Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Thống đốc: 'Không để ngân hàng nào vỡ'


Cập nhật: 14:58 GMT - thứ bảy, 25 tháng 8, 2012
Ông Nguyễn Văn Bình
Theo ông Bình, chính phủ đã can thiệp kịp thời và hiệu quả
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói do dân trí chưa cao nên cần tái cấu trúc từ bên trong và bảo đảm không để ngân hàng nào đổ vỡ.
Ông Bình vừa có bài trả lời phỏng vấ́n báo Thanh Niên sau sự kiện cựu Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên và Tổng giám đốc Lý Xuân Hải của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) bị bắt tuần rồi.
Vụ bắt Bầu Kiên và sau đó là CEO Lý Xuân Hải đã khiến thị trường chứng khoán chao đảo, đồng thời dẫn tới hiện tượng người dân rút tiền ồ ạt từ ACB.
Tuy nhiên giới chức nói tình hình đã ổn định trở lại phần nào.
ACB nói trong ngày 24/8 số lượng người rút tiền đã giảm. Theo ngân hàng này, trong ngày thứ Sáu đã có hơn 5.000 giao dịch gửi mới với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng ở ACB.
Ông Nguyễn Văn Bình khẳng đị́nh chủ trương của chính phủ là "Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này".
Ông nói khi một ngân hàng 'gặp nạn' thì tất cả các ngân hàng khác phải cùng hỗ trợ và Ngân hàng Nhà nước "cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời".
"Không ở ngành nào tính hệ thống, tính liên kết cao như ngành ngân hàng," ông Bình được dẫn lời nói.
"Đó là lý do ngân hàng phải hoạt động theo phương châm 'một người vì mọi người, mọi người vì một người'."

Bơm tiền cho ngân hàng thương mại

Khi điều gọi là 'sự cố' xảy ra tại ACB, theo ông Bình, Nhân hàng Nhà nước đã nhanh chóng cam kết và bảo đảm thanh khoản cho ACB. Ông cũng nói các ngân hàng khác đã tham gia hỗ trợ ACB vượt qua khó khăn.
Ông thống đốc khẳng định "chủ trương hết sức quan trọng đã được công khai, minh bạch trong đề án tái cấu trúc ngân hàng là trong giai đoạn hiện nay, không để tổ chức tín dụng nào đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát".
Ông giải thích: "Do dân trí, tập quán ở Việt Nam chưa cao như ở một số nước... Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để ngân hàng lành mạnh lên".
"Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những ngân hàng yếu kém."
Tình trạng thị trường chứng khoán mất 5 tỷ đôla chỉ vài ngày sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, cũng như số tiền hàng trăm triệu đôla khách hàng cuống cuồng rút khỏi ACB trong mấy ngày đầu là hồi chuông báo động có tính chất sống còn cho nền kinh tế.
Chính phủ Việt Nam, ngoài trấn an người dân về hỗ trợ các ngân hàng thương mại, còn tìm cách ngăn chặn tin đồn gây ảnh hưởng về tâm lý.
Ngay về vụ bắt giữ ông Lý Xuân Hải báo chí cũng nhận cảnh báo nên nhiều lần đã đăng tin lên rồi lại rút xuống.
Hiện đang có tin nói các báo nhận chỉ đạo không đăng thêm tin về vụ Bầu Kiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến