Theo tin từ mạng lưới phóng viên nhân dân đang theo dõi tin tức toàn thành phố Hà Nội, sáng 18/9/2012, UBND huyện Đông Anh mà lực lượng nòng cốt là Công an sẽ thực hiện cưỡng chế đất đai của bà con nông dân thôn Hà Khê- xã Vân Hà- huyện Đông Anh – Hà Nội. Thời gian gần đây, bà con nông dân khu vực này đã liên tục phản đối dự án sai trái do các quan tham nhũng vẽ ra để lấy đất ruộng của dân làm khu công nghiệp (do chính UBND huyện Đông Anh làm chủ đầu tư) nhưng thực chất sẽ biến tướng thành lô đất ở để bán chia nhau.
Phó Chủ tịch TP Hà Nội là Vũ Hồng Khanh đã nhận được tờ trình thay đổi mục đích sử dụng đất do UBND huyện Đông Anh trình. Chỉ nay mai, quyết định này do ông Khanh ban hành, ruộng của bà con sẽ chui tọt vào túi các quan tham. Dân mất đất. Quốc gia mất tài nguyên. Ngân sách nhà nước tốn tiền nuôi một lực lượng lớn các cơ quan chức năng chỉ để phục vụ quan tham nhũng tư lợi. Thuế của đất nước thất thu…
Rất mong được sự hiệp thông, giúp đỡ của cộng đồng.
Trong cơn tuyệt vọng, không thể trông cậy vào đâu, bà con nông dân đã dựng lều trại để canh giữ đất ruộng. Chiều qua (17/9/2012), Công an, Thanh tra huyện đã cử lực lượng xuông phá các lều trại này.
Lần lại lịch sử, Đông Anh là nơi sớm nhất trong cả nước đối đầu với Công an và Quân đội trong cuộc chiến chống cướp đất. Dự án sân golf Thọ Đa, Kim Nỗ từ thời Phạm Thế Duyệt làm Bí thư thành ủy (1995) đã dậy tiếng trong nước và quốc tế. Nhiều người nông dân vô tội (phần đông là phụ nữ) đã bị đánh đập, tù đày. Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự TP Hà Nội (ông Nguyễn Đức Bình) dưới sự chỉ huy của tướng Phạm Chuyên, lúc đó, thực sự là những hung thần đối với nông dân ở khu vực này. Sau một thời gian đi lên bằng xương máu của nhân dân, viên Đại tá Công an Nguyễn Đức Bình vừa được “trên” cho làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội. Như vậy, nông dân còn mong chờ gì công lý nơi Tòa này?
Trên địa bàn huyện Đông Anh, các dự án: cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân – sân bay Nội Bài, dự án cầu Đông Trù (Đông Hội, Lại Đà – quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng), rồi Nam Hồng, Vĩnh Ngọc, Vân Hà, Tiên Dương, Xuân Canh, Cổ Loa … đã đi vào lịch sử đấu tranh của nông dân nơi đây như những trang bi tráng, đau thương trong giai đoạn quá độ cả nước từ Chủ nghĩa xã hội tiến lên Tư bản dã man.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét