Theo trình bày của ông Phan Trung Lý, dù vẫn có ý kiến lấy tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng đa số ý kiến đại biểu và nhân dân đồng ý giữ tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Lý cho rằng, tên nước hiện nay « đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau khi đất nước thống nhất, đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận », nên việc giữ tên nước là cần thiết.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội giữ quy định về nội dung này trong điều 4 của bản dự thảo vì "đa số ý kiến tán thành". Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam đề nghị cần quy định rõ trong Hiến pháp là các lực lượng vũ trang có nghĩa vụ « trung thành của với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước ».
Ông Phan Trung Lý cũng đề nghị không bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo, bởi vì theo ông, « đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành », nên không cần thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Theo lời ông Phan Trung Lý, Ủy ban dự thảo cũng đề nghị không quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp, mà « đê luât quy đinh, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước ».
Trong bản dự thảo Hiến pháp được trình bày hôm nay, đất đai vẫn là « sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý» . Ủy ban dự thảo chỉ đề nghị quy định chặt chẽ việc thu hồi đất, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo chương trình kỳ họp, sáng mai, 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngày 5/11 và sáng 18/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường; đến sáng 28/11 sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.
Nhưng không ai chờ đợi là sau các phiên thảo luận đó sẽ có những sửa đổi căn bản trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và bản dự thảo này như vậy vẫn không tính đến những ý kiến của giới nhân sĩ trí thức, nhất là trong nhóm kiến nghị 72.
Nhóm này vào đầu tháng 6 vừa qua đã ra tuyên bố phản đối bản dự thảo Hiến pháp đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, tức kỳ họp trước, vì theo họ, bản dự thảo mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ đầu tháng 1 năm nay. Đặc biệt, nhóm kiến nghị 72 cho rằng, việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước là « biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ ».
Các nhân sĩ trí thức trong nhóm này cũng tố cáo « tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém » của việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, nhất là mọi ý kiến khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo « đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. »
Nguồn:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131022-hien-phap-moi-cua-viet-nam-se-khong-co-nhung-thay-doi-can-ban
Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội giữ quy định về nội dung này trong điều 4 của bản dự thảo vì "đa số ý kiến tán thành". Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam đề nghị cần quy định rõ trong Hiến pháp là các lực lượng vũ trang có nghĩa vụ « trung thành của với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước ».
Ông Phan Trung Lý cũng đề nghị không bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo, bởi vì theo ông, « đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành », nên không cần thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Theo lời ông Phan Trung Lý, Ủy ban dự thảo cũng đề nghị không quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp, mà « đê luât quy đinh, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước ».
Trong bản dự thảo Hiến pháp được trình bày hôm nay, đất đai vẫn là « sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý» . Ủy ban dự thảo chỉ đề nghị quy định chặt chẽ việc thu hồi đất, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo chương trình kỳ họp, sáng mai, 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngày 5/11 và sáng 18/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường; đến sáng 28/11 sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.
Nhưng không ai chờ đợi là sau các phiên thảo luận đó sẽ có những sửa đổi căn bản trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và bản dự thảo này như vậy vẫn không tính đến những ý kiến của giới nhân sĩ trí thức, nhất là trong nhóm kiến nghị 72.
Nhóm này vào đầu tháng 6 vừa qua đã ra tuyên bố phản đối bản dự thảo Hiến pháp đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, tức kỳ họp trước, vì theo họ, bản dự thảo mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ đầu tháng 1 năm nay. Đặc biệt, nhóm kiến nghị 72 cho rằng, việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước là « biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ ».
Các nhân sĩ trí thức trong nhóm này cũng tố cáo « tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém » của việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, nhất là mọi ý kiến khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo « đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. »
Nguồn:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131022-hien-phap-moi-cua-viet-nam-se-khong-co-nhung-thay-doi-can-ban
Như vậy vẫn rượu củ bình củ xài lại. Chỉ còn một cách là đập vỡ cái bình và đổ hết rượu xuống đất thôi
Trả lờiXóa