governments throughout the Gulf took steps to restrict freedom of expression both online and off.
These struggles are not confined to the Middle East, especially the issue of violence against the most marginalized groups in society. The 2012 reports document discrimination against and persecution of members of religious and ethnic minorities, including Jews, Roma, Coptic Christians, Ahmadis, Baha’is, Uighurs, and Tibetans; as well as against other vulnerable populations such as persons with disabilities and lesbian, gay, bisexual, and transgender people in every region of the globe.
Women and girls continue to be at risk around the world, facing abuses ranging from sexual violence to harmful traditional practices. From Afghanistan to the Democratic Republic of Congo, women and girls were the targets of repression while trying to live their daily lives, change their societies for the better, and exercise the fundamental freedoms that are the birthright of all human beings.
Thankfully, not all news from 2012 was discouraging. As the Secretary said, we’re encouraging – we’re encouraged by what’s happening in Burma. The Burmese government has released more than 700 political prisoners since 2011, many of whom have been in prison for more than a decade. Aung San Suu Kyi and 42 members of the National League for Democracy were elected to parliament in largely transparent and inclusive bi-elections. The government is relaxing some press censorship and allowing trade unions to form and register. However, many elements of the country’s authoritarian structure remain intact. And as the Secretary noted, we’re also very concerned by the conflict in Kachin state and communal violence in Rhakine state in central Burma.
In addition to the elections that I mentioned in the Middle East and Burma, Georgia held parliamentary elections that resulted in the first peaceful democratic transfer of power in that country since independence in 1992. And throughout the world every day, courageous men and women took selfless risk to stand up for universal human rights and better the lives of others.
Finally, I’d like to echo the Secretary’s thanks to our colleagues overseas and throughout the Department, including our senior editor Steve Eisenbraun, who have all worked tirelessly to put these reports together. This is truly a massive undertaking, and every year we strive to do better. This year, as the Secretary mentioned, we’ve included more comprehensive information on prison conditions, corruption within governments, workers’ rights, and the rights of women and girls.
We hope that the reports will shed light on human rights conditions around the world, and we’re committed to working with governments and civil society to stop abuses and support universal rights for all.
So I’ll stop there on that note, and I’m happy to take your questions.
MS. PSAKI: I’m just going to call on folks. We have time for a few questions.
Brad.
QUESTION: Yes. You and the Secretary both mentioned that you bring up human rights issues during all your visits, these hard truths, as you call them. Yet, recently when Secretary Kerry went to China we barely heard a word about human rights. So could you tell us the hard truths that would have been pushed during that visit?
MS. ZEYA: Sure. I’d just like to reiterate that promoting human rights is absolutely part of our bilateral agenda with China. We repeatedly raise specific human rights cases with the Chinese government in bilateral dialogues and in high-level discussions. And during the Secretary’s visit, as he made clear, he raised specific cases with the Chinese government to include the case of Chen Kegui, who is the nephew of Mr. Chen Guangcheng. He raised the allegations of abuse during his imprisonment and the harassment of his family.
Some of the other cases that we raise regularly I mentioned in my remarks, but that would include Mr. Gao Zhisheng, Liu Xiaobo, and, as I mentioned, Chen Kegui. But that is just a few of the many political prisoners in China. I’d refer you to our reports, which have much more detail on this issue.
QUESTION: And did you make any progress regarding their conditions?
MS. ZEYA: I think it’s part of our ongoing dialogue.
MS. PSAKI: Said.
QUESTION: Thank you, ma’am. My name’s Said Arikat from Al Quds Daily newspaper. I wanted to ask you about the Palestinian prisoners.
MS. ZEYA: Sure.
QUESTION: There are 4,500 of them in prison. There are about 280 between the ages of 12 and 15, and I wonder, in your current, sort of, increased activities trying to kick-off the new talks, that if you bring that issue to bear with the Israeli government.
MS. ZEYA: Right. I’d just like to reiterate that the United States raises human rights issues at the highest levels with the Israeli government. I’d commend to you our report this year on the occupied territories. Some of the major human rights problems that we identify are arbitrary arrest and associated torture and abuse, often with impunity, by multiple actors; restrictions on civil liberties; and the inability of residents to hold their government accountable. And this is taking place in areas under Hamas, PA, and Israeli control.
MS. PSAKI: In the back. Go ahead.
QUESTION: Well, this year’s report on Turkey seems to be a bit harsher than last year. Has the Secretary raised any of these issues with the Turkish officials? He’s been in regular contact with them. He’ll see them this weekend. Which issues has he been underlining?
MS. ZEYA: Sure. Sure. With respect to Turkey, Turkey is a vital NATO ally and an American strategic partner, and human rights are a part of our broader engagement on a range of areas. Some of the issues of concern noted in the report are freedom of expression, the status of minorities and vulnerable populations, and legal reform. And what we think is Turkey’s constitutional reform process presents an opportunity to improve the protection of minorities, women and children, as well as expand freedom of expression.
QUESTION: But has the Secretary raised any of these issues with the Turkish officials so far? This will be his third time in Turkey this year.
MS. ZEYA: I mean, it’s part of our regular bilateral engagement, but for further detail I’d have to refer back to the spokesman.
MS. PSAKI: In front.
QUESTION: Hi. I wondered if you could tell us how concerned you are about the situation in Russia. Don’t you think the civil society bit has shrunk space, as you call it – has shrunk even more since you – I mean, this report covers last year.
MS. ZEYA: Right. Right.
QUESTION: And if you would just talk generally about how you see it.
MS. ZEYA: Sure. Sure.
QUESTION: Yeah, because they’re implementing the law that you complained was passed last year. Now they’re actually implementing it, yeah.
MS. ZEYA: Right. Right. No, you’re correct. The reports only cover through December 31st, 2012, but certainly the pattern that we’ve seen emerge in Russia is deeply troubling with respect to the emergence of an increasingly restrictive environment for the exercise of civil liberties. This includes the measures with respect to registration of NGOs as foreign agents, but also restrictions on press and internet freedom. So we’ve made clear our commitment to dialogue on human rights with the Russian government, but we also remain absolutely committed to open dialogue with civil society and supporting their efforts.
QUESTION: Could I do a follow-up on that?
MS. PSAKI: Sure.
QUESTION: I just wondered. I mean, in the past, I think the U.S. government has talked a lot about concern about human rights abuses in Chechnya, and I just wondered if you think the events in Boston are going to change in any way the government would see human rights in Chechnya?
MS. ZEYA: Right. With respect to the ongoing investigation in Boston, I just have to reiterate the Secretary’s comment that it would be highly inappropriate to make further comment on this time.
With respect to the situation in the Northern Caucasus, I can tell you this has been part of our human rights reporting on Russia in our country report since 1995. You’ll find quite a bit of information in this year’s report. And they note serious human rights abuses taking place and acts of human rights violations reportedly committed by both authorities and militants.
MS. PSAKI: This is going to be the last question.
QUESTION: Yes. You mentioned prisons. The State Department, I wonder if it’s concerned about Guantanamo prisoners; 56 out of 86 Guantanamo prisoners cleared for release are Yemeni nationals. Would you agree that the U.S. is engaged in collective punishment based on nationality?
MS. ZEYA: I would say on this we hold ourselves to the same standards by which we assess others. On the issue of Guantanamo, the President has made clear his commitment to closing Guantanamo, but this has to be done in accordance with U.S. law and in consultation with the Congress. So I’d have to refer you back to further statements by the White House and the spokesman on that.
MS. PSAKI: Just to reiterate for folks, Uzra will be at the – the Acting Assistant Secretary will be at the Foreign Press Center later this afternoon. What time will that be?
PARTICIPANT: (Inaudible.)
MS. ZEYA: 4:00 p.m. Yeah.
MS. PSAKI: So for people who didn’t have their questions answered, we encourage you to go over there. Thank you.
MS. ZEYA: Thanks.
PRN: 2013/0449
The Office of Website Management, Bureau of Public Affairs, manages this site as a portal for information from the U.S. State Department.External links to other Internet sites should not be construed as an endorsement of the views or privacy policies contained therein.
http://www.state.gov/j/drl/rls/rm/2013/207797.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét