Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

GS NGÔ ĐỨC THỌ VÀ NHỮNG CỐNG HIẾN CHO KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

.
Giáo sư Ngô Đức Thọ và những cống hiến
cho khoa học và văn hóa Việt Nam 
TS. Trần Trọng Dương
Trong giới nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam vẫn truyền tụng về các nhà nghiên cứu đầu ngành của thế kỷ XX như Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp,… là thế hệ “một đi không trở lại”. Sự ca ngợi ấy cũng là một lối nói, một cách diễn ngôn. Bởi như ta biết, lớp kế cận ngay sau đó là những tên tuổi như Nguyễn Tài Cẩn, Hà Văn Tấn, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Huệ Chi,… Nếu như Nguyễn Tài Cẩn, Hà Văn Tấn, Nguyễn Huệ Chi là những đại thụ, là những người xây nền móng của các ngành ngôn ngữ học, khảo cổ học và văn học trung đại, thì Ngô Đức Thọ là người đi “be bờ đắp đập” cho nhiều chuyên ngành khoa học chuyên sâu khác nhau, từ văn tự học, văn bản học, thư tịch học, cho đến sử liệu học, bi ký học, phiên dịch học…  Ở mỗi một mảng chuyên ngành ấy, Giáo sư Ngô Đức Thọ luôn để lại những công trình quan trọng. Bài viết này, sẽ lần lượt điểm ra những cống hiến của giáo sư ở những bình diện trên. 
1.Về văn tự học
Ở Việt Nam hiện nay hầu như không mấy ai biết đến chuyên ngành văn tự học. Nhìn ở mảng nào cũng thấy những khoảng trống mênh mông. Hàng loạt các văn tự cổ từng tồn tại ở Việt Nam đã và đang chết đi, như chữ Chăm cổ, chữ Thái cổ, chữ Quốc ngữ cổ, chữ Nôm Tày, chữ Nôm Dao, chữ Nôm Việt,… và dĩ nhiên là chữ Hán cổ. Trong bối cảnh đó, công trình “Nghiên cứu chữ Huý trên các văn bản Hán Nôm” của Ngô Đức Thọ (1995) đã đánh dấu sự ra đời của chuyên ngành văn tự học chữ Hán ở Việt Nam. Như lời tựa giới thiệu của giáo sư Hà Văn Tấn: “công trình này đã đặt nền móng cho môn tỵ húy học ở Việt Nam”. Cuốn sách hình thành trên cơ sở luận án tiến sĩ của ông, và là thành quả lao động trong một hai chục năm, trên cơ sở khảo sát hàng vạn văn khắc và thư tịch cổ. Cuốn chuyên luận được in bằng hai thứ tiếng (Việt, Pháp) ngay lập tức đã trở thành giáo khoa thư và sách tham khảo gối đầu giường cho nhiều học giả ở các ngành văn tự học, văn bản học, thư tịch học, sử liệu học… Giới Hán học quốc tế biết đến văn tự học ở Việt Nam chủ yếu vẫn là qua cuốn sách trên. Tiếc rằng, sau gần 20 năm, đây vẫn là cuốn chuyên luận DUY NHẤT về chuyên ngành này. Không biết sau sẽ như thế nào, nhưng nếu như Ngô Đức Thọ là người mở đầu và cũng là người chấm hết cho chuyên ngành văn tự học chữ Hán ở Việt Nam, thì đó là một điều vô cùng đáng tiếc và day dứt!
2. Về văn bản học
Cùng với khảo cổ học, văn bản học là hai ngành khoa học quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu khoa học xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia về khảo cổ học hiện nay có thể lên đến vài chục, nhưng chuyên gia về văn bản học hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong đó, giáo sư Ngô Đức Thọ được coi như là cánh chim đầu đàn của chuyên ngành khoa học này với công trình “Cơ sở văn bản học Hán Nôm” (viết chung với Trịnh Khắc Mạnh, nxb KHXH, 2007, 408 trang). Đây cũng là cuốn sách DUY NHẤT hiện nay tại Việt Nam trình bày về hệ thống lý thuyết cũng như các thao tác, quy trình nghiên cứu văn bản học. Cuốn sách cũng đã trở thành giáo trình giảng dạy tại các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ tại một số cơ quan như Đại học Quốc gia, Học viện Khoa học Xã hội. Từ khi công bố đến nay, chuyên luận này đã có ảnh hưởng lớn lao đến việc phát triển nghiên cứu khoa học. Ở mảng này, giáo sư Ngô Đức Thọ cũng đã công bố một số nghiên cứu khoa học khác quan trọng, ví dụ như “Đi tìm nguồn gốc và năm xuất hiện của văn bản Binh thư yếu lược” (công bố năm 1986), ông đã xác định rằng văn bản “Binh thư yếu lược” là một văn bản giả tạo (ngụy thư) do người sau sáng tác (sớm nhất là vào năm 1869), chứ không phải là một văn bản nguyên gốc của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn từ thời Trần. Kết luận về văn bản này là dấu chấm hết cho một nghi án lịch sử.
Có thế nói, mỗi một phát hiện về văn bản học, cũng giống như một phát hiện về khảo cổ học sẽ là một cuộc lật đổ khoa học. Toàn bộ các thành quả nghiên cứu của các ngành khác (như sử học, văn học, triết học, tôn giáo, quân sự học, văn hóa học, địa lý học lịch sử...) sẽ chỉ là những giả thuyết mong manh nếu chưa có giám định của khoa văn bản học. Giáo sư Ngô Đức Thọ với những nghiên cứu của ông về văn bản học đã và đang tạo nên những bước đi vững chãi cho khoa học xã hội ở Việt Nam.
3. Về từ điển học
Với tư cách là một người nghiên cứu về chữ viết cổ truyền (văn tự học), giáo sư Ngô Đức Thọ đương nhiên là người có lợi thế rất lớn trong nghiên cứu và biên soạn từ điển. Ông cũng đã dành công sức cả đời để biên soạn một cuốn Từ điển Hán Việt trên cơ sở ngữ liệu Hán văn Việt Nam (từ Lý Trần cho đến Nguyễn). Đây hẳn sẽ là công trình từ điển có ý nghĩa nhất ở lĩnh vực này, bởi như ta biết các từ điển Hán Việt trước nay chủ yếu là sử dụng các ngữ liệu của Hán văn Trung Quốc, phải đến Ngô Đức Thọ, ngữ liệu của các văn bản văn học, lịch sử, triết học của Việt Nam mới được đưa vào thống kê, phân tích. Tiếc rằng, cuốn sách này cho đến nay chưa từng được cơ quan nào tài trợ xuất bản.
Tuy vậy, giáo sư Ngô Đức Thọ cũng đã có một số công trình từ điển nổi tiếng khác.
Cuốn thứ nhất là “Từ điển di tích văn hoá Việt Nam” do ông chủ biên, được xuất bản lần đầu vào những năm 1990. Cuốn sách này là cuốn từ điển đầu tiên tổng hợp 150 nguồn tư liệu cổ, với 20.000 phiếu lược thuật, 1202 đơn vị di tích, bao gồm: 605 đền, miếu; 132 đình; 454 chùa (am, viện, tháp); 11 Đạo quán:, thuộc nhiều địa phương nước ta: Phía Bắc từ Hà Tuyên đến Hà Tiên bên bờ vịnh Thái Lan. Từ điển này ngay từ khi ra đời đã trở thành một “cơn sốt” trên thị trường sách học thuật. Các cơ quan nghiên cứu, các phòng văn hóa, sở văn hóa các cấp, các nhà nghiên cứu, những người yêu văn hóa di tích truyền thống đều tìm đọc cuốn sách này. Phong trào khơi nguồn, đi tìm dấu tích văn hóa dân tộc trong quãng 20 năm trở lại đây hẳn có một phần không nhỏ của cuốn từ điển này.
Cuốn thứ hai là “Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919)” cũng do ông chủ biên và viết bài khảo cứu (Văn học, tái bản 2006, 875 trang). Đây thực chất là một cuốn từ điển về gần 3000 vị trạng nguyên, tiến sĩ đã trúng tuyển trong các kỳ thi đại khoa (thi Hội) chính thức do triều đình tổ chức từ thời Lý cho đến thời Nguyễn. Như ta biết trong phần lớn các nhà khoa bảng đó, đều là các quan lại cao cấp, các nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn, nhà y dược học, nhà tư tưởng- chính trị, … Đúng như lời giới thiệu khảo cứu của Ngô Đức Thọ, trước cuốn sách này thì ở Việt Nam “chưa có một bộ sách nào đáp ứng được yêu cầu tra cứu tổng hợp về các nhà trí thức” trong lịch sử 1000 năm của Việt Nam. Vì thế ,cuốn sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam”, từ khi ra đời cho đến nay, đã được tái bản nhiều lần, đây cũng là một sách công cụ đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào khi nghiên cứu về lịch sử nhân vật, lịch sử khoa cử,… và là cuốn sách có mặt trên mọi giá sách của các gia tộc có truyền thống học vấn.
4. Về sử liệu học, địa lý học lịch sử
Khoa sử liệu học luôn gắn chặt hữu cơ với văn tự học và văn bản học. Sử liệu có khả tín hay không đều phải qua thao tác giám định văn bản (thật/ giả), hiệu điểm văn tự (đính ngoa, cú đậu). Với những đóng góp cụ thể ở hai ngành trên, giáo sư Ngô Đức Thọ chính là người có những đóng góp quan trọng trong ngành sử liệu học ở Việt Nam. Ông chính là dịch giả của cuốn Đại Việt sử ký toàn thư - bản in Nội các quan bản. Mộc bản khắc năm chính hoà thứ 18 (1697) (nxb. Khoa học xã hội. - 24cm. Tập .1  Hà Văn Tấn hiệu đính, 2009 – 436 trang). Đồng thời là người khảo cứu văn bản học và biên dịch một số tác phẩm sử học quan trọng khác như Hoàng Việt hưng long chí, Văn bia Văn miếu Quốc tử giám – Thăng LongNgô Đức Kế: cuộc đời và sự nghiệp,…
Quan trọng hơn cả, ông là người chủ biên việc nghiên cứu văn bản, biên dịch, chú thích bộ sách Đồng Khánh địa dư chí (hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Hán Nôm, với Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp, nxb. Thế giới. T.1. T2. T3 - 2003. 5000 trang). Đây là một công trình đồ sộ về sử liệu học và địa lý học lịch sử. Hàng nghìn trang tư liệu và bản đồ cổ đã được công bố chú thích, góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu về chủ quyền biển đảo cũng như lãnh thổ, địa giới của Việt Nam trong lịch sử.
5. Biên dịch
Ngoài những chuyên ngành trên, Giáo sư Ngô Đức Thọ còn được biết đến với tư cách là một trong những dịch giả có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Các tác phẩm dịch thuật của ông trải trên nhiều lĩnh vực từ văn học, sử học (đã nêu), cho đến Phật học, thiên Chúa giáo, phiên dịch các tài liệu nghiên cứu khoa học.
Về văn học, ông là dịch giả của cuốn Mộng Bá vương (Việt Nam khai quốc trí truyện) của tác giả Bảng Trung Hầu Nguyễn Khoa Chiêm (nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1990), là đồng dịch giả của cuốn Hậu Thuỷ hử  (3 tập, tác giả Thi Nại Am, La Quán Trung, nxb. Văn học. 1994), Hoàng Việt Long hưng chí – bộ Tiểu thuyết lịch sử  của Ngô Giáp Đậu (nxb. Văn học, 1993. – 445 trang).
Về Phật giáo, ông là đồng dịch giả của  bộ Thiền uyển tập anh (Anh tú Vườn Thiền)- tác phẩm văn học- lịch sử Phật giáo sớm nhất (Nxb. Văn học, 1993. - 249tr),  Lục tổ đàn kinh của Huệ Năng đại sư (nxb.Văn học, 1992. – 206 trang) ; Lời giáo huấn của Phật Đà của Walpola Rahula (Nxb Tôn giáo, 1999).
Về thiên chúa giáo, ông là dịch giả của sách Tây Dương Gia Tô bí lục : Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương của Phạm Ngô Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am... (Knxb., 1999 , 332 trang).
Ông còn là dịch giả/ đồng dịch giả của một số sách nghiên cứu như Thái Đình Lan và tác phẩm Hải Nam tạp trứcủa giáo sư Trần Ích Nguyên (Đài Loan) (nxb. Lao động - Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2008. – 291 trang); Nghiên cứu về khuyên phát tâm bồ đề  của Pháp sư Diễn Bồi (Nxb. Hà nội, 1994. – 297 trang).
Ngoài những tác phẩm của các lĩnh vực trên, giáo sư Ngô Đức Thọ còn tham gia biên soạn nhiều bộ sách khác. Số liệu đến nay chưa thống kê thực đầy đủ, nhưng với những gì chúng tôi biết, số lượng trang in của các công trình trên lên đến trên dưới 10.000 trang xuất bản. Những đóng góp đồ sộ của ông đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam hẳn là công sức bền bỉ trong suốt cuộc đời lao động khoa học nhọc nhằn. Những sai sót ở trong đó không phải là không có. Nhưng về cơ bản, ông xuất hiện như một nhà khoa học đa năng, người trấn giữ trọng trách, người đặt nền ở các lĩnh vực văn tự học, văn bản học, từ điển học, sử liệu học. Chỉ nguyên điều đó thôi đã khiến ông có một vị trí trang trọng ở bất kỳ một hội đồng khoa học nào.
Chính vì vậy chúng tôi thấy rằng giáo sư Ngô Đức Thọ xứng đáng được nhận “Giải thưởng văn hóa Phan Chu Trinh”.
Nhưng xét cho cùng, sự nghiệp trước tác chính là giải thưởng lớn nhất mà ông đã tự dành cho mình!
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013
TS. Trần Trọng Dương


Xem thêm các link:



* Xem các bài viết của TỄU - BLOG về Giáo sư Ngô Đức Thọ.


20 Tháng chín 2013
NGÔ ĐỨC THỌ ĐÒI LÀM RÕ VAI TRÒ THỰC CỦA MẶT TRẬN. Lời dẫn của Nhà báo Hữu Nguyên: GS Tương Lai trong bài phát biểu tại Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ VI tại Hà Nội ngày 5/9/2013 bày tỏ niềm hy ...
25 Tháng mười một 2012
Lời dẫn của Ngô Đức Thọ: Người Trung Quốc có vẽ một cái bản đồ có những đường đứt đoạn có hình chữ U nên gọi là Bản đồ chữ U. Nhưng vì tham vọng bá quyền quá xấu xa lộ liễu nên dư luận thế giới nhiều người gọi nó ...
23 Tháng mười một 2011
Cụ Phan Bội Châu vì nước lao khổ làm Cách mạng cứu nước, khi Cụ mất năm 1942 cả nước truy điệu chít khăn tang. Thế mà giờ đây một kẻ đang ngồi trong QH dám chửi rủa bảo Cụ Phan "cõng rắn cắn gà nhà, mở đường ...
19 Tháng bảy 2012
Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của GS Ngô Đức Thọ. Người VN có lòng tự trọng sẽ không tổ chức hoặc tham gia bất cứ chương trình hữu nghị nào với bọn xâm lược Trung quốc vào lúc này. Trả lờiXóa · CapThoiVu 08:50 ...

23 Tháng sáu 2011
Tôi nghe biết đại danh của Giáo sư từ lâu. Hôm nay tôi không xem Bee.net, nhưng mở trang blog của TS Nguyễn Xuân Diện, thấy bức thư ngỏ của Giáo sư gửi ngài Thủ tướng Nhật Naoto Kan tôi thấy xúc động vô cùng.
19 Tháng sáu 2011
Sáng nay tôi cùng đi với đoàn biểu tình đến chỗ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Bờ Hồ vì mỏi chân nên rớt lại sau. Tôi gặp người bạn ở TP HCM ra, đứng nói chuyện với anh ấy một lúc, lát sau khoảng 12 giờ lên xe ...
27 Tháng bảy 2011
Số là trên blog của TS Nguyễn Xuân Diện có một vài lần nhắc tên mấy người cùng Viện với TS Diện thường có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, trong đó có tôi Ngô Đức Thọ và nữ sĩ Kim Anh (chữ ...
05 Tháng tám 2011
Lai lịch và thực chất của đường lưỡi bò. GS.TS NGÔ ĐỨC THỌ. Với chưa đến 1000 từ dịch ra tiếng Việt từ tờ China Daily, tác giả là một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thông báo với dư luận những ...

23 Tháng mười một 2011
Bạn Nguyễn Đức Mậu gửi bài ấy của tôi cho trang Viet - studies của GS Trần Hữu Dũng ở Hoa Kỳ, từ hôm qua trang ấy cũng đã đăng bài ấy – có kèm một câu bình “Khâm phục ông Ngô Đức Thọ đã chịu khó viết bài này, ...
03 Tháng hai 2012
PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng (Đại học Thủy Lợi) tặng. GS. TS Ngô Đức Thọ tặng cuốn kỷ yếu hội thảo về Nhà chí sĩ yêu nước Ngô Đức Kế. Cụ nghè Tập Xuyên Ngô Đức Kế là ông nội của Ngạn Xuyên Ngô Đức Thọ. GS.
19 Tháng sáu 2011
Tại Cafe Cột Cờ đã thấy có: Giáo sư Ngô Đức Thọ, TS Nguyễn Hồng Kiên, TS Nguyễn Quang A, ...và nhiều bạn trẻ... Tại Sài Gòn: Không thấy các barie chặn ở Lãnh sự quán, nhưng hình như lực lượng mỏng và khó kết thành ...
16 Tháng 12 2012
Sự có mặt của cụ Lê Hiền Đức (ngoài tám mươi) và cụ Ngô Đức Thọ (gần tám mươi) trong đoàn đi đón khiến chúng tôi rất cảm động. (Cụ Đức bị gọi “làm việc” suốt sáng nay, được thả là đi ngay sang đây). Giáo sư Ngô Đức ...

06 Tháng tư 2012
... phục vụ chính quyền nhiều năm như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, bà Lê Hiền Đức, giáo sư Chu Hảo, những trí thức yêu nước như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A.
31 Tháng ba 2013
Từ 19h00, chúng tôi đã thấy có sự hiện diện của GS Hán Nôm Ngô Đức Thọ, Nữ nghệ sỹ Kim Chi và phu quân, TS Nguyễn Quang A, TS. Nguyễn Xuân Diện... cùng rất nhiều nhân sĩ trí thức đang chờ đến giờ hành lễ. Phóng ...
31 Tháng bảy 2011
KTS Trần Thanh Vân, Giáo sư Ngô Đức Thọ... đang trên đường tới cafe. 15h55: Nhà thơ Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và bạn gái đã đến. Trời vẫn mưa to. 16h00: Nhà giáo Phạm Toàn đã có mặt. Sau đó, KTS Trần Thanh Vân ...
18 Tháng hai 2012
TS Ngô Đức Thọ, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, Cụ Nghiêm Ngọc Trai, Phương Bích, ông bà Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Phương, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Chính, Nguyễn Lân Thắng, ...

28 Tháng mười một 2011
Ngoài những người mà Giáo Sư Ngô Đức Thọ cho biết theo ghi nhận của chúng tôi thì còn nhiều người khác như: nhà báo Đoan Trang, nhà báo tự do Dương Thị Xuân, anh Trương Văn Dũng cũng đã bị bắt và cho tới bây ...
19 Tháng tám 2013
TRAO ĐỔI VỚI GS. VŨ MINH GIANG, NGUYÊN PGĐ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HN. Về ý kiến của ông GS Vũ Minh Giang trên BBC Ngô Đức Thọ. Do PV BBC mà ông GS Vũ Minh Giang trở thành người đầu tiên của ĐCS lên tiếng ...
18 Tháng mười một 2012
Sáng nay, Giáo sư Huệ Chi, Giáo sư Ngô Đức Thọ và nhiều anh chị em bè bạn đã đến nhà tang lễ Phùng Hưng viếng Cụ Nguyễn Bá Phụng - thân phụ của LS Nguyễn Thị Dương Hà. Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ ...
24 Tháng bảy 2011
1- Thăm nhà Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thọ (cháu nội Cụ Nghè Ngô Đức Kế). Ông nguyên là Trưởng ban Văn bản học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ông là tác giả và đồng tác giả, là chủ biên của các công trình: Nghiên cứu ...

05 Tháng tư 2012
Nguyễn Trọng Vĩnh; Lê Hiền Đức; Nguyễn Huệ Chi; Chu Hảo; Nguyên Ngọc; Ngô Đức Thọ; Nguyễn Quang A; Nguyễn Văn Khải; Phan Tất Thành; Nguyễn Xuân Diện; Đặng Bích Phượng (Phương Bích); Nguyễn Văn Phương ...
01 Tháng ba 2012
... Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Hưng, Tương Lai...; các linh mục chức sắc tôn giáo (các linh mục: Huỳnh Công Minh, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đinh Hữu Thoại...; Tỷ khiêu ...
06 Tháng năm 2012
Kể từ khi Giáo sư Ngô Đức Thọ cùng tôi và những người bạn của chị Bùi Thị Minh Hằng đứng ra kêu gọi, số tiền của tất cả bà con trong và ngoài nước ủng hộ sau gần 3 tháng - từ ngày 3/2 đến nay đã có con số cụ thể như ...
03 Tháng bảy 2011
Các Giáo sư: Ngô Đức Thọ, Hoàng Xuân Phú, các Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Hồng Kiên có mặt trong đoàn tuần hành. Đặc biệt có Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đông Yên và phu nhân cùng xuống đường biểu tình ngay tại ...

31 Tháng 12 2011
... tiếng: Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Đông Yên, Hoàng Xuân Phú; các Tiến sĩ: Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Quang A, Đặng Ngọc Lan, Nguyễn Hồng Kiên; các nhà văn: Nguyên Ngọc, Vũ Ngọc Tiến, Trần Nhương..
29 Tháng tư 2012
Qua Nguyễn Xuân Diện, chị gửi lời cảm tạ đến Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Cụ bà Lê Hiền Đức, các Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, Chu Hảo và các nhân sĩ, trí thức, bạn bè trong và ngoài nước....đã dành cho chị tình ...
28 Tháng 12 2011
Ngày 06/9/2011, các ông: Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Ngô Đức Thọ, Vũ Ngọc Tiến, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A, Nguyễn Đăng Quang, Lê Dũng, Nguyễn Xuân Diện nộp đơn khởi kiện đề ...
02 Tháng tư 2013
Giáo sư Ngô Đức Thọ đã đến gần bên ngoài Tòa án: Tại vị trí bị chặn xe ở trạm thu phí An Dương (Quán Toan - HP) giơ cao biểu ngữ đòi trả tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn: 08h00: Người dân bắt đầu biểu tình bên ngoài ...

28 Tháng chín 2013
Ngô Đức Thọ, PGS TS Ngữ văn, nghỉ hưu, Hà Nội 356. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, TP HCM 357. Trần Thọ Hưng, kỹ sư cầu đường, TP HCM 358.
07 Tháng tám 2011
Chúng tôi thấy có sự hiện diện của: Giáo sư Ngô Đức Thọ, Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Đức Mậu, Nhà văn Thùy Linh, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà .... Bên cạnh các biểu ngữ quen thuộc, có một ...
11 Tháng tư 2012
... Ngô Đức Thọ, Chu Hảo, các Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Xuân Diện, Nhà văn Nguyên Ngọc, Luật sư Trần Vũ Hải, ông Phan Tất Thành (cựu thiếu sinh quân), bà Đặng Bích Phượng (Phương Bích), .
05 Tháng bảy 2011
Giáo sư Ngô Đức Thọ thuộc viện Hán Nôm thì cho rằng với con số một vài trăm người không thể so sánh với các cuộc biểu tình ở ngoại quốc vì tinh thần người đi biều tình tại Việt Nam thật ra không thể đánh giá bằng con số, ...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến