Cách đây vài tuần, giữa trời phong quang, tự nhiên vân vũ ở đâu kéo về. Mưa to trút xuống làm sạt hẳn tường đình làng Lại Đà. Dịp nghỉ 30/4 – 1/5 vừa qua, dân tình khắp Hà Thành đồn đại cụ Tổng có ý rút khỏi bãi chiến trường để một lũ trâu đọ sừng với nhau (toàn các quan tuổi Kỷ Sửu). Không biết việc sạt đình làng cụ Tổng có điều gì linh ứng với diễn biến Hội nghị Trung ương 7 của Đảng sắp diễn ra? Về duy tâm, việc sạt đình, sạt điện chưa bao giờ là điềm lành mà chỉ báo trước những điều hung, gở.
Hội nghị Trung ương 7 của Đảng sắp khai mạc giữa bối cảnh lình xình từ Hội nghị 6 chưa giải quyết xong lại xuất hiện nhiều lình xình mới. Ban bệ bày ra đủ bộ nhưng sự nghiệp chống tham nhũng xem ra vẫn bế tắc, tham nhũng trầm trọng, nội bộ đấu đá ngày càng ác liệt, đời sống nhân dân thật thống khổ. Người cầm mái chèo, lái con thuyền giữa những luồng thác dữ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cụ Trọng quê ở làng Lại Đà rất cổ kính ngoại thành Hà Nội, làng nổi tiếng với nhiều khoa bảng, đỗ đạt. Sở dĩ làng có thế vượng như vậy một phần do đình làng này rất linh.
Đình làng được thiết kế hình chữ Công, dựng theo kiểu liên hoàn, trên một khoảnh đất phong quang, thế đất hổ phục. Trước sân đình có hai ao tròn, gọi là 2 mắt hổ; giữa có hòn đá là lưỡi hổ; phía sau đình là mình hổ và tiếp đó là đuôi hổ. Lưng đình hướng về thành Cổ Loa. Cửa đình ngoảnh phía Nam, trước mặt là sông Đuống. Hai cột đồng trụ hướng vào đình có đôi câu đối:
Kình thiên đại quán long lân trụDục nhật linh quang hổ nhãn trì
Tạm dịch là :
Quán lớn chống trời cột vẩy rồngAo mắt hổ tắm trong ánh mặt trời
Cách đây vài tuần, giữa trời phong quang, tự nhiên vân vũ ở đâu kéo về. Mưa to trút xuống làm sạt hẳn tường đình làng.
Dịp nghỉ 30/4 – 1/5 vừa qua, dân tình khắp Hà Thành đồn đại cụ Tổng có ý rút khỏi bãi chiến trường để một lũ trâu đọ sừng với nhau (toàn các quan tuổi Kỷ Sửu). Không biết việc sạt đình làng cụ Tổng có điều gì linh ứng với diễn biến Hội nghị Trung ương 7 của Đảng sắp diễn ra? Về duy tâm, việc sạt đình, sạt điện chưa bao giờ là điềm lành mà chỉ báo trước những điều hung, gở.
Xem thêm:
TIN ĐANG KIỂM CHỨNG: ĐÌNH LÀNG LẠI ĐÀ (ĐÔNG HỘI-ĐÔNG ANH)- QUÊ CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG BỊ SẬP- ĐIỀM GÌ ĐÂY ?
Một vài nguồn tin trên mạng cho hay: "Cách đây vài tuần, giữa trời phong quang, tự nhiên vân vũ ở đâu kéo về. Mưa to trút xuống làm sạt hẳn tường đình làng Lại Đà..."; Không biết đây là điềm gì đây vì Lại Đà là quê của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ?
( Quý vị nào ở làng Lại Đà có tấm hình chụp về góc đình sập xin gửi cho 1 tấm...)
( Quý vị nào ở làng Lại Đà có tấm hình chụp về góc đình sập xin gửi cho 1 tấm...)
Chùm ảnh: Đình - Miếu - Chùa Lại Đà (Hà Nội)
Đình - miếu Lại Đà hiện thuộc làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Di tích cách trung tâm Thủ đô chừng 28 km về phía Tây Bắc.
Vị Thành hoàng được thờ ở đình Lại Đà húy là Hiền sinh ngày 12 tháng 3 năm Giáp Ngọ vào đầu triều Trần. Lúc nhỏ khôi ngô, tuấn tú, học giỏi, 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên. Sau đó, học tiếp Đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng. Năm Ất Hợi nước nhà lâm nguy, Nguyễn Hiền được vua giao nhiệm vụ đi đánh đuổi quân Chiêm và phong cho ông là Quận công hầu tước. Quân giặc bị đánh đại bại, ông được vua phong chức Đệ nhất hiển quý quan. Sau khi mất, triều đình phong ông là Nguyễn Đại vương Thành hoàng và tôn làm thần. Lại Đà thôn là một trong 32 nơi lập đền phụng thờ ông.
Khu di tích Lại Đà gồm đình, chùa, miếu với trung tâm là đình, bên trái là chùa, bên phải là miếu.
Đình dựng trên đầu Hoàng Hổ, mặt quay hướng chính nam. Cửa chùa xây 2 trụ lớn nối liền tường bao quanh chạy sang hai bên với tam quan chùa và cửa miếu, phía trong là 2 giếng tròn tượng trưng mắt hổ. Tiếp đến là sân đình. Mái đình lợp ngói vẩy rồng, bờ nóc chạy thẳng được soi bằng những chỉ chìm. Thân và bờ dải được đắp thẳng bằng những hoa chanh tạo vẻ thanh thoát. Đầu kìm phía ngoài vuốt cong như sừng trâu, phía trong là đầu rồng cuốn thủy. Toà đại đình được kết cấu bởi 6 bộ vì. Bộ vì chính theo kiểu giá chiêng chồng rường con nhị, trang trí các loại vân xoắn, lá cách điệu. Phần sau của đình làm dạng 2 tầng mái. Trong trang trí bức cửa võng cùng bức hoành phi đề 4 chữ lớn: Nguyễn Đại vương từ. Trong cùng đặt 1 ngai thờ bài vị ghi rõ: Nguyễn Đại vương thần vị và 1 nhang án, 1 sập thờ và một số đồ thờ tự.
Miếu thờ Thánh Mẫu Tiên Dung, người có công phù giúp Nguyễn Hiền dẹp quân Chiêm, được vua Trần phong làm phúc thần. Miếu gồm 2 toà, 3 gian tường hồi bít đốc, giá chiêng kiêm vì kèo. Phía trước có cửa bức bàn, trong có khám gỗ chạm hình rồng, lão mai, lão cúc hoá rồng. Lồng trên bề mặt khám là đại tự“Thánh cung vạn tuế”.
Đình hiện còn 2 nhang án, một ngai thờ, 11 hòm quần áo mũi hia, câu đối, hoành phi, sắc phong, hương ước, điều lệ, công ước... của làng xã.
Miếu có di vật cùng thời với di vật ở đình, ngoài ra còn khám thờ và tượng Mẫu Tiên Dung.
Đình miếu cùng với chùa tạo thành một cụm di tích kiến trúc nghệ thuật, một điểm tham quan du lịch của ngoại thành Hà Nội. Đình và miếu Lại Đà đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá năm 1989.
Chùm ảnh về quần thể Đình - Miếu - Chùa Lại Đà ngày nay:
1, Đình
Cổng Đình
Bên cạnh cổng đình là cây Bồ đề hơn 300 tuổi
Một phần của mái Đình
Góc mái Đình và góc mái Chùa
Một bảng chữ trong Đình (Bùi Hiền không hiểu đây là dòng chữ gì? Bạn đọc nào có thể cho biết được không ạ?)
Toàn cảnh Đình
2, Miếu
Cửa sau của Miếu
Cửa trước
Một chữ trong Miếu
Khoảng giữ hai nơi thờ tự của Miếu
Toàn cảnh Miếu
3, Chùa
Một góc hành lang
Tin: Theo Hà Nội - Di tích Lịch sử Văn hóa và Danh thắng, Doãn Đoan Trinh, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2002, tr368-369.
Ảnh: Bùi Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét