Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

'Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã'


Cập nhật: 16:06 GMT - thứ ba, 12 tháng 2, 2013
Dân Liên Xô lật đổ tượng Lenin sau một loạt biến cố chính trị hồi thập niên 90
Một đảng viên cộng sản cao cấp và kỳ cựu trong ngành truyền thông Việt Nam kêu gọi ‘mở rộng dân chủ hóa’ngay trong Đảng để tránh tình trạng “thụ động khoanh tay nhìn mất Đảng” như đã từng xảy ra ở Liên Xô cũ.
Cùng lúc, một cựu quan chức Văn phòng Quốc hội cũng lên tiếng đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn quyền của dân với Đảng.
Nhắc lại ví dụ Liên bang Xô Viết tan rã mà không đảng viên nào cứu, nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng bày tỏ lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng Cộng sản mà ông là một thành viên cao cấp trong nhiều năm qua.

Đứng nhìn Đảng tan rã?

Trả lời Bấmbáo Việt Nam, nhà báo nổi tiếng Hữu Thọ, sinh năm 1932, tự hỏi khi nhắc lại chuyện Liên Xô:
“Tôi vẫn băn khoăn, vì phân tích như thế thì đông đảo đảng viên vô can ư? Tình trạng thụ động của gần 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô trước tình trạng tan rã của Liên bang và sự sụp đổ của Đảng nói lên điều gì?”
Có vẻ không đồng ý với cách nhìn hiện nay ở Nga và châu Âu rằng sự tan rã của Liên Xô đã mở đường cho một nước Nga mới quay trở về các giá trị truyền thống của họ, ông Hữu Thọ chú ý nhiều hơn đến số phận của Đảng Cộng sản “có truyền thống vẻ vang suốt tám thập kỷ”:
“Và vì sao hơn 200 triệu dân Xô Viết không bảo vệ Đảng trong lúc nước sôi lửa bỏng?”
Nhưng ông cũng nêu ra bài học đó để nhân dịp Năm Mới Quý Tỵ cảnh báo các đảng viên ở Việt Nam hiện nay:
“Phân tích sự tan rã của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chúng ta lại nhớ tới lời cảnh báo của Lênin đại ý, không ai có thể đánh đổ chúng ta nếu ta không mắc sai lầm…”

"Quan hệ giữa người Đảng viên bình thường và người lãnh đạo đang có xu hướng gia tăng khoảng cách"
Cựu ủy viên trung ương Đảng, Hữu Thọ
Về thực trạng trong Đảng ở Việt Nam, ông thừa nhận giai đoạn đồng cam cộng khổ đã qua đi và nói:
“Tôi nhận thấy quan hệ giữa người Đảng viên bình thường và người lãnh đạo đang có xu hướng gia tăng khoảng cách, không còn được như thời chúng ta là những người đồng chí với nhau chung một chiến hào”.
Ông cũng lấy kinh nghiệm hàng chục năm tuổi Đảng ra để nhận xét rằng cơ chế quyền lực tại Việt Nam không thể hiện được hết quyền làm chủ của dân và của chính đảng viên:
“Chúng ta là đảng viên, không ít người là cán bộ có vị trí kha khá, có khi là đại biểu dự mấy kỳ đại hội Đảng, được tham gia thảo luận và biểu quyết đường lối và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, nhưng sau đó không còn có cơ chế thực tế có hiệu lực nào để tiếp tục đóng góp, kiểm tra ngay cơ quan lãnh đạo do mình bầu ra.”
Ông Hữu Thọ cũng vẫn tiếp tục kêu gọi góp ý kiến chống tham nhũng, suy thoái nhưng cũng thừa nhận rằng “người tích cực thì gửi thư góp ý nhưng không mấy khi có hồi âm”.
Nhắc lại các bài học thời phong kiến đã qua từ lâu để nói về trách nhiệm của bầy tôi trung ‘can gián’ vua chúa không làm bậy, ông Hữu Thọ cũng nhấn mạnh đến góc độ luân lý, đạo đức của vấn đề suy thoái mang tính hệ thống hiện nay tại Việt Nam.
Ông đề nghị “ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao” và lên án “những biểu hiện mới của chủ nghĩa cơ hội”.

Nhiều tiếng nói

"Sau Hiến pháp sẽ tiến hành xây dựng Luật về sự lãnh đạo của Đảng"
Ông Vũ Mão
Trong đợt lấy ý kiến nhân dân cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho tới hết tháng 3 năm nay ở Việt Nam, nhiều trí thức, nhân sỹ và cựu quan chức theo các xu hướng khác nhau đã lên tiếng với truyền thông về quan điểm của họ, chủ yếu nói về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Các báo đầu năm ở Việt Nam cũng vừa đưa tin ông Vũ Mão, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn sự giám sát của dân với Đảng.
Ông Vũ Mão được báo Việt Nam trích lời nói, theo ông, điều 4 cần có nội dung theo trình tự sau:
“Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân; việc giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình, do luật định.”
Ông Vũ Mão tin rằng viết như vậy có nghĩa là, sau Hiến pháp sẽ tiến hành xây dựng Luật về sự lãnh đạo của Đảng, văn bản hiện cũng chưa có tại Việt Nam.
Trước đó, trong một hội thảo 'Xây dựng Đảng' ở Hà Nội, giáo sưBấmNguyễn Văn Huyên cũng cảnh báo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
Giáo sư Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học nói rằng "khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến