Người Buôn Gió - Một nhà báo muốn thể hiện một góc nhìn khác, một nhà văn muốn luận đàm thế sự văn chương. Thêm một cậu sinh viên muốn thể hiện tinh thần phản đối Trung Quốc. Cả ba đại diện khá tiêu biểu cho các quan điểm của một số tầng lớp blogge ở Việt Nam hay còn gọi là những cây viết lề bên trái. Trong vòng một tháng, cả 3 nhân vật này, cứ gọi là tạm đại diện cho các luồng viết đi lệch với truyền thông nhà nước, đã bị bắt.
Nhìn riêng rẽ thì có thể thấy mỗi người trong số họ bị bắt ở một lý do khác nhau Người ta suy luận họ bị bắt bởi phe cánh này nọ trong bộ máy chính phủ, sự chia rẽ bè phái, thanh trừng, triệt hạ nhau. Những suy luận kèm theo căn cứ khó mà bác bỏ rằng suy luận không đúng.
Nhưng chúng ta thấy họ đều là những cây viết có quan điểm mà nhà nước không thích. Họ cùng bị bắt với một điều luật giống nhau, điều 258 Bộ luật Hình sự. Cùng có dấu hiệu của V5 thuộc BCA trong việc bắt giữ ba người. Nếu nhìn xa để đánh giá thì cảm giác (tất nhiên vẫn là suy luận) 3 vụ bắt bớ này là nằm chung trong một chiến dịch thì đúng hơn. Và cả 3 nhân vật bị bắt họ đều đơn lẻ, không có những bạn bè, đồng đội nhiều. Cả ba người ấy đều dạng anh hùng nhất khoảnh. Duy có Đinh Nhật Uy và mẹ cậu có chịu khó qua lại với mọi blogge khác. Nhưng Long An là nơi khá biệt lập. Cả 3 blog ở 3 miền Bắc - Trung - Nam. Dường như cả ba người đều được chọn lựa từ trước.
Sự chọn lựa bắt người sao cho không có những biến động tập hợp phản ứng của các nhóm trong xã hội. Mà vẫn gây lên hiệu quả sợ hãi bao trùm.Toan tính này thật chính xác. Trường hợp Trương Duy Nhất còn gây tranh cãi loạn xạ giữa các blogge với nhau. Nhất không được cảm tình chung của giới bloge lề bên trái. Phạm Viết Đào lâu nay một mình một cõi, việc ông bị bắt chỉ ồ lên những tiếng xôn xao trong dư luận. Đinh Nhật Uy ở vùng tỉnh lẻ đơn côi, may lắm rồi có bà mẹ đi lang thang kêu cứu. Cả ba người này đều không có những người đọc, bạn bè ủng hộ nhiều.
Nếu nói về những bài viết của họ là căn cứ khép vào điều 258 thì chúng ta thấy rõ rằng nhiều blog khác cũng có hành vị tương tự. Tuy nhiên nếu trong số các blogge đó bị bắt, như một số người dự đoán Nguyễn Quang Lập, Ba Sàm, Bauxie Vietnam... thì chắc phản ứng từ giới blogge sẽ nhất quán hơn so với 3 người bị bắt kia nhiều.
Giáo sư Thayer cho rằng việc bắt bớ này là chiến lược phục vụ quan hệ cho chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước khi sang Trung Quốc. Như một món quà dâng tiến về cam kết trung thành giữ vững đường lối CNXH theo nước bạn.
Nhận định của giáo sư Thayer nếu đúng, thì số phận của 3 người bị bắt không đáng lo lắm. Như thế khả năng sau chuyến đi của ông Sang. Những người bị bắt có thể được trở về. Thường thì điều 258 không phải là điều luật nặng nề đến mức phải đem ra xử. Trước đó nhiều blogge đã bị bắt về tội này, bị giam giữ thời gian và được tự do không phải ra tòa.
Bắt toàn diện 3 miền, không gây cho đám đông bức xúc dẫn đến hành động phản đối tập thể, bắt với tội danh có độ du di lớn về xử phạt như án treo, cảnh cáo, xử phạt hành chính đến vài năm tù. Phục vụ mục đích chính trị đối ngoại ở thời điểm. Xong việc có thể tha về, thể hiện tinh thần nhân đạo khoan hồng của đảng và nhà nước, đồng thời cũng cảnh cáo các blooge khác coi chừng. Chỉ chừng đó thôi đã cho thấy nghệ thuật bắt người ở xứ ta đã đến bậc thầy về toan tính lợi hại của những người ra lệnh bắt.
Chưa kể vụ bắt bớ sẽ là câu nhắc nhở tới ngày 21.6 ngày Nhà báo những người cầm bút phải thận trọng. Chưa kể vụ bắt bớ xảy ra đầu mùa hè, thời gian những vụ biểu tình chống Trung Quốc thường xảy ra. Những vụ bắt bớ này chắc chắn sẽ khiến tâm lý của giới viết lách, biểu tình phải đắn đo hơn. Những ngọn lửa của mùa hè ít nhiều bị giảm nhiệt.
Nhưng nếu nhận định giáo sư Cathey không đúng. 3 người bị bắt bị đem ra xét xử. Thì đó sẽ là một câu chuyện khủng khiếp hơn nhiều, nó là phát mở đầu thăm dò để phát động một chiến dịch thanh trừng các cây viết đối lập trên diện rộng toàn quốc. Mà bước khởi đầu đánh những nhân vật riêng lẻ trước, cho đám đông tập làm quen với việc người bị bắt mà không gây phản ứng mạnh đồng loạt nào.
Phần 2. Dư âm
Chả phải giờ chúng ta nghe tin tàu lạ hoành hành ngoài khơi, thấy cũng bình thường như nghe tin tai nạn giao thông chết mấy chục người.
Có lúc chúng ta vô tình bị cuốn cảm giác mình đi theo một định hướng của một thế lực mà chúng ta không biết rằng đang bị họ dẫn đi, cảm xúc của chúng ta nhạt dần, ý chí cũng xuống dần. Sự chán nản dần chiếm chỗ cho tinh thần hăng hái nói đến sự thật, phản kháng bất công, sai trái đang diễn ra. Rồi ngày nào đó những tin tức đáng lẽ khiến chúng ta sôi sục vì tính chất phi nhân, thì chúng ta lại thấy nó bình thường. Như chúng ta thấy việc lót tay, hối lộ đã là nếp sống quen thuộc trong xã hội. Chúng ta đánh giá việc hối lộ khi rít xong hơi thuốc:
- Ôi dào, chuyện đó giờ đâu chả thế!
Chúng ta nghe tàu lạ đâm chết ngư dân, ta nhấp ngụm cà fe buông một câu:
- Vùng đang tranh chấp, né ra chỗ khác mà đánh cá, ra đó làm gì!
Chúng ta nghe tin tai nạn thảm khốc giao thông chết mấy chục người, hay kẻ cướp giết cả nhà từ già lẫn trẻ, ta chép miệng thở dài:
- Thôi thì chết có số, ở Mỹ hay ở đâu nó cũng xảy ra như thế là thường.
Hay ta nghe tin người bạn nào đó viết blog, thậm chí là cái blog ta vẫn đọc. Ta chép miệng:
- Viết làm gì cho khổ, thiếu gì cái để viết cơ chứ.
Cho người ta quen dần với những điều bất thường để đến khi cần dùng những biện pháp bất thường khiến thiên hạ dửng dưng. Nghệ thuật cai trị là ở chỗ đó.
Tôi thấy quen rồi, thậm chí khi nghe vợ tôi loáng tháng nói chuyện điện thoại với ai. Con trai tôi 6 tuổi đang chơi đồ chơi, ngẩng đầu hỏi mẹ nó:
- Mẹ ơi, bố lại bị công an bắt rồi à?
Vợ tôi gật đầu. Con trai tôi cắm đầu xuống món đồ chơi im lặng. Nếu tôi bị bỏ tù lâu không về, chắc con trai tôi cũng không ngạc nhiên hay mong bố về lắm, đứa bé 6 tuổi ấy đã có suy nghĩ bố bị công an bắt đi tù là điều chả có gì lạ. Nó chỉ hơi buồn vì thiếu bố chơi cùng thôi.
Nào các bạn, chúng ta hãy bắt đầu làm quen với chuyện ngày nào đó sẽ bị bắt. Trước tiên hãy luyện tâm lý cho người quen của mình. Chúng ta đã quen với hối lộ, quen với tai nạn, quen với bất công, giờ hãy tập làm quen với việc bày tỏ suy nghĩ của mình dễ vào tù như tham gia giao thông trên đường gặp tai nạn vậy.
Nguồn: FB Người Buôn Gió
Nhìn riêng rẽ thì có thể thấy mỗi người trong số họ bị bắt ở một lý do khác nhau Người ta suy luận họ bị bắt bởi phe cánh này nọ trong bộ máy chính phủ, sự chia rẽ bè phái, thanh trừng, triệt hạ nhau. Những suy luận kèm theo căn cứ khó mà bác bỏ rằng suy luận không đúng.
Nhưng chúng ta thấy họ đều là những cây viết có quan điểm mà nhà nước không thích. Họ cùng bị bắt với một điều luật giống nhau, điều 258 Bộ luật Hình sự. Cùng có dấu hiệu của V5 thuộc BCA trong việc bắt giữ ba người. Nếu nhìn xa để đánh giá thì cảm giác (tất nhiên vẫn là suy luận) 3 vụ bắt bớ này là nằm chung trong một chiến dịch thì đúng hơn. Và cả 3 nhân vật bị bắt họ đều đơn lẻ, không có những bạn bè, đồng đội nhiều. Cả ba người ấy đều dạng anh hùng nhất khoảnh. Duy có Đinh Nhật Uy và mẹ cậu có chịu khó qua lại với mọi blogge khác. Nhưng Long An là nơi khá biệt lập. Cả 3 blog ở 3 miền Bắc - Trung - Nam. Dường như cả ba người đều được chọn lựa từ trước.
Sự chọn lựa bắt người sao cho không có những biến động tập hợp phản ứng của các nhóm trong xã hội. Mà vẫn gây lên hiệu quả sợ hãi bao trùm.Toan tính này thật chính xác. Trường hợp Trương Duy Nhất còn gây tranh cãi loạn xạ giữa các blogge với nhau. Nhất không được cảm tình chung của giới bloge lề bên trái. Phạm Viết Đào lâu nay một mình một cõi, việc ông bị bắt chỉ ồ lên những tiếng xôn xao trong dư luận. Đinh Nhật Uy ở vùng tỉnh lẻ đơn côi, may lắm rồi có bà mẹ đi lang thang kêu cứu. Cả ba người này đều không có những người đọc, bạn bè ủng hộ nhiều.
Nếu nói về những bài viết của họ là căn cứ khép vào điều 258 thì chúng ta thấy rõ rằng nhiều blog khác cũng có hành vị tương tự. Tuy nhiên nếu trong số các blogge đó bị bắt, như một số người dự đoán Nguyễn Quang Lập, Ba Sàm, Bauxie Vietnam... thì chắc phản ứng từ giới blogge sẽ nhất quán hơn so với 3 người bị bắt kia nhiều.
Giáo sư Thayer cho rằng việc bắt bớ này là chiến lược phục vụ quan hệ cho chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước khi sang Trung Quốc. Như một món quà dâng tiến về cam kết trung thành giữ vững đường lối CNXH theo nước bạn.
Nhận định của giáo sư Thayer nếu đúng, thì số phận của 3 người bị bắt không đáng lo lắm. Như thế khả năng sau chuyến đi của ông Sang. Những người bị bắt có thể được trở về. Thường thì điều 258 không phải là điều luật nặng nề đến mức phải đem ra xử. Trước đó nhiều blogge đã bị bắt về tội này, bị giam giữ thời gian và được tự do không phải ra tòa.
Bắt toàn diện 3 miền, không gây cho đám đông bức xúc dẫn đến hành động phản đối tập thể, bắt với tội danh có độ du di lớn về xử phạt như án treo, cảnh cáo, xử phạt hành chính đến vài năm tù. Phục vụ mục đích chính trị đối ngoại ở thời điểm. Xong việc có thể tha về, thể hiện tinh thần nhân đạo khoan hồng của đảng và nhà nước, đồng thời cũng cảnh cáo các blooge khác coi chừng. Chỉ chừng đó thôi đã cho thấy nghệ thuật bắt người ở xứ ta đã đến bậc thầy về toan tính lợi hại của những người ra lệnh bắt.
Chưa kể vụ bắt bớ sẽ là câu nhắc nhở tới ngày 21.6 ngày Nhà báo những người cầm bút phải thận trọng. Chưa kể vụ bắt bớ xảy ra đầu mùa hè, thời gian những vụ biểu tình chống Trung Quốc thường xảy ra. Những vụ bắt bớ này chắc chắn sẽ khiến tâm lý của giới viết lách, biểu tình phải đắn đo hơn. Những ngọn lửa của mùa hè ít nhiều bị giảm nhiệt.
Nhưng nếu nhận định giáo sư Cathey không đúng. 3 người bị bắt bị đem ra xét xử. Thì đó sẽ là một câu chuyện khủng khiếp hơn nhiều, nó là phát mở đầu thăm dò để phát động một chiến dịch thanh trừng các cây viết đối lập trên diện rộng toàn quốc. Mà bước khởi đầu đánh những nhân vật riêng lẻ trước, cho đám đông tập làm quen với việc người bị bắt mà không gây phản ứng mạnh đồng loạt nào.
Phần 2. Dư âm
Chả phải giờ chúng ta nghe tin tàu lạ hoành hành ngoài khơi, thấy cũng bình thường như nghe tin tai nạn giao thông chết mấy chục người.
Có lúc chúng ta vô tình bị cuốn cảm giác mình đi theo một định hướng của một thế lực mà chúng ta không biết rằng đang bị họ dẫn đi, cảm xúc của chúng ta nhạt dần, ý chí cũng xuống dần. Sự chán nản dần chiếm chỗ cho tinh thần hăng hái nói đến sự thật, phản kháng bất công, sai trái đang diễn ra. Rồi ngày nào đó những tin tức đáng lẽ khiến chúng ta sôi sục vì tính chất phi nhân, thì chúng ta lại thấy nó bình thường. Như chúng ta thấy việc lót tay, hối lộ đã là nếp sống quen thuộc trong xã hội. Chúng ta đánh giá việc hối lộ khi rít xong hơi thuốc:
- Ôi dào, chuyện đó giờ đâu chả thế!
Chúng ta nghe tàu lạ đâm chết ngư dân, ta nhấp ngụm cà fe buông một câu:
- Vùng đang tranh chấp, né ra chỗ khác mà đánh cá, ra đó làm gì!
Chúng ta nghe tin tai nạn thảm khốc giao thông chết mấy chục người, hay kẻ cướp giết cả nhà từ già lẫn trẻ, ta chép miệng thở dài:
- Thôi thì chết có số, ở Mỹ hay ở đâu nó cũng xảy ra như thế là thường.
Hay ta nghe tin người bạn nào đó viết blog, thậm chí là cái blog ta vẫn đọc. Ta chép miệng:
- Viết làm gì cho khổ, thiếu gì cái để viết cơ chứ.
Cho người ta quen dần với những điều bất thường để đến khi cần dùng những biện pháp bất thường khiến thiên hạ dửng dưng. Nghệ thuật cai trị là ở chỗ đó.
Tôi thấy quen rồi, thậm chí khi nghe vợ tôi loáng tháng nói chuyện điện thoại với ai. Con trai tôi 6 tuổi đang chơi đồ chơi, ngẩng đầu hỏi mẹ nó:
- Mẹ ơi, bố lại bị công an bắt rồi à?
Vợ tôi gật đầu. Con trai tôi cắm đầu xuống món đồ chơi im lặng. Nếu tôi bị bỏ tù lâu không về, chắc con trai tôi cũng không ngạc nhiên hay mong bố về lắm, đứa bé 6 tuổi ấy đã có suy nghĩ bố bị công an bắt đi tù là điều chả có gì lạ. Nó chỉ hơi buồn vì thiếu bố chơi cùng thôi.
Nào các bạn, chúng ta hãy bắt đầu làm quen với chuyện ngày nào đó sẽ bị bắt. Trước tiên hãy luyện tâm lý cho người quen của mình. Chúng ta đã quen với hối lộ, quen với tai nạn, quen với bất công, giờ hãy tập làm quen với việc bày tỏ suy nghĩ của mình dễ vào tù như tham gia giao thông trên đường gặp tai nạn vậy.
Nguồn: FB Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét