Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

TQ Tuần Tra, Bảo Kê Đài Loan Hút Dầu VN; Tàu TQ Tuần Tra Biển Đông, Xét, Bắt Giữ Tàu Nước Khác; Thái, Cam Bốt Thần Phục TQ

BIỂN ĐÔNG (VB) -- Một liên minh quốc cộng đang tiến hành để cả nhà nước Bắc Kinh và Đài Bắc cùng vơ vét tài nguyên Biển Đông -- và có vẻ như Trung Cộng sẽ bảo kê cho Đài Loan múc dầu ở ven đảo Taiping.

Trong khi Trung Quốc cho biết sẽ đưa tàu tuần tra lớn vào Biển Đông, báo China Post cho biết kể từ năm 2013, chinh phủ Đài Loan sẽ đưa các tàu vào thăm dò các mỏ dầu và khí đốt quanh đảo Taiping Island ở Biển Đông của VN, theo lời Tổng Giám Đốc Jerry Ou của Sở Năng Lượng thuộc Bộ Kinh Tế Đài Loan.

Kế hoạch này sẽ khởi sự từ tháng 1-2013, theo lời Ou trong một buổi họp quốc hội ở Đài Bắc.

Ou nói rằng Đài Loan dựa vào nhập cảng hơn 98% năng lượng, do vậy ưu tiên cao là phải tìm nguồn dầu mới trong lãnh thổ mà nước này đang chiếm.

Trong khi đó, thông tấn VEF từ Hà Nội cho biết công ty dầu PVN của VN đang “lên kịch bản ứng phó ở Biển Đông.”

Bản tin VEF nói, “ông Phùng Đình Thực Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã cho biết, PVN xác định, căng thẳng ở Biển Đông gây nhiều khó khăn cho hoạt động thăm dò ngoài khơi của tập đoàn. PVN đã lên kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.”

Mặt khác, bản tin VOA cho biết Trung Quốc đang gửi tàu tuần tra lớn ra Biển Đông.

VOA nói rằng, Trung Quốc ngày 27/12 lần đầu tiên đưa một tàu tuần tra đại dương lớn có trang bị bãi đáp trực thăng ra Biển Đông.

Truyền thông Trung Quốc loan tin tàu Hải Tuần 21 dưới sự quản lý của Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam sẽ giám sát an toàn lưu thông hàng hải, điều tra các tai nạn hàng hải, phát hiện ô nhiễm, tiến hành công tác tìm kiếm, cứu hộ và thực hiện các quy ước quốc tế.

Người đứng đầu Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam, ông Ruan Ruiwen, nói rằng trước nay lực lượng hành pháp Hải Nam chỉ hoạt động ở các vùng duyên hải, chưa bao giờ ra khơi xa và tàu Hải Tuần 21 sẽ mở màn cho sự hiện diện của tàu tuần tra hải dương lớn trên Biển Đông.

Tàu Hải Tuần 21 được đưa vào sử dụng vào năm 2002 có bãi đáp trực thăng dài 21 mét, rộng 11 mét. Tổng chiều dài con tàu hơn 93 mét và vận tốc tối đa là trên 40 km/giờ. Tàu có thể đi xa trên 7400 cây số mà không cần tiếp liệu.

Đặc biệt, các tàu Việt Nam trong vùng sẽ gặp cơ nguy, vì bản tin VOA nói:

“Tàu Hải Tuần 21 được Trung Quốc điều động ra Biển Đông sau khi tỉnh Hải Nam hồi tháng trước loan báo thông qua các quy định mới bắt đầu từ tháng giêng 2013 sẽ cho phép cảnh sát biển của họ được quyền lên lục soát, bắt giữ, tịch thu, và trục xuất tàu bè nước ngoài trên Biển Đông bị Bắc Kinh xem là xâm phạm lãnh hải bất hợp pháp.

Hành động này bị các nước lên án trong đó có Việt Nam và Philippines giữa bối cảnh Trung Quốc đang giành chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên này.”

Trong khi đó, bản tin RFI cho biết nhiều quốc gia Đông Nam Á -- như Cam Bốt và Thái Lan -- đã trở mặt với chế độ Hà Nội. Trong đó, “Biển Đông:Thái Lan 'phò' Trung Quốc vì lợi ích kinh tế,” theo lời RFI.

Bản tin này nói:

“Trong những năm gần đây Thái Lan đã liên tiếp có lập trường rất thuận lợi cho Trung Quốc trên những vấn đề liên quan đến Biển Đông, can hệ trực tiếp đến 4 quốc gia Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Thái độ của Bangkok rất rõ trong cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh (07/2012), khi Ngoại trưởng Thái Surapong Tovichakchaikul đã tỏ quan điểm có lợi cho Bắc Kinh, nói rằng không nên để căng thẳng ở Biển Đông tác động đến quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Từ Bangkok, Arnaud Dubus, thông tín viên phụ trách khu vực giải thích thêm về lập trường của Thái Lan:

...Arnaud : Hệ quả đầu tiên là Thái Lan hoàn toàn phục vụ chiến lược của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh muốn tránh không cho hồ sơ này được thảo luận trong một khuôn khổ đa phương, nơi họ có thể gặp rắc rối...

Thái độ này của Thái Lan có thể phản tác dụng, bởi vì nó có nguy cơ làm mất uy tín của vương quốc đối với các đối tác khác trong ASEAN. Với thái độ công khai thân Trung Quốc tại cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN vào tháng Bảy, Cam Bốt đã nổi lên thành một quốc gia bù nhìn của Bắc Kinh. Bangkok có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự, nếu nó không sớm điều hòa lập trường của mình...”

Một  bản tin khác của RFI cho biết. Bộ Quốc phòng Philippines hôm Thứ Năm đã thông báo sẽ mua ba trực thăng từ công ty Anh-Ý AgustaWestland trong khuôn khổ hiện đại hóa lực lượng hải quân, giữa lúc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ngày càng gay gắt...

Chuyện rõ như ban ngày: trong khi anh em một nhà Bắc Kinh, Đàì Bắc liên thủ vét dầu Biển Đông, thì Hà Nội dốc toàn bộ thanh niên vào tàn sát anh em Sài Gòn... để rồi bây giờ Biển Đông giữ cũng không nổi.
Nguồn:http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-201849_15-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến