Với Xã hội Việt Nam hiện tại, đôi khi tôi thấy khinh chính người Việt Nam mình !
Có lẽ bạn sẽ cho tôi không phải là người Việt khi thốt lên câu ấy. Hoặc giả sử tôi là một người mất gốc, hoặc vong bản, vọng ngoại, quên truyền thống cha ông. Xin thưa, tôi mang trong mình dòng máu Việt trăm phần trăm và đang sinh sống ở chính đất nước mình, một đất nước hiện tại với nền "dân chủ" giả hiệu.
Trong tâm, vẫn yêu cha, kính mẹ, thờ cúng ông bà và không quên dòng máu Lạc Hồng với 4000 năm Văn Hiến, không quên oai linh Bà Trưng, Bà Triệu, hào khí Quang Trung Nguyễn Huệ và rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Vương trên sóng Bạch Đằng.
Nhưng không yêu Cộng sản !
Ngày thơ ấu, có lẽ tôi và tất cả các bạn đồng trang lứa thế hệ 8X – 9X không ít thì nhiều, đã từng nghe ít nhất một lần trong đời câu nói từ ai đó, có thể là ông bà, cha mẹ, thầy cô, chú bác … rằng : Thời mới "giải phóng" khổ lắm, cơm không có mà ăn, phải ăn bo bo trộn với củ mì ! Ngày đó, có thể trong ký ức non nớt của tôi và các bạn, chiến tranh đã qua, quê hương bị giặc tàn phá nên khổ lắm, nghèo lắm, đói chẳng có mà ăn.
Xin thưa, khi tuổi thơ qua đi, tuy trưởng thành và bị nhồi sọ trong chế độ cộng sản, dù không phải là người có kiến thức uyên bác hay khả năng nhận định thâm sâu, tôi cũng ngẫm ra hai điều đơn giản, đó là: nguyên nhân thứ nhất đói là do cấm vận, kinh tế cào bằng, dẫn đến hệ quả thứ hai là một đất nước nông nghiệp nhưng dân lại không đủ gạo mà ăn, lại phải đi nhập khẩu hạt bo bo dành cho ngựa ăn từ Liên Xô cũ.
Thập niên 90, Đảng đổi mới theo hướng kinh tế thị trường, có hiệu quả, và Đảng công nhận đó là hướng đi đúng đắn, một "sáng kiến" tuyệt vời để nâng cao chất lượng cuộc sống, cho dù người ta đang cười vì nó đã có từ mấy trăm năm qua lịch sử các Học thuyết kinh tế và các nước tư bản vẫn đang áp dụng mô hình này, nhưng chắc có lẽ "sáng tạo" nhất của Đảng ở đây là "kinh tế thị trường định hướng XHCN".
Và với sáng kiến,( hay ngu dốt ) không giống ai đó là Việt Nam từ một chế độ VNCH phồn thịnh, có đầy đủ các thể chế dân chủ để xây dựng đất nước tự tin sánh vai với Thái Lan, Singapore hoặc Nam Hàn hiện nay, thì cứ mãi lẹt đẹt so sánh với Lào, Campuchia trong khu vực và sắp gia nhập lại những nước đi thụt lùi, kém phát triển và hoàn toàn có khả năng không thua Châu Phi trong một tương lai ngắn.
Lãnh đạo đã vậy, còn nhân dân thì thế nào ?
Ở đây, tôi không có ý xúc phạm hay phê phán hết thảy, mà chỉ dẫn chứng ra một vài trường hợp theo khả năng nhận định của mình khi so với dân tộc các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản, một đất nước trưởng thành trong điêu tàn với những thiên tai của số phận, còn hơn gấp mấy lần Việt Nam.
Có lẽ ta chưa quên trận động đất và sóng thần kinh hoàng của nhân dân Nhật vào đầu năm 2011, hệ lụy của nó đến nay vẫn còn và người dân xứ sở hoa anh đào vẫn đang từng ngày kiến tạo đất nước trên những tang thương.
Trong cơn bão tố, họ đã vượt qua như thế nào ?
Họ trật tự xếp hàng đi nhận lương thực cứu trợ, kiên cường trong bão tố như thể chấp nhận số phận với lòng tin và sự thông minh, nhiệt thành, được tập huấn bài bản để vượt qua mọi nghiệt ngã, dù cho giông bão có ập xuống đầu, thì họ vẫn tin vào Chính phủ. Họ nhường nhịn nhau vì nghĩ có người còn đói hơn mình.
Ngẫm lại càng thấy buồn cho dân Việt Nam mình! Tôi vẫn nhớ rõ một buổi chiều trời sắp chuyển mưa như hàng vạn lần cơn mưa như thế, dân ta đường xá mạnh ai nấy chạy, ai cũng muốn chen lấn, xô đẩy bất chấp tai nạn, phiền toái cho người khác; giành đường, lấn tuyến để mong thoát khỏi trận mưa. Bất ngờ thắng lại, dòng xe cộ sau lưng chợt ùa lên hơn vũ bão. Xót xa tự hỏi lòng, nếu thiên tai lớn xảy ra dân Việt sẽ thế nào ? Chen nhau, xô đẩy, hay giẫm đạp lên nhau hòng tìm cho mình sự sống?
Ở Singapore, xả rác nơi công cộng sẽ bị phạt roi, nếu đem áp dụng tại Việt nam chắc hẳn trăm roi cũng không đủ, vì đó đã là thói quen "cố hữu" được mặc định ngẫu nhiên. Trong tâm thức, họ không biết đó là hành vi không đẹp nên không tự biết xấu hổ, hoặc biết nhưng cố ý vì thấy ai cũng thế, mình sẽ trở nên cá thể dị biệt nếu làm khác đi, cho dù đó là việc sai trái, một phần do luật pháp chưa nghiêm.
Trong một diễn biến khác, xã hội ngày càng văn minh thì tri thức con người phải được cải thiện, nâng cao, nhận thức các vấn đề kinh tế, chính trị cũng phải được nâng tầm. Vậy mà người Việt hiện nay rất ít quan tâm chính trị, nếu muốn nói rằng hầu như không có, đặc biệt là tầng lớp nhân dân lao động, giai cấp chủ quản Nhà nước. Vì tri thức có hạn, do không được ăn học, có thể nghèo đói do chế độ, đối với họ, ngày ba bữa ăn là đủ, các dịch vụ phúc lợi xã hội không được tiếp cận, hoặc có khi họ còn không biết. Đối với họ, thiên tai, ngập lụt, kẹt xe, lầy lội chắc có lẽ do Trời, không biết và cũng không cần biết vì sao cuộc đời mình lại toàn một màu đen như thế, do ai, bởi vì ai ? Bất kể khi có biến động ập đến thì tầng lớp này sẽ hứng chịu rủi ro đầu tiên.Càng ngày càng xuất hiện nhiều tệ nạn mới, bước chân ra khỏi cửa là hàng quán, dịch vụ bát nháo mọc lên như nấm, bọn trẻ sẽ học được gì từ cha mẹ chúng, vốn đã là những người ít học, nay lại bị đầu độc bởi những thứ tệ nạn do quản lý yếu kém của Nhà nước, kéo theo cả một thế hệ trẻ với tương lai mịt mờ vô định …
Dân đen đã vậy, còn giới thượng lưu, nhà giàu mới nổi hay giới trí thức, cũng chỉ lo vun vén bản thân, ngại đụng chạm, chỉ chăm chăm sợ mất những gì tạo dựng, mất quyền mất chức. Thiên đường XHCN đâu chưa thấy, chỉ thấy lạm phát ngày một tăng cao và nới rộng khoảng cách giàu – nghèo ngày thêm sâu sắc, kéo theo nhiều bất công trong xã hội.Ý thức hệ không phải tự nhiên mà có, nó phải được trui rèn, mài giũa, tri thức không phải một sớm một chiều đạt được những tinh hoa, vì vậy hỏi sao người Việt Nam thường kém ý thức, bước ra thế giới như một đứa bé nhìn gã khổng lồ. Xã hội với cơ chế đầy rẫy sự bất công, tham nhũng, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, các giá trị bị đảo lộn. Cũng dễ hiểu, "Thượng bất chính, Hạ tắc loạn."
Trở lại với các cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược gần đây. Không bàn về cách hành xử của nhà cầm quyền Cộng sản, ta hãy xét đến khía cạnh bình thường hóa trong cách nhìn của một người dân, một người ngoài cuộc"chỉ đứng nhìn người ta đi biểu tình".
"Tôi thấy họ phản động" là cách nói của một người không liên quan khi được hỏi về cảm nghĩ, hoàn tòan không hề biết những gì đang xảy ra trên đất nước mình, họ nói theo cách của một người từ lâu đã quen "yên phận", dù là đang sống trong tù ngục nhưng cũng chưa muốn tìm cách thoát ra. Cho dù đây hoàn toàn là một cuộc biểu tình đúng Pháp luật theo điều 69 Hiến Pháp nước CHXHCNVN, được tổ chức bởi những nhân sĩ yêu nước và hoàn toàn không chống chính quyền. Nhân quyền người Việt ở đâu trong trường hợp này? Và liệu có ai còn dám bày tỏ lòng yêu nước nữa, khí tiết cha ông ta từ ngàn xưa đâu rồi ? Vì sao dân Việt ngày nay lại trở nên đớn hèn đến vậy ? Một đất nước gần 90 triệu dân mà chỉ vài chục người dám đi bày tỏ chính kiến thôi sao? Cái gì đã khiến cho số đông còn lại kia trở thành như thế ? Có phải vì lòng yêu nước đã bị thui chột và bị dập tắt ngay trong trứng nước bởi một chính quyền phản nước, hại dân ?
Nước Việt ta vốn con Rồng cháu Lạc, địa thế đất nước trụ trên long mạch, trời phú cho ta vùng đất thiêng màu mỡ, ít thiên tai, dân Việt vốn hiền hòa, cần cù, bất khuất. Cái gì đã khiến dân ta ngày càng nhu nhược, kém ý thức và không quan tâm đến mọi việc không – phải – của – mình ? Tương lai chúng ta sẽ về đâu khi bành trướng Trung Quốc ngày đêm xâm lấn về văn hóa, chính trị lẫn kinh tế - xã hội ? Hay là dân ta "yên phận" đã quen?
Ta vốn mang dòng máu Lạc Hồng
Từ thời binh biến của cha ông
Sông núi Việt Nam từ bốn cõi
Tự hào sao nòi giống Tiên Rồng
Thuở ải Nam Quan trấn biên cương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét