Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN LÊN TIẾNG VỀ ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG

CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN LÊN TIẾNG VỀ ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG

Video VTC thực hiện:

GS. Trần Lâm Biền: "Chúng tôi đề nghị: Hòn đá này nhất định phải bỏ ra khỏi Đền Hùng!"

  
Ngũ bộ chú trên hòn đá Đền Hùng:

 

Báo Người lao động: 

“Hòn đá lạ” vẫn ở đền Hùng

Thứ Hai, 22/04/2013 23:08

Nhiều ý kiến cho rằng nên đưa “hòn đá lạ” ra khỏi đền Hùng nhưng ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, khẳng định chưa thể làm việc đó.

Việc “hòn đá lạ” với nhiều ký tự, họa tiết phức tạp xuất hiện tại đền Thượng, Khu Di tích đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), đã nhận được rất nhiều quan tâm của các nhà khoa học cũng như khách thập phương trong thời gian qua.

Mặt trước của “hòn đá lạ”
Giải bùa?  Ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích đền Hùng, cho biết “hòn đá lạ” được đặt ở đền Thượng từ năm 2009, là bùa lành để phản lại bùa yểm của quân Nguyên Mông (Trung Quốc) được phát hiện khi hạ giải đền Thượng. “Khi tháo dỡ đền Thượng để trùng tu, công nhân đào nền phía trong hậu cung phát hiện một viên gạch được bọc bởi lớp giấy bạc, bên trong có dòng chữ lộn ngược. Bóc tờ giấy thì thấy có chữ in mờ trên gạch, vì không biết đó là gì nên tôi đã nhờ ông Nguyễn Minh Thông xem giúp” - ông Khôi kể. Theo ông Khôi, ông Nguyễn Minh Thông nguyên là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông, người đã được viện trưởng Viện Tu bổ di tích lúc ấy giới thiệu để hỗ trợ việc tu bổ xây dựng đền Thượng. “Ông Thông rất am hiểu về vấn đề tâm linh, cũng là người từng chọn huyệt đạo xây đền Mẫu Âu Cơ” - ông Khôi cho biết. Trong khi đó, báo cáo về vụ việc gửi UBND tỉnh Phú Thọ, ông Nguyễn Minh Thông cho biết qua nghiên cứu, thẩm định của các chuyên gia, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông kết luận viên gạch có bọc giấy bạc là bùa yểm do “đạo sĩ cao tăng Nguyên Mông cải trang” mang sang. Bùa này được yểm tại ban giữa đền Thượng, thần chú trên tờ giấy viết bằng chữ của vùng cao nguyên Ấn Độ - Tây Tạng. Để hóa giải bùa yểm, trung tâm đã lên kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh có nhiều năng lượng tốt lành, khả năng hóa giải và tiếp nhận năng lượng tốt của tinh tú trời đất... Sau khi được một công ty đá quý cung cấp hòn đá, trung tâm chạm “trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai” dựa trên trận đồ bát quái của đức Thánh Trần trong Binh thư yếu lược trên mặt trước hòn đá này. Ở mặt sau của viên đá, phía trên chạm ấn Vua Hùng, dưới là lá bùa giải bách họa cho nhân dân.
Mặt sau của hòn đá lạ Ảnh: HOÀNG LAN ANH
Giữ nguyên gốc di sản  Nhiều ý kiến cho rằng đền Hùng là đất thiêng nên không cần yểm bùa và phải chuyển hòn đá ra ngoài. Tuy nhiên, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, khẳng định chưa thể di dời hòn đá này vì cần xem xét kỹ những ảnh hưởng tốt, xấu của nó. “UBND tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức cuộc hội thảo, mời các nhà nghiên cứu Hán Nôm, chuyên gia... và Cục Di sản cùng đánh giá về hòn đá” - ông San nói. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Khôi cho rằng không nên tự ý di dời hòn đá. Theo ông Khôi, những vật dụng được đặt trong đền Hùng đều có quyết định của Cục Di sản, đồ thờ đều để nguyên. Liên quan đến việc tỉnh Phú Thọ và Ban Quản lý di tích đền Hùng sẽ tổ chức hội thảo, xin ý kiến các nhà khoa học về “hòn đá lạ”, ông Phan Đình Tân, người phát ngôn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khẳng định quan điểm của bộ là tuyệt đối tuân thủ theo Luật Di sản, không được phá vỡ tính nguyên gốc của di sản. Theo ông Tân, tỉnh Phú Thọ có thể tổ chức hội thảo xin ý kiến các chuyên gia để thống nhất quan điểm. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ có kết luận sau cùng. “Nếu bây giờ bảo cái này thiêng, sau đó lại có bùa khác hiểm hơn thì lại đưa hòn đá khác vào à? Không thể nói đây là hòn đá thiêng nhất, hòn đá thiêng nhì rồi yểm, trừ tà từ thời Nguyên Mông được” - ông Tân nhấn mạnh.
Bài và ảnh: YẾN ANH 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến