Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc Farida Shaheed (Ảnh: Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền)
Tuyên bố tại Hà Nội ngày 29/11/2013, sau khi kết thúc chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam, bà Shaheed kêu gọi chính phủ Việt Nam « mở rộng không gian cho người dân bày tỏ quan điểm và để họ có thể đóng góp những kiến thức, kể cả kiến thức về truyền thống văn hóa, cho công cuộc phát triển đất nước ».
Theo lời báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam « đang ở vào một thời điểm quan trọng » và đã đến lúc những tiến bộ « gây ấn tượng » của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nên được bổ sung bằng việc mở rộng không gian cho tranh luận công khai và đa nguyên.
Bà Shaheed tuyên bố : « Việt Nam cũng phải mở rộng tự do sáng tác nghệ thuật và tự do nghiên cứu học thuật ». Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền văn hóa bày tỏ mối quan ngại về việc ở Việt Nam không có nhà xuất bản tư nhân, vì điều này làm giảm đáng kể cơ hội cho những tiếng nói độc lập được phổ biến.
Bà Shaheed cũng quan ngại về việc chỉ có một sách giáo khoa lịch sử duy nhất được dạy trong các trường học ở Việt Nam. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng, việc giảng dạy lịch sử phải giúp phát triển tư tưởng phê phán, sự học hỏi mang tính phân tích và sự tranh luận, như điều mà bà đã khuyến nghị trong báo cáo gần đây nhất gởi lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng 08/2013.
Chuyên gia Shaheed còn tuyên bố rất quan ngại trước việc nhiều văn nghệ sĩ bị quản thúc tại gia, bị sách nhiễu hoặc giam giữ ở Việt Nam. Bà nhắc đến những trường hợp văn nghệ sĩ bị kết tội « tuyên truyền chống Nhà nước » chiếu theo điều 88 bộ Luật hình sự Việt Nam. Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc tuyên bố : « Tôi chân thành hy vọng là chính phủ sẽ xem xét lại chính sách để bảo đảm tự do hơn cho sáng tác nghệ thuật, đúng theo các chuẩn mực quốc tế ».
Theo dự kiến, vào năm tới, bà Farida Shaheed sẽ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc một báo cáo đầy đủ, với những kết quả điều tra và những khuyến nghị của bà về Việt Nam.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền văn hóa đưa ra những lời kêu gọi nói trên vào lúc chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp những tiếng nói độc lập trên mạng xã hội, với việc ban hành một nghị định mới về sử phạt hành chinh các vi phạm về thông tin trên mạng. Sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2014, nghị định này dự trù phạt từ 70 đến 100 triệu đồng những ai chỉ trích chính quyền trên mạng.
URL nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131202-bao-cao-vien-lhq-ve-quyen-van-hoa-keu-goi-tu-do-ngon-luan-o-viet-nam
Theo lời báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam « đang ở vào một thời điểm quan trọng » và đã đến lúc những tiến bộ « gây ấn tượng » của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nên được bổ sung bằng việc mở rộng không gian cho tranh luận công khai và đa nguyên.
Bà Shaheed tuyên bố : « Việt Nam cũng phải mở rộng tự do sáng tác nghệ thuật và tự do nghiên cứu học thuật ». Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền văn hóa bày tỏ mối quan ngại về việc ở Việt Nam không có nhà xuất bản tư nhân, vì điều này làm giảm đáng kể cơ hội cho những tiếng nói độc lập được phổ biến.
Bà Shaheed cũng quan ngại về việc chỉ có một sách giáo khoa lịch sử duy nhất được dạy trong các trường học ở Việt Nam. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng, việc giảng dạy lịch sử phải giúp phát triển tư tưởng phê phán, sự học hỏi mang tính phân tích và sự tranh luận, như điều mà bà đã khuyến nghị trong báo cáo gần đây nhất gởi lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng 08/2013.
Chuyên gia Shaheed còn tuyên bố rất quan ngại trước việc nhiều văn nghệ sĩ bị quản thúc tại gia, bị sách nhiễu hoặc giam giữ ở Việt Nam. Bà nhắc đến những trường hợp văn nghệ sĩ bị kết tội « tuyên truyền chống Nhà nước » chiếu theo điều 88 bộ Luật hình sự Việt Nam. Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc tuyên bố : « Tôi chân thành hy vọng là chính phủ sẽ xem xét lại chính sách để bảo đảm tự do hơn cho sáng tác nghệ thuật, đúng theo các chuẩn mực quốc tế ».
Theo dự kiến, vào năm tới, bà Farida Shaheed sẽ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc một báo cáo đầy đủ, với những kết quả điều tra và những khuyến nghị của bà về Việt Nam.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền văn hóa đưa ra những lời kêu gọi nói trên vào lúc chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp những tiếng nói độc lập trên mạng xã hội, với việc ban hành một nghị định mới về sử phạt hành chinh các vi phạm về thông tin trên mạng. Sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2014, nghị định này dự trù phạt từ 70 đến 100 triệu đồng những ai chỉ trích chính quyền trên mạng.
URL nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131202-bao-cao-vien-lhq-ve-quyen-van-hoa-keu-goi-tu-do-ngon-luan-o-viet-nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét