Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Việt Nam vẫn trong danh sách các quốc gia không có tự do báo chí

Đài RFA  

Tại buổi họp báo sáng thứ Ba 1 tháng Năm, tổ chức độc lập Freedom House công bố phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu 2012

RFA
Ông David Kramer, giám đốc Freedom House đang thuyết trình tại Newseum

 
Báo cáo này cho biết Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những quốc gia không có một nền báo chí thông thoáng và tự do tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Thanh  Trúc có bài tường trình như sau:

Không có thay đổi tích cực về báo chí ở Việt Nam, một trong những quốc gia còn áp dụng chính sách kiểm duyệt  đối với ngành truyền thông và người làm báo, vẫn còn kiểm soát và ngăn chặn Internet, vẫn bắt giữ các bloggers có tiếng nói đối lập với chính phủ.

Chính vì thế cũng như năm trước và năm trước nữa, Việt Nam vẫn nằm lại trên danh sách những quốc gia không có tự do báo chí. 

Tự do báo chí: điều kiện tối cần cho sự phát triển dân chủ


Đó là báo cáo của Freedom House, một tổ chức độc lập ở Washington, chuyên theo dõi tình hình báo chí, dân chủ và nhân quyền trên thế giới. Báo cáo tự do báo chí 2012  được công bố trong buổi họp báo ở Newseum tức Viện Bảo Tàng Báo Chí tại Washington sáng thứ Ba vừa qua.

Trả lời  đài Á Châu Tự Do trước buổi họp báo , ông David Kramer, giám đốc Freedom House, phát biểu:

Phúc trình thường niên về tự do báo chí rất quan trọng vì nó phản ảnh cách hành xử của từng quốc gia đối Công an thường xuyên kiểm soát và theo dõi các trang blog. RFAvới vấn đề tự do báo chí. Freedom House xếp hạng các nước theo ba nhóm, nhóm thứ nhất là những nước hoàn toàn có một nền truyền thông rất thoáng và rất tự do, nhóm thứ nhì là các nước được phần nào tự do, tức còn bị hạn chế, và nhóm thứ ba là hoàn toàn không có tự do, trong đó có Bắc Hàn, Trung Quốc, Miến Điện, Việt Nam, Lào, Kampuchia…được đánh dấu bằng màu đỏ, nghĩa là  không có tự do báo chí, trên bản đồ thế giới của Viện Bảo Tàng Báo Chí ngày hôm nay. 
Đối với Freedom House, một nền báo chí tự do là điều kiện tối cần cho sự phát triển dân chủ của một đất nước. Tự do báo chí tựa như đôi mắt soi rọi vào những hành động tiêu cực những hành vi sai trái của một chính phủ một thể chế, thí dụ như tham nhũng như lạm quyền chẳng hạn.
Đối với Freedom House, một nền báo chí tự do là điều kiện tối cần cho sự phát triển dân chủ của một đất nước. Tự do báo chí tựa như đôi mắt soi rọi vào những hành động tiêu cực những hành vi sai trái của một chính phủ một thể chế, thí dụ như tham nhũng như lạm quyền chẳng hạn. Chính vì sự quan trọng đó mà Freedom House phải bỏ công sức theo dõi và thức hiện báo cáo hàng năm về tự do báo chí trên thế giới.  

Vậy thì dựa vào đâu mà cho tới lúc này Freedom House vẫn đánh giá cũng như gom Việt Nam vào danh sách những quốc gia Not Free tức không có tự do báo chí ? Giám đốc David Kramer của Freedom House giải thích:

Tiêu chuẩn và câu hỏi là những điều chúng tôi nhắm đến khi tìm hiểu về tự do báo chí tại một quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài thông lệ đó. Căn cứ trên những dữ kiện thu thập được, chúng tôi nhận thấy Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những nước không có một nền báo chí thông thoáng và tự do tính đến lúc này. Ở Một công nhân lao động đang đọc báo trong giờ nghỉ. AFPViệt Nam người làm báo bị rất nhiều áp lực, đã có những ký giả những phóng viên bị bắt giữ vì dám noí thẳng nói thực. Đó là những điều khiến chúng tôi quan tâm và buộc phải đặt Việt Nam vào nhóm những nước không có tự do báo chí. 
Châu Á Thái Bình Dương đã tiến tới một nền truyền thông tương đối phát triển với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng Free tức báo chí tự do, 13 nước vào hạng Partly Free có tự do nhưng còn bị giới hạn, và 12 nước còn lại , trong đó có Việt Nam, lọt vào danh sách Not Free, không có tự do báo chí

Theo báo cáo 2012 về tự do báo chí thế giới phần nói về Đông Nam Á, nhìn chung khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tiến tới một nền truyền thông tương đối phát triển với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng Free tức báo chí tự do, 13 nước vào hạng Partly Free có tự do nhưng còn bị giới hạn, và 12 nước còn lại , trong đó có Việt Nam, lọt vào danh sách Not Free, không có tự do báo chí.

Dưới mắt giám đốc dự án của Freedom House chuyên trách tự do báo chí, tiến sĩ Karin Deutsch Karlegar, dù như có đến trên sáu trăm tờ báo đủ loại phát hành trong nước  thì Việt Nam cũng không được coi là một quốc gia có tự do báo chí:
Một điều khác nữa ở Việt Nam là các trang mạng xã hội cũng gặp vấn đề kiểm duyệt, nhiều bloggers bị đe dọa và bị bắt khiến người sử dụng đâm ra lo sợ cho sự an toàn của chính họ và gia đình họ. 

Bởi cứ nhìn vào thực trạng ngành truyền thông Việt Nam người ta sẽ thấy chính quyền và đảng cộng sản nước này luôn tìm cách đặt báo chí và người làm báo vào vòng kiểm soát chặt chẽ. Điều gọi là đa dạng hay phong phú trong  thông tin không có nghĩa lý gì một khi báo chí vẫn bị kềm kẹp, bài vở bị kiểm duyệt. Tình trạng kiểm duyệt ở Việt Nam rõ nét tới độ rất nhiều ký giả khi tác nghiệp đã không dám đăng tải lên sự thật chỉ vì sợ tới lượt mình bị sách nhiễu, bị bắt bớ thậm chí bị cấm hành nghề như một số đồng nghiệp của họ trước đó. 

Một điều khác nữa ở Việt Nam là các trang mạng xã hội cũng gặp vấn đề kiểm duyệt, nhiều bloggers bị đe dọa và bị bắt khiến người sử dụng đâm ra lo sợ cho sự an toàn của chính họ và gia đình họ. 


Với câu hỏi nếu so sánh với hai nước láng giềng Lào và Kampuchia,  cũng nằm trong danh sách các quốc gia Đông Nam Á thiếu tự do báo chí, tiến sĩ Karlegar của Freedom House nhận định báo chí Việt Nam chỉ hơn báo chí bên Lào là số lượng nhiều hơn và bài vở đồi dào hơn, song thua Kampuchia ở điểm Phnom Penh tương đối nhẹ tay với truyền thông hơn Hà Nội. Thanh Trúc tường trình từ Washington.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến